dân cư tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Chi nhánh huyện Văn Giang Hưng Yên II
Vi trí địa lý:
Huyện Văn Giang nằm ở phía bắc của tỉnh Hưng Yên, bên bờ tả ngạn sông Hồng, cách thành phố Hưng Yên 40km về phía bắc, cách trung tâm thành phố Hà Nội 20km về phía đông nam. Phí bắc giáp huyện Gia Lâm, phía tây giáp huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội lấy sông Hồng làm ranh giới tự nhiên, phía đông giáp huyện Yên Mỹ và huyện Văn Lâm, phía nam giáp huyện Khoái Châu, nằm trên tuyến quốc lộ 5A, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và tuyến đê sông Hồng”.
Với vị trí địa lý, giao thông thuận lợi đã tạo nhiều lợi thế về giao lưu kinh tế - văn hoá - xã hội với các địa bàn trong tỉnh, với thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong cả nước, có nhiều cơ hội thu hút đầu tư để phát triển các ngành kinh tế - xã hội thực hiện nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Hiện nay, toàn huyện có 11 đơn vị hành chính (gồm 10 xã và 01 thị trấn) với tổng diện tích 71,79km2. Tổng dân số tính đến thời điểm 01/04/2019 của toàn huyện là 119.313 người.
Đặc điểm địa hình:
Huyện Văn Giang nằm trong vùng Đồng bằng châu thổ sông Hồng, có địa hình tương đối bằng phẳng, hướng dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam với tỷ lệ trung bình là 14cm∕km.
Tự Đức nên độ cao đất đai trong huyện không đồng đều và hình thành các dải cao thấp khác nhau theo dạng hình sóng. Đất có địa hình cao thuộc các xã Xuân Quan, Mễ Sở, Liên Nghĩa, Thắng Lợi, Cửu Cao và thị trấn Văn Giang. Đất có địa hình thấp thuộc các xã Phụng Công, Long Hưng, Tân Tiến, Nghĩa Trụ và Vĩnh Khúc.
Với địa hình trên, Văn Giang có lợi thế trong việc phát triển đa dạng các sản phẩm nông nghiệp cung cấp cho thị trường trong và ngoài huyện, đồng thời còn có tiềm năng phát triển đô thị”.
Điều kiện khí hậu:
Huyện Văn Giang có khí hậu nhiệt đới gió mùa với 4 mùa rõ rệt. Tuy nhiên nền nhiệt giữa các mùa không chênh lệch nhiều (trung bình hàng tháng là
230C). Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ dao động hàng tháng
từ 250-280.Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ dao động từ 150-
210. Số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.450 giờ, lượng mưa trung bình
1.575mm, độ bốc hơi bình quân 886mm. Độ ẩm không khí từ 80-90%” [13]. Có thể nói điều kiện khí hậu thủy văn rất thuận tiện cho Văn Giang phát triển sản xuất nông nghiệp, thâm canh gối vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi.
Tình hình Kinh tế - Xã hội:
Năm 2019, Theo “Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 và mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp năm 2020”,Huyện Văn Giang thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2019 trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng chậm lại với các yếu tố rủi ro, thách thức gia tăng, đặc biệt là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung; trong nước, nên kinh tế tiếp tục chuyển biển tích cực, lạm phát được kiểm soát nhưng cũng đối mặt không ít khó khăn với thời tiết diễn biến phức tạp, dịch tả lợn Châu Phi lây lan trên diện rộng, ... Với quyết tâm hoàn thành vượt các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đã
đề ra, ngay từ đầu năm, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo điều hành quyết liệt, toàn diện những nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội, cùng với sợ nỗ lực phấn đấu cùng các ngành, địa phương, các thành phần kinh tế và nhân dân trong huyện, kinh tế - xã hội của huyện năm 2019 đã đạt được các kết quả khá toàn diện, cụ thể: tốc độ tăng giá trị sản xuất đạt 16,6% (kế hoạch 16,3%) trong đó Nông nghiệp đạt 2,7%, Công nghiệp - Xây dựng đạt 19,3%, Thương mại - Dịch vụ đạt 18,7%; Cơ cấu kinh tế (Nông nghiệp - CNXD - TMDV) là: 9% - 43% - 48% (kế hoạch 10% - 40% - 50%); Tổng giá trị sản xuất (giá thực tế): 22.282 tỷ đồng (đạt 114,6% kế hoạch); Thu ngân sách nhà nước đạt gần 603 tỷ đồng; Giá trị thu trên 1ha đất canh tác: 272,2 triệu đồng (đạt 108% kế hoạch), Tổng giá trị sản phẩm bình quân đầu người: 77,9 triệu đồng (đạt 113% kế hoạch); tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: 0,95% (kế hoạch 0,95%); Tỷ lệ hộ nghèo: 1,77% (kế hoạch 1,77%); Số làng văn hóa: 83 làng (kế hoạch 84 làng); Trường chuẩn quốc gia: 32 trường (kế hoạch 31 trường); Chuẩn quốc gia về y tế: 11 đơn vị (kế hoạch 11 đơn vị); Xây dựng nông thôn mới: 02/10 xã được đoàn thẩm tra của tỉnh đánh giá đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao và huyện được công nhận chuẩn Nông thôn mới năm 2018 (đạt 100% kế hoạch). Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế: 86,4% (đạt 103% kế hoạch).
Năm 2020, gặp rất nhiều khó khăn thách thức do đại dịch Covid - 19 diễn biến nhanh, phức tạp, nghiêm trọng và lan rộng trên nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, làm cho sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, lưu thông hàng hóa bị gián đoạn, thị trường đầu vào và đầu ra của doanh nghiệp bị thu hẹp, giá trị sản xuất ngành thương mại, dịch vụ suy giảm mạnh, các hoạt động dịch vụ vận tải, giáo dục và đào tạo, vui chơi, giải trí phải tạm dừng, ... trước tình hình đó, với tinh thần “chống dịch như chống giặc” và thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội; tình hình kinh tế -
Tiền gửi dân cư 1.780 2.081 2.602 301 16,9
1 521 25,04
xã hội của huyện đã đạt được kết quả khả quan: Trong 6 tháng đầu năm 2020, tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng 13,8% so với cùng kỳ năm trước; Tổng giá trị sản xuất (giá thực tế): 5.986 tỷ đồng đạt 58,3% kế hoạch; Cơ cấu kinh tế (Nông nghiệp - Công nghiệp xây dựng - Thương mại dịch vụ): 13% - 45% - 42% (kế hoạch 9% - 45% - 46%); nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước trên địa bàn 372,999 tỷ đồng, đạt 59,6% dự toán năm (tăng 86,7% so với cùng kỳ năm 2019); Thu nhập bình quân đầu người: 38,7 triệu đồng đạt 44,9% kế hoạch năm; Giá trị thu/ha canh tác: 161,2 triệu đồng, đạt 56,9% kế hoạch năm; có 34 trường đạt chuẩn quốc gia, 83/86 làng đạt chuẩn làng văn hóa và 11 đơn vị đạt chuẩn quốc gia về y tế.