nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Huyện Văn Giang Hưng Yên II
2.2.4.1. Quy mô và tốc độ tăng tiền gửi dân cư
Với vai trò làm trung gian thanh toán, NHTM là cầu nối giữa các chủ thể trong nền kinh tế, tập trung vốn và chuyển vốn từ nơi nhàn rỗi để cung ứng vào nơi thiếu vốn, qua đó đáp ứng nhu cầu về vốn của mọi thành phần kinh tế trong xã hội. Thực tế cho thấy, muốn phát triển nền kinh tế một cách bền vững và lâu dài thì phải có hoạt động đầu tư, mà muốn có vốn đầu tư phải có tiết kiệm mà nguồn tiết kiệm là từ dân cư là quan trọng nhất. Do vậy, hoạt động HĐV từ dân cư là nhiệm vụ quan trọng không chỉ của riêng Agribank chi nhánh huyện Văn Giang Hưng Yên II mà còn là của toàn của hệ thống NHTM.
Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên Agribank chi nhánh huyện Văn Giang Hưng Yên II luôn ý thức được rằng tăng trưởng nguồn HĐV từ dân cư luôn là nhiệm vụ quan trọng, chủ chốt và được quan tâm hàng đầu bởi hoạt động này ảnh hưởng tới hàng loạt các nghiệp vụ khác của Chi nhánh như sử dụng vốn, thanh toán, chuyển tiền... Hiện nay, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư trên địa bàn huyện Văn Giang là khá lớn nhưng số lượng tiền dư thừa của người dân được gửi tiết kiệm vào Agribank chi nhánh huyện Văn Giang Hưng Yên II còn rất khiêm tốn. Biết được điều đó, Chi nhánh đã tích cực thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ dân cư , giúp nguồn HĐV được ngày càn g nhiều hơn để. Nguồn HĐV từ dân cư của Chi nhánh trong những năm qua được thể hiện qua bảng số liệu sau:
Bảng 2.8: Tình hình huy động dân cư của Agribank Văn Giang giai đoạn 2018-2020
tiền (%) trọng (%) trọng (%) 1. Không kỳ hạn 91 5,11 146 7,02 233 8,95 2. Có kỳ hạn 1.689 94,89 1.935 92,98 2.369 91,05
Tổng tiền gửi dân cư
1.780 100 2.081 100 2.602 100
(Nguồn: Báo cáo Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020)
Qua bảng số liệu 2.8 ta có biểu đồ phản ánh như sau:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biều đổ 2.8: Quy mô tiền gửi dân cư của Agribank Văn Giang giai đoạn 2018-2020
(Nguồn: Báo cáo Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020)
Quy mô tiền gửi dân cư của Chi nhánh đều có sự tăng trưởng qua các năm, với tốc độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước. Năm 2018, tiền gửi dân cư đạt 1.780 tỷ đồng. Sang năm 2019, tiền gửi dân cư của Chi nhánh đạt 2.081 tỷ đồng, tăng trưởng 16,91% tương ứng tăng 301 tỷ đồng so với năm 2018. Năm 2020 quy mô tiền gửi dân cư đạt 2.602 tỷ đồng, tăng 521 tỷ đồng tương ứng tăng 25,04% so với năm 2019.
Sự tăng trưởng về giá trị đã cho thấy những chính sách mà Chi nhánh đưa ra đã phát huy hiệu quả. Chi nhánh đã có những định hướng tìm kiếm KH cùng với chính sách chăm sóc KH đúng đắn kết hợp với hoạt động marketing các sản phẩm mang tính tiện ích giúp KH tích kiệm được thời gian giao dịch thông qua ứng dụng ngân hàng hiện đại. Bên cạnh đó, đội ngũ giao dịch nắm chắc chuyên môn, nghiệp vụ, trẻ trung, năng động, được đào tạo về phong cách giao dịch và kỹ năng giao tiếp nhằm nhằm nắm bắt tâm lý KH. Những yếu tố đó đã giúp Chi nhánh tăng trưởng tiền gửi dân cư trong thời gian qua.
2.2.4.2. Cơ cấu tiền gửi dân cư
- Cơ cấu tiền gửi dân cư theo thời hạn:
Bảng 2.9: Cơ cấu tiền gửi dân cư theo thời hạn của Agribank Văn Giang
giai đoạn 2018-2020
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Số tiền trọngTỷ (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) 1. Nội tệ 1.686 94,72 1.998 96,01 2.552 98,08
2. Ngoại tệ quy đổi 94 528 83 399 50 1,92
Tổng tiền gửi dân
cư 1.780 100 2.081 100 2.602 100
Từ bảng 2.9 có biểu đồ phản ánh cơ cấu tiền gửi dân cư theo kỳ hạn như sau:
■Tiền gửi không kỳ hạn
■Tiền gửi có kỳ hạn
Biều đồ 2.9: Cơ cấu tiền gửi cư dân theo kỳ hạn của Agribank Văn Giang giai đoạn 2018-2020
(Nguồn: Báo cáo Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020)
Qua bảng 2.9, có thể thấy trong tổng nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư có sự chênh lệch khá lớn giữa tiền gửi CKH và tiền gửi KKH. Tiền gửi CKH chiếm tỷ trọng chủ yếu vì mục đích chính của người dân trên địa bàn khi gửi tiền vào ngân hàng để tích lũy để sử dụng cho các kế hoạch trong tương lai và hưởng lãi suất cao. Huy động CKH luôn được duy trì ở tỷ lệ cao, trên 90% trong tổng tiền gửi dân cư. Năm 2018, tiền gửi CKH từ dân cư đạt 1.689 tỷ đồng, chiếm 94,89%. Đến năm 2019, tiền gửi CKH tăng lên, đạt 1.935 tỷ đồng, tăng 246 tỷ đồng (tăng 14,56%) so với năm 2018. Năm 2020, tiền gửi CKH tăng lên đến 2.369 tỷ đồng, tăng 434 tỷ đồng (tương đương 22,43%) so với năm 2019. Tuy nhiên, tỷ trọng tiền gửi CKH đang có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2018-2020. Năm 2019, tiền gửi CKH chiếm 92,99% tổng tiền gửi dân cư nhưng đến năm 2020, con số này chỉ còn
91,05%, giảm 3,84% so với năm 2018.
Trong khi đó, tiền gửi KKH lại có xu hướng tăng lên cả về mặt giá trị và tỷ trọng. Năm 2018, tiền gửi KKH chỉ có 91 tỷ đồng, chiếm 5,11% tổng tiền gửi dân cư. Năm 2019, tiền gửi KKH tăng lên 146 tỷ đồng (tăng 55 tỷ đồng) và tỷ trọng cũng tăng lên 1,9% so với năm 2018. Đến năm 2020, con số này tăng lên 233 tỷ đồng cao gấp 2,5 lần so với năm 2018 và gấp 1,6 lần so với năm 2019. Cùng với sự tăng lên về mặt giá trị thì tỷ trọng nguồn tiền gửi KKH cũng có xu hướng tăng lên. Năm 2018, tiền gửi KKH chỉ chiếm 5,11% trong tổng tiền gửi dân cư thì đến năm 2020, con số này đã tăng lên 8,95%, tăng 3,84% so với năm 2018.
HĐV CKH chiếm tỷ lệ cao là một lợi thế của Chi nhánh bởi đây là nguồn tiền gửi ít có sự biến động. Người dân khi gửi tiền vào ngân hàng thường có xu hướng đến kỳ hạn mới rút lãi hoặc rút hết số tiền gửi. Điều này giúp Chi nhánh sử dụng nguồn vốn một cách chủ động trong các hoạt động kinh doanh của mình mà không làm mất tính thanh khoản khi KH đến rút tiền.
- Cơ cấu tiền gửi dân cư theo loại tiền:
Bảng 2.10: Cơ cấu tiền gửi dân cư theo loại tiền của Agribank Văn Giang giai đoạn 2018-2020
Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tổng vốn huy động 1.865 2.175 2.731
Tiền gửi dân cư 1.780 2.081 2.602
Tỷ trọng tiền gửi dân cư/Tổng VHĐ (%) 95,44 95,68 95,28
Với mục tiêu đa dạng tiền gửi dân cư cho nên bên cạnh huy động bằng tiền VNĐ, Chi nhánh còn huy động thêm ngoại tệ là USD. Trong bảng 2.10 trên ta thấy rằng, trong cơ cấu nguồn tiền gửi dân cư, nguồn vốn huy động bằng VNĐ chiếm tỷ trọng chủ yếu. Nguồn tiền gửi nội tệ từ dân cư tăng trưởng hàng năm. Vốn huy động tiền gửi nội tệ năm 2018 đạt 1.686 tỷ đồng, chiếm 94,72% tổng tiền gửi dân cư; sang năm 2019 đạt mức 1.998 tỷ đồng, tỷ trọng tăng lên mức 96,01%. Đà tăng này tiếp tục trong năm 2020 khi tiền gửi nội tệ từ dân cư đạt 2.552 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 98,08%.
Đơn vị tính: %
Biều đồ 2.10: Cơ cấu tiền gửi cư dân theo loại tiền của Agribank Văn Giang giai đoạn 2018-2020
(Nguồn: Báo cáo Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020)
Nguồn vốn từ tiền gửi dân cư là USD quy đổi ra VNĐ nhỏ hơn nhiều so với VNĐ, chỉ chiếm 5,28% trong năm 2018, giảm còn 3,99% trong năm 2019 và năm 2020 cũng chỉ chiếm 1,92% trong tổng nguồn huy động tiền gửi dân cư.
2.2.4.3. Tỷ trọng tiền gửi dân cư
Nguồn vốn từ dân cư là nguồn vốn vố cùng quan trọng với Chi nhánh, luôn chiếm đến 95% tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh. Vì thế Ban lãnh đạo Agribank chi nhánh huyện Văn Giang Hưng Yên II luôn quan tâm sát sao với nhiều chính sách, biện pháp huy động được đưa ra như phát hành chứng chỉ tiền gửi cá nhân, tiết kiệm dự thưởng, triển khai nhiều sản phẩm với các kỳ hạn ứng với mức lãi suất phù hợp, chính sách lãi suất linh hoạt, chính sách lãi suất cạnh tranh, ... nhằm gia tăng nguồn vốn từ dân cư.
Tỷ trọng tiền gửi dân cư của Chi nhánh được thể hiện ở bảng 2.11:
Bảng 2.11: Tỷ trọng tiền gửi dân cư của Agribank Văn Giang giai đoạn 2018-2020
+/- % +/- %
KH có số dư tiền gửi
dân cư 16.852 19.945 3.093 18,35 22.638 2.693 13,50
(Nguồn: Báo cáo Báo cáo tông kêt hoạt động kinh doanh năm 2018-2020)
Qua số liệu bảng 2.11 có thể thấy, trong giai đoạn từ năm 2018-2020, quy mô tiền gửi dân cư có sự tăng trưởng khá về mặt giá trị nhưng tỷ trọng có sự biến động tăng vào năm 2019 và giảm vào năm 2020. Cụ thể, năm 2018 tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 65,44%; năm 2019 chiếm 95,68% và năm 2020 chiếm 65,28% tổng nguồn HĐV.
Nguyên nhân dẫn đến giảm tỷ trọng tiền gửi dân cư trong năm 2020 là do Agribank chi nhánh huyện Văn Giang Hưng Yên II có sự thay đổi về lãi suất huy động vốn của Chi nhánh trong điều kiện NHNN giảm lãi suất cho vay và lãi suất huy động do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Mặt khác, thu nhập của người dân cũng bị ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nên mức độ gửi tiền của họ bị giảm xuống.
2.2.4.4. Số lượng khách hàng có số dư tiền gửi dân cư
Bảng 2.12: Tình hình số lượng khách hàng có số dư tiền gửi dân cư tại Agribank Văn Giang giai đoạn 2018-2020
Chi phí trả lãi tiền gửi dân cư 80,25 91,45 102,34
Tỷ suất chi phí trả lãi tiền gửi dân cư (%) 4,51 4,39 3,93
Chi phí phi lãi tiền gửi dân cư 5,99 6,47 6,69
Tỷ suất chi phí phi lãi tiền gửi dân cư (%) 0,34 0,31 0,26
Tổng chi phí tiền gửi dân cư 86,24 97,92 109,03
Tỷ suất chi phí tiền gửi dân cư (%) 4,84 4,71 4,19
Tỷ suất chi phí tiền gửi dân cư bình quân
(%) 4,54
(Nguồn: Báo cáo Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020) Đơn vị tính: Tỷ đồng
Biểu đồ 2.11: Số lượng khách hàng có số dư tiền gửi dân cư tại Agribank Văn Giang giai đoạn 2018-2020
(Nguồn: Báo cáo Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2018-2020)
Theo Bảng 2.12 cho thấy, số lượng KHCN gửi tiền tại Agribank Văn Giang ngày càng tăng. Trên địa bàn huyện Văn Giang có rất nhiều đơn vị trả lương qua Agribank. Agribank Văn Giang đã thực hiện mở tài khoản cho cán bộ, nhân viên, thực hiện mở tài khoản cho các sinh viên các trường học và rất nhiều đơn vị trả lương cho cán bộ, công nhân viên trên địa bàn huyện. Năm 2018 số lượng khách hàng đạt 16.852 khách hàng, nhưng đến năm 2020 đã đạt 22.638 khách hàng. Như vậy có thể thấy, trong những năm gần đây để gia tăng nguồn vốn huy động đáp ứng cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng, Chi nhánh đã mở rộng quy mô hoạt động huy động tiền gửi dân cư.
2.2.4.5. Chiphí huy động tiền gửi dân cư
Chi phí hoạt động huy động tiền gửi dân cư của Agribank Văn Giang giai đoạn 2018-2020 như sau:
Bảng 2.13: Chi phí huy động tiền gửi dân cư tại Agribank Văn Giang giai
đoạn 2018-2020
Theo số liệu bảng 2.8, tổng vốn huy động dân cư tăng lên qua mỗi năm kéo theo chi phí trả lãi tiền gửi dân cư cũng tăng lên. Năm 2018, chi phí trả lãi
Vietinbank Văn Giangtiền gửi dân cư là 80,25 tỷ đồng. Năm 2019, chi phí trả lãi tiền gửi dân cư là209 191 20,2
91,45 tỷ đồng tăng 11,2 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 13,96% so với năm 2018. Năm 2020, chi phí trả lãi tiền gửi dân cư là 102,34 tỷ đồng, tăng 10,89 tỷ đồng với tỷ lệ tăng 12,9% so với năm 2020.
Chi phí trả lãi tiền gửi là khoản chi phí chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí tiền gửi tại Agribank Văn Giang (trên 93%) và có tính nhạy cảm rất cao trước biến động của thị trường. Ngay đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid 19 làm cho KHCN và KHDN đều gặp khó khăn trong kinh doanh hay nhu cầu tiêu dùng. Do đó, hầu hết các NHTM đều giảm lãi suất cho vay, giảm lãi suất huy động theo chủ trương của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy, tỷ suất chi phí trả lãi tiền gửi dân cư có xu hướng giảm xuống qua các năm. Cụ thể, tỷ suất chi phí trả lãi tiền gửi dân cư năm 2018, 2019, 2020 lần lượt là 4,51%; 4,39% và 3,93%.
Chi phí phi lãi tiền gửi:
Chi phí phi lãi tiền gửi bao gồm các khoản chi phí quảng cáo; chi phí giao dịch; chi phí khác cho hoạt động huy động tiền gửi. Khoản chi phí này tại Agribank Văn Giang chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng chi phí huy động tiền gửi dân cư (< 0,5%).
Hiện nay, trước sự cạnh tranh gay gắt thì chi phí phi lãi là yếu tố không thể thiếu của công tác huy động vốn. Điều đó đòi hỏi các NHTM có sự đầu tư khác nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn như tăng cường quảng cáo, khuyến mại, có khen thưởng khuyến khích nhân viên có thành tích huy động vốn. Như vậy, chi phí phi lãi tất yếu có xu hướng tăng. Chi phí phi lãi tiền gửi dân cư của Agribank Văn Giang trong giai đoạn 2018-2020 tuy có tăng từ 5,99 tỷ đồng trong năm 2018 lên 6,69 tỷ đồng trong năm 2020 nhưng tỷ suất chi phí phi lãi tiền gửi dân cư của Chi nhánh có xu hướng giảm xuống, giảm từ 0,34% trong năm 2018 xuống còn 0,26% trong năm 2020.
Tỷ suất chi phí huy động vốn:
Tỷ suất chi phí huy động tiền gửi dân cư của Agribank Văn Giang có xu hướng giảm dần trong năm 2018-2020 và đạt bình quân 4,54%. Tỷ suất chi phí huy động tiền gửi dân cư giảm xuống qua các năm là điều hoàn toàn hợp lý khi cả tỷ suất chi phí lãi và phi lãi tiền gửi dân cư của Chi nhánh đều giảm xuống qua các năm. Lãi suất bình quân đầu vào của Chi nhánh giảm dần là dấu hiệu tốt cho thấy chi nhánh đang kiểm soát tốt chi phí nhưng lại là bất lợi cho Chi nhánh trong việc cạnh tranh với các NHTM khác.
2.2.4.6. Thị phần huy động tiền gửi dân cư
Tiền gửi dân cư là nguồn vốn của yếu của các NHTM, chính vì vậy các NHTM thường chú trọng vào công tác huy động tiền gửi dân cư để đảm bảo hoạt động của mình. Trên địa bàn huyện Văn Giang hiện nay có nhiều chi nhánh NHTM hoạt động nên việc cạnh tranh thu hút nguồn vốn dân cư từ khách hàng diễn ra rất gay gắt. Các ngân hàng đưa ra nhiều hình thức gửi tiền, các chương trình khuyến mãi hấp dẫn cho khách hàng gửi tiền. Bảng 2.14 dưới đây phản ánh thị phần huy động tiền gửi dân cư trên địa bàn huyện Văn Giang của một số chi nhánh NHTM.
Bảng 2.14: Thị phần tiền gửi dân cư tại Agribank Văn Giang giai đoạn 2017-2019
Tổng tiền gửi dân cư 1.780 2.081 2.602
Hệ số sử dụng tiền gửi dân cư (lần) 0,61 0,54 0,45
(Nguồn: Báo cáo Báo cáo tông kêt hoạt động kinh doanh năm 2018-2020)
Nhìn vào bảng 2.14, ta có thể thấy thị phần huy động tiền gửi dân cchủ yếu nằm ở 4 NHTM lớn: Agribank, Vietinbank, Vietcombank, BIDV. Thị phần của Agribank huyện Văn Giang qua 3 năm tuy vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất nhưng có xu hướng giảm xuống, nguyên nhân là do các ngân hàng khác đưa ra nhiều chính sách huy động hấp dẫn hút khách hàng làm ảnh hưởng đến lượng huy động vốn dân cư của Agribank Văn Giang. Vì thế, trong thời gian tới, Chi nhánh cần có những biện pháp thích hợp nhằm tăng thị phần huy động tiền gửi dân cư trên địa bàn.
2.2.4.7. Sự phù hợp giữa huy động tiền gửi dân cư và sử dụng vốn
Trên thực tế, để đánh giá được một cách toàn diện, hiệu quả công tác huy động tiền gửi dân cư của một ngân hàng không chỉ xét đến sự tăng trưởng về quy mô, cơ cấu vốn huy động mà cần phải xét đến khả năng đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn. Nếu ngân hàng huy động tiền gửi dân cư nhiều mà sử dụng ít thì Chi nhánh chỉ có thể gửi Hội sở với lãi suất cao hơn lãi suất huy động không đáng kể. Ngược lại, nếu không huy động đủ vốn để cho vay và đầu tư, ngân hàng sẽ mất cơ hội mở rộng khách hàng, làm giảm uy tín của mình trên