Khái quát chung về tình hình hoạtđộng kinh doanhcủa Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0669 huy động tiền gửi dân cư tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn giang hưng yên II (Trang 43 - 61)

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Văn Giang Hưng Yên II

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn là một trong những hoạt động quan trọng nhất của các NHTM, không chỉ quyết định đến mọi hoạt động của Ngân hàng mà còn tác động đến toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, Chi nhánh luôn chú trọng hoạt động HĐV và xác định “tăng trưởng nguồn vốn trên cơ sở đảm bảo an toàn vốn”.

Bảng 2.1: Tình hình nguồn vốn huy động của Agribank Văn Giang giai đoạn 2018-2020

TCTD trong nước về HĐV ngày càng gay gắt khiến hoạt động HĐV của hệ thống các NHTM nói chung và Agribank nói riêng trở lên khó khăn hơn. Trước những biến động về lãi suất trên thị trường, Agribank chi nhánh Huyện Văn Giang Hưng Yên II đã chủ động thực hiện các biện pháp, cơ chế lãi suất linh hoạt để phù hợp với quan hệ cung - cầu vốn trên thị trường, điều chỉnh chênh lệch lãi suất giữa cho vay và huy động một cách phù hợp, nâng cao quản trị thanh khoản theo quy định, đảm bảo các hệ số an toàn và triển khai

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Vốn huy động KKH 79 4,24 85 3,91 115 4,21 2. Vốn huy động CKH 1.7 86 76 95, 902.0 09 96, 16 2.6 79 95, - VHĐ kỳ hạn dưới 12 tháng 85 8 45 47, 938 13 43, 65 1.0 39 - VHĐ kỳ hạn từ 12 tháng trở lên 9 01 48, 31 1.1 52 52, 96 1.5 51 56, 79 Tổng vốn huy động 1.8 65 100 752.1 100 31 2.7 100

thực hiện nhiều công cụ HĐV mới như: sản phẩm tiết kiệm an sinh, sản phẩm trả lãi định kỳ, hình thức tiết kiệm dự thưởng,.... Các biện pháp linh hoạt và chủ động trong điều chỉnh lãi suất đã giúp hạn chế tác động thị trường lên hoạt động HĐV, cải thiện hệ số sử dụng vốn, nâng cao chất lượng huy động và sử dụng vốn từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

Đơn vị tính: Tỷ đồng

■ Tồng vốn huy động

Biểu đồ 2.1: Quy mô nguồn vốn huy động của Agribank Văn Giang giai đoạn 2018-2020

(Nguồn: Báo cáo Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020

Hiện nay, tổng nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Huyện Văn Giang Hưng Yên II là lớn nhất trong tổng nguồn HĐV trên địa bàn huyện Văn Giang. Qua số liệu cho thấy, tổng nguồn HĐV của Chi nhánh có xu hướng tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2018, tổng nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Huyện Văn Giang Hưng Yên II đạt 1.865 tỷ đồng; đến năm 2019, con số này đạt là 2.175tỷ đồng, tăng tuyệt đối là 310 tỷ đồng (tương đương tăng 16,62%) so với năm 2018; Năm 2020, tổng nguồn vốn của Chi nhánh là 2.731 tỷ đồng, tăng tuyệt đối là 556 tỷ đồng so với 2019, cao gấp gần 1,5 lần so với năm 2018 và tăng lên 25,56% so với năm 2019. Những con số trên đã cho thấy sự hiệu quả trong hoạt động HĐV của Chi nhánh. Trải qua 22 năm không ngừng lỗ lực, phấn đấu Agribank chi nhánh Huyện Văn Giang Hưng Yên II đã lấy được niềm tin, sự tin tưởng của người dân trên địa bàn, dần nâng cao uy tín, vị thế và năng lực canh tranh của mình trên địa bàn, có năng lực mạnh trong hoạt động. Nguồn HĐV của Chi nhánh qua các năm có xu hướng tăng trưởng mạnh và tăng trưởng mạnh nhất vào năm 2020 với tổng nguồn vốn vốn đạt trên 2.730 tỷ đồng. Để đạt được điều này, Chi nhánh đã đa dạng nhiều hình thức HĐV khác nhau như: TGTT, TGTK, tiền gửi CKH, tiền gửi KKH, phát hành GTCG (trái phiếu). Đặc biệt là dưới tác động của đại dịch Covid 19 từ đầu năm 2020 thì tiền gửi trực tuyến đang được Agribank chi nhánh huyện Văn Giang Hưng Yên II tập trung phát triển.

Cơ cấu nguồn huy động vốn phân theo kỳ hạn:

Bảng 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Agribank Văn

Giang giai đoạn 2018-2020

Dựa vào bảng số liệu 2.2 ta có biểu đồ phản ánh cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn như sau:

Biểu đồ 2.2: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của Agribank Văn Giang giai đoạn 2018-2020

(Nguồn: Báo cáo Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020)

Qua bảng 2.2 có thể thấy, nguồn vốn KKH của Chi nhánh tuy vẫn còn thấp nhưng đã có sự tăng trưởng qua các năm, đặc biệt là năm 2020. Tỷ trọng của nguồn vốn này vẫn ở mức thấp trong tổng nguồn HĐV nhưng tương đối ổn định qua các năm. Năm 2018, HĐV KKH là 79 tỷ đồng, chiếm 4,24% tổng nguồn vốn. Năm 2019, con số này là 85 tỷ đồng chiếm 3,91% tổng nguồn vốn, tăng 6 tỷ đồng (tương đương 7,59%) so với năm 2018, đến năm 2020 đạt 115 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2019, chiếm 4,21% trong tổng nguồn HĐV năm 2020. Sự tăng trưởng của nguồn HĐV KKH về khối lượng cho thấy công tác đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các SPDV thanh toán, phân phối tiếp thị, và cung ứng dịch vụ tiện ích đạt hiệu quả cao, đáp ứng được các yêu cầu ngày càng cao của các TCKT và toàn thể dân cư trên địa bàn, từ đó giúp Chi nhánh thu hút tối đa nguồn tiền này. Đây là nguồn vốn giá rẻ nên sẽ làm giảm chi phí huy động, từ đó tăng hiệu quả HĐKD của ngân hàng. Tuy nhiên, do

trọng (%) tiền trọng (%) trọng (%)

KH có thể rút ra bất cứ lúc nào nên tính ổn định khá thấp. Do vậy, Chi nhánh cần có phương án dự trữ một nguồn tiền để đảm bảo khả năng thanh toán của Chi nhánh và đảm bảo HĐKD được ổn định.

Trong tổng nguồn HĐV của Chi nhánh, nguồn vốn CKH luôn có tỷ lệ lớn nhất (trên 95%) trong cả 3 năm từ năm 2018 đến năm 2020. Số liệu bảng 2.2 cho thấy, năm 2018, HĐV CKH đạt 1.786 tỷ đồng, chiếm 95,76% tổng nguồn HĐV; đến năm 2019, con số này đạt 2.090 tỷ đồng chiếm 96,09% và đến năm 2020, nguồn vốn CKH tăng lên đến 2.616 tỷ đồng chiếm 95,79% tổng nguồn HĐV của Chi nhánh. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, giúp Chi nhánh thực hiện các hoạt động cho vay, đầu tư nhằm tạo ra nguồn thu nhập, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn từ đó tạo điều kiện để mở rộng HĐKD.

Với sự tăng trưởng đêu đặn của nguồn HĐV CKH qua các năm cho thấy Chi nhánh đã có những chính sách linh hoạt, sáng tạo như: cung cấp nhiều SPDV phù hợp với điều kiện và nhu cầu của KH, tăng cường hoạt động marketing, thay đổi phong cách giao dịch, chú trọng công tác chăm sóc Kll... đã góp phần nâng cao uy tín trong HĐKD của chi nhánh. Năm 2020 tăng 526 tỷ đồng (tương đương 25%) so với năm 2019. Trong đó, nguồn vốn CKH dưới 12 tháng tăng 13% và nguồn vốn CKH từ 12 tháng trở lên tăng 35% so với 2019.

Nguồn HĐV dưới 12 tháng của Chi nhánh dù không có sự thay đổi đáng kể về tỷ trọng nhưng lại có sự gia tăng đáng kể về mặt giá trị. Năm 2018, nguồn HĐV dưới 12 tháng của Chi nhánh đạt 885 tỷ đồng, năm 2019 con số này tăng lên 938 tỷ đồng và năm 2020 đạt ngưỡng 1.065tỷ đồng.

Trái với nguồn HĐV dưới 12 tháng, nguồn HĐV từ 12 tháng trở tăng đáng kể cả số tuyệt đối và tương đối. Cụ thể, năm 2018 đạt 901 tỷ đồng, chiếm 48,31% tổng nguồn HĐV của ngân hàng, năm 2019 tăng lên 1.152 tỷ đồng, chiếm 52,97% và đến năm 2020, con số này tăng lên 1.551 tỷ đồng, chiếm 56,79%. Tỷ trọng nguồn HĐV từ 12 tháng trở tăng là do sự thay đổi lãi suất huy động trên thị trường vốn, đặc biệt là trong năm 2020 và đầu năm 2021, do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, nền kinh tế bị đình trệ đã ảnh hưởng đến quyết định gửi tiền của KH. Nguồn HĐV CKH từ 12 tháng trở lên tăng giúp chi nhánh có nguồn vốn dồi dào, ổn định cho hoạt động cho vay, đầu tư, tuy nhiên chí phí để HĐ nguồn vốn này cũng tăng do lãi suất kỳ hạn này cao hơn, ảnh hưởng đến kết quả HĐKD của chi nhánh. Do đó, chi nhánh cần có kế hoạch giảm tỷ trọng nguồn HĐV CKH từ 12 tháng trở lên trong tổng nguồn vốn để nâng cao kết quả HĐKD của Chi nhánh.

Số liệu bảng 2.2 cũng cho thấy xu hướng HĐV theo kỳ hạn của Chi nhánh có sự thay đổi. Trong khi nguồn vốn KKH có sự gia tăng về mặt giá trị trong tổng nguồn HĐV thì nguồn HĐV CKH trên 12 tháng lại có xu hướng tăng dần cả về giá trị và tỷ trọng và tăng đều qua các năm. Điều này cho thấy Chi nhánh đã chủ động trong việc thực hiện chính sách HĐV linh hoạt và phù hợp với sự thay đổi của thị trường trong từng giai đoạn cụ thể nhằm huy động ngày càng nhiều nguồn vốn dư thừa trong nền kinh tế (đạt hơn 2.700 tỷ trong năm 2020).

Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế:

Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế của

Agribank Văn Giang giai đoạn 2018-2020

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Tông Dư nợ cho vay 1.08

5 1.125 1.18 1 Tốc độ phát triển định gốc 100 % 103,69 % 108,85 %

Tốc độ phát triển liên hoàn 100 %

103,69 %

104,98 %

Qua bảng 2.3 ta có biểu đồ phản ánh cơ cấu nguồn huy động vốn thành phần kinh tế như sau:

100,00% 90,00% 80,00% 70,00% 60,00% 50,00% 40,00% 30,00% 20,00% 10,00% 0,00% ^/$5,44% 95,68% 95,28%

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

■Tiền gửi dân cư

■Tiền gửi TCKT

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế của Agribank Văn Giang giai đoạn 2018-2020

(Nguồn: Báo cáo Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020)

Qua Bảng 2.3, có thể thấy nguồn tiền huy động từ dân cư là hình thức HĐV chủ yếu của Chi nhánh. Trong cả 3 năm, nguồn vốn này luôn có tỷ lệ cao nhất trong tổng nguồn HĐV của Chi nhánh (trên 95%). Năm 2018, HĐV của dân cư đạt 1.780 tỷ đồng chiếm 95,44%; đến năm 2019 đạt 2.081 tỷ đồng chiếm 95,68% và đến năm 2020 đạt 2.602 tỷ đồng, chiếm 95,28% tổng nguồn HĐV. Tuy giá trị tuyệt đối của nguồn HĐV từ dân cư có sự tăng trưởng nhưng tỷ trọng của nguồn vốn này lại có chiều hướng giảm qua các năm. Nguyên nhân là do có sự tăng trưởng và chuyển dịch của nguồn HĐV từ các doanh nghiệp và các TCKT. Năm 2018, Chi nhánh huy động được 85 tỷ đồng từ các tổ chức, chiếm 4,56% tổng HĐV. Đến năm 2019, con số này đạt 94 tỷ đồng, chiếm 4,32% nhưng đến năm 2020, con số này là 129 tỷ đồng, chiếm 4,72% tổng HĐV. Những con số trên đã cho thấy sự tăng trưởng mạnh cả về tỷ trọng và giá trị khẳng định uy tín của Agribank huyện Văn Giang Hưng Yên II trong HĐKD. Sự đa dạng và linh hoạt của các sản phẩm mà ngân hàng cung ứng như: thanh toán quốc tế, dịch vụ ngân hàng điện tử, ngân quỹ, thẻ, các dịch vụ nhờ thu tự động,... đang được thực hiện tốt và phù hợp với nhu cầu của các doanh nghiệp, TCKT trong hoạt động của mình.

Agribank huyện Văn Giang Hưng Yên II đã, đang và sẽ tiếp tục xây dựng các chiến lược và kế hoạch trong tương lai nhằm gia tăng nguồn vốn trên để thực hiên các HĐKD của Chi nhánh đông thời thực hiện đa dạng các sản phẩm, dịch vụ nhằm cung cấp cho KH.

2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn

Với chức năng làm trung gian tài chính trên thị trường tiền tệ, bên cạnh hoạt động HĐV thì hoạt động sử dụng vốn cũng đóng vai trò quan trọng trong HĐKD của ngân hàng. Là hoạt động chủ yếu của NHTM, công tác tín dụng là nguồn thu chính của các ngân hàng. Vậy nên, các NHTM luôn cố gắng đa dạng các sản phẩm cho vay nhằm đem lại thu nhập cho ngân hàng đồng cung ứng về vốn cho nền kinh tế.

Với hoạt động sử dụng vốn, Agribank chi nhánh huyện Văn Giang Hưng Yên II luôn thực hiện mục tiêu “tăng trưởng tín dụng gắn với nâng cao chất lượng tín dụng”.

Bảng 2.4: Tổng dư nợ cho vay của Agribank Văn Giang giai đoạn 2018- 2020

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Cho vay ngắn hạn 5 72 52, 72 526 46,75 5 71 48,35 Cho vay trung, dài

hạn 13 5 28 47, 599 53,25 10 6 51,65

Tổng dư nợ cho

vay 1.085 00 1 1.125 100 1.181 100

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

♦ Dư nợ cho vay

(Nguồn: Báo cáo Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020)

Biều đồ 2.4: Quy mô dư nợ cho vay của Agribank Văn Giang giai đoạn 2018-2020

Qua bảng 2.4, có thể thấy, tổng dư nợ tín dụng từ năm 2018-2020 tăng lên. Năm 2018 dư nợ cho vay đạt 1.085 tỷ đồng, năm 2019 đạt 1.125 tỷ đồng, tăng 40 tỷ đồng (tương đương 3,69%) so với năm 2018; đến năm 2020 đã tăng lên là 1.181 tỷ đồng, tăng 56 tỷ đồng (tương đương 4,98%) so với năm 2019. Sự tăng trưởng của hoạt động tín dụng trong thời gian qua đã cho thấy những cố gắng, lỗ lực của Chi nhánh mặc dù ảnh hưởng của dịch bệnh và các ngân hàng liên tục đưa ra các mức lãi suất cho vay cạnh tranh để thu hút KH khiến sự cạnh tranh trong hoạt động cho vay giữa các ngân hàng trên địa bàn càng trở lên gay gắt. Trước tình hình đó, Chi nhánh đã chủ độngtrong công tác tìm kiếm, mở rộng các mối quan hệ với các KH trong cũng như ngoài địa bàn, đặc biệt là với KHDN và hộ sản xuất, mở rộng hoạt động cấp tín dụng cũng như các sản phẩm tín dụng để phù hợp với sự thay đổi của nền kinh tế.

Xét cơ cấu dư nợ cho vay theo thời gian

Bảng 2.5.Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn của Agribank Văn Giang giai đoạn 2018-2020

như sau: 54,00% 53,00% 52,00% 51,00% 50,00% 49,00% 48,00% 47,00% 46,00% 45,00% 44,00% 43,00%

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

■Cho vay ngắn hạn

■Cho vay trung, dài hạn

Biểu đồ 2.5: Cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn vay của Agribank Văn Giang giai đoạn 2018-2020

(Nguồn: Báo cáo Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020

Chỉ tiêu

Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Cho vay KHCN 1.0 02 35 92, 1.030 91,55 1.077 91,19 Cho vay KHDN 83 7, 65 95 845 104 8,81 Tổng dư nợ cho vay 1.0 85 10 0 1.125 100 1.181 100

cho vay của Chi nhánh. Cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn chiểm tỷ lệ luôn gần bằng nhau qua các năm, tỷ lệ cho vay ngắn hạn có xu hướng giảm xuống và tỷ lệ cho vay trung và dài hạn tăng lên trong những năm gần đây, tuy nhiên cơ cấu nợ của chi nhánh vẫn tương đối ổn định và cân bằng giữa 2 kỳ hạn. Năm 2018, cho vay ngắn đạt 572 tỷ đồng chiếm 52,72% trên tổng dư nợ; trong khi đó dư nợ đầu tư trung và dài hạn là 513 tỷ đồng chiếm 47,28%. Đến năm 2019, cho vay ngắn hạn giảm xuống còn 526 tỷ đồng chiếm 46,75% tổng dư nợ và năm 2020 cho vay ngắn hạn tăng lên 571 tỷ đổng chiếm 48,35% tổng dư nợ vào năm 2020. Tỷ lệ cho vay ngắn hạn của Agribank chi nhánh huyện Văn Giang Hưng Yên II luôn đạt ở mức cao là do đặc thù HĐKD trên địa bàn.

Dư nợ cho vay trung và dài hạn trong gian đoạn 2018-2020 dù vẫn có tỷ lệ tương đối cao và đang có xu hướng tăng lên. Năm 2019, cho vay trung, dài hạn đạt 599 tỷ đông, tăng 86 tỷ đồng (tương ứng 17,76%) so với năm 2018 và đến năm 2020 con số này tăng lên 610 tỷ đồng, chiếm 51,65% tổng dư nợ tăng 11 tỷ đồng (tương ứng là 1,83%) so với năm 2019.

Có thể thấy, cơ cấu cho vay của Chi nhánh đang có sự thay đổi, giảm tỷ lệ cho vay ngắn hạn và tăng tỷ lệ cho vay trung, dài hạn. Những thay đổi trong tỷ trọng cho vay của ngân hàng Agribank chi nhánh huyện Văn Giang Hưng Yên II cho thấy Chi nhánh đã có chính sách phù hợp giữa HĐV trung dài hạn với sử dụng nguồn vốn dài hạn để bổ sung cho nhau, hoạt động đầu tư

Một phần của tài liệu 0669 huy động tiền gửi dân cư tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện văn giang hưng yên II (Trang 43 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(120 trang)
w