Môi trường kinh doanh và tiềm năng dân cư tại huyện Thạch Thất

Một phần của tài liệu 0722 mở rộng cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạch thất hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 88)

Thạch Thất là một vùng bán sơn địa, nằm phía bắc của tỉnh Hà Tây (cũ), Phía Bắc giáp huyện Phúc Thọ, phía tây giáp huyện Lương Sơn (Hoà Bình), phía đông và nam giáp huyện Quốc Oai; cách thành phố Hà Đông 28km về hướng đông nam, cách trung tâm thủ đô Hà Nội gần 40 km về hướng đông.

Nằm ở vị trí phía bắc tỉnh Hà Tây (cũ) với rất nhiều trục đường giao thông quan trọng chạy qua như: Quốc lộ 32, đường cao tốc Láng - Hoà Lạc - những tuyến đường chính nối liền Thạch Thất với Thủ đô Hà Nội; quốc lộ 21A - điểm khởi đầu tuyến đường Hồ Chí Minh nối Thạch Thất với các tỉnh phía tây bắc; tỉnh lộ 80, 84 nối trung tâm huyện với các huyện bạn trong tỉnh,... Thạch Thất có vị thế hết sức thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, thương mại.

Đặc biệt, với việc hình thành các khu công nghệ cao Láng - Hoà Lạc, khu công nghiệp Bắc Phú Cát, khu Đại học quốc gia Hà Nội, Làng Văn hoá các dân tộc Việt Nam cùng các cụm điểm công nghiệp Bình Phú, Phùng Xá,. trên địa bàn, huyện Thạch Thất đang trở thành nơi có tốc độ phát triển công nghiệp sôi động nhất trong toàn tỉnh Hà Tây (cũ). Đây chính là thế mạnh tạo sức hấp dẫn lớn cho huyện trong việc thu hút các dự án đầu tư vào hoạt động trong tương lai không xa.

Với hệ thống làng nghề phong phú, đa dạng (35/54 làng nghề, trong đó có 8 làng được công nhận là làng nghề) có bề dày truyền thống hàng trăm năm nay và nổi tiếng cả nước như: làng mộc Chàng Sơn, làng cơ kim khí Phùng Xá; làng Hữu Bằng,... Thạch Thất được đánh giá rất có tiềm năng để phát triển các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Cùng với lực lượng lao động dồi dào đang từng bước tiếp cận với kỹ thuật sản xuất hiện đại, đây sẽ là nhân tố quyết định để huyện phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - thành ngành kinh tế mũi nhọn theo như chủ trương Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX đã đề ra.

Không chỉ có tiềm năng phát triển về các ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, Thạch Thất còn có tiềm năng phát triển về du dịch với di tích lịch sử văn hóa như chùa Tây Phương. Năm 2015, Chùa Tây Phương thuộc xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất đã vinh dự được Nhà nước công nhận là di tích lịch sửa quốc gia. Đây là một điều kiện rất tốt để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến với Thạch Thất.

Có thể thấy Thạch Thất hoàn toàn có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế. Và thực tế thu nhập của người dân Thạch Thất đã thực sự tăng trong những năm gần đây. Đây là điều kiện rất tốt để Agribank chi nhánh Thạch Thất có thể tận dụng nhằm mở rộng cho vay tiêu dùng trong thời gian tới.

2.1.2. Quá trình hình thành, phát triển của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh huyện Thạch Thất Hà Tây

Tên đầy đủ: Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh huyện Thạch Thất Hà Tây

Tên viết tắt: Agribank chi nhánh Thạch Thất

Trụ sở: Thị trấn Liên Quan - Thạch Thất - Hà Nội .

nhánh tỉnh Hà Tây cũ, được thành lập ngày 22/12/1992 theo quyết định số 603/NH-QĐ của Ngân hàng Nhà nước về việc thành lập Chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.

Cùng với sự cố gắng của tập thể cán bộ và chi nhánh cùng sự chỉ đạo sát sao của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và Agribank chi nhánh tỉnh Hà Tây nên từ khi thành lập và đi vào hoạt động, nhất là từ khi đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường thì hoạt động của hệ thống Agribank nói chung và Agribank chi nhánh Thạch Thất nói riêng đã có những chuyển biến rất đáng kể, vượt qua nhiều bước thăng trầm, thử thách, khó khăn và đã từng bước đi lên. Agribank chi nhánh Thạch Thất đã giữ vững nhịp độ tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước, tình hình tài chính ngày càng lành mạnh và phát triển, tổ chức hoạt động kinh doanh ngày càng được mở rộng về quy mô cũng như chất lượng đạt hiệu quả tốt.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh huyện Thạch Thất Hà Tây

Agribank chi nhánh Thạch Thất về cơ cấu tổ chức gồm có: 01 Giám đốc, 02 Phó giám đốc, 3 Phòng chức năng là:

- Phòng Kế hoạch kinh doanh - Phòng Kế toán - kế toán ngân quỹ - Phòng Hành chính tổ chức nhân sự.

Dưới Ngân hàng nông nghiệp huyện có: 01 Phòng giao dịch, có cơ cấu tổ chức gồm: 01 Giám đốc, 01 Phó giám đốc và có 2 tổ nghiệp vụ đó là tổ kế toán ngân quỹ và tổ tín dụng.

Sơ đồ 2.1: Mô hình tổ chức Agribank chi nhánh Thạch Thất

- Giám đốc chi nhánh làm nhiệm vụ điều hành chung mọi các công việc chính của NH, sắp xếp, phân bổ công việc cho các phó giám đốc, truởng phòng và chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của Ngân hàng.

- Phó giám đốc chi nhánh nắm bắt số liệu của bộ phận ,điều hành công việc cho cấp duới. Một Phó giám đốc điều hàng nghiệp vụ kế toán, hành chính nhân sự; một Phó giám đốc điều hành nghiệp vụ tín dụng.

- Phòng kế toán, ngân quỹ thực hiện các nghiệp vụ nhận tiền gửi, rút tiền, chuyển tiền, ngoại hối...

- Phòng Kế hoạch, kinh doanh thực hiện các công việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn, thẩm định cho vay.

- Phòng hành chính nhân sự chủ yếu làm các công việc ngoài nghiệp vụ kinh doanh của ngân hàng .

Số TT Giá trị Tỷ

trọng Giá trị trọngTỷ Giá trị trọngTỷ

2.1.4. Tình hình hoạt động của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh huyện Thạch Thất Hà Tây giai đoạn 2013-2015

2.1.4.1. Tình hình huy động vốn

Nguồn vốn là yếu tố hết sức quan trọng đối với hoạt đông kinh doanh của ngân hàng và có thể nói bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn hoạt động đều phải có vốn. Riêng đối với hệ thống ngân hàng vốn luôn đuợc coi trọng và là mục tiêu hàng đầu, là cơ sở để các NHTM tổ chức mọi hoạt động kinh doanh của mình.

Là một đơn vị thành viên của hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và của Agribank nói riêng, Agribank chi nhánh Thạch Thất đã luôn bám sát định huớng và các giải pháp chỉ đạo của ngân hàng cấp trên, phổ biến đến toàn thể cán bộ công nhân viên trong cơ quan về tầm quan trọng của công tác huy động nguồn vốn, triển khai đa dạng hóa các sản phẩm huy động nguồn, tổ chức tuyên truyền quảng bá các chuơng trình huy động nguồn, các đợt phát hành sản phẩm dự thuởng của ngành phát động, thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về chính sách tiền tệ, chính sách lãi suất. Từ đó, mặc dù giai đoạn 2013-2015 kinh tế Việt Nam nói chung, địa phuơng nói riêng vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn và bất ổn, lạm phát vẫn ở mức cao nhung Agribank chi nhánh Thạch Thất đã đạt đuợc những thành tích đáng khích lệ. Tại thời điểm 31/12/2015, tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh Thạch Thất đã đạt 1.056 tỷ, tăng 194 tỷ đồng so với cuối năm 2014, tỷ lệ tăng truởng 22,5%, đạt 105% kế hoạch cấp trên giao. Các năm 2013, 2014 Agribank chi nhánh Thạch Thất cũng luôn hoàn thành tốt chỉ tiêu trong công tác huy động vốn. Năm 2014 huy động vốn tăng 128 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nguồn vốn của Agribank chi nhánh Thạch Thất, nguồn vốn huy động từ dân cu thuờng xuyên chiếm tỷ trọng lớn. Giai đoạn 2013-2015

lãi suất huy động ngoại tệ giảm, năm 2015 lãi suất huy động USD đã giảm về 0% tuy nhiên nguồn vốn ngoại tệ huy động đuợc lại tăng, nhung tăng với tốc độ chậm hơn tiền gửi vốn nội tệ, vì vậy tỷ trọng vốn ngoại tệ giảm qua các năm trong giai đoạn 2013-2015. Cụ thể, cơ cấu nguồn vốn huy động của Agribank chi nhánh Thạch Thất giai đoạn 2013-2015 nhu sau:

Bảng 2.1 : Cơ cấu nguồn vốn huy động giai đoạn 2013-2015

2 Nguồn vốn nội tệ 697 94.96% 827 95.94% 1018 96.40%

Trong đó: Tiền gửi

dân cu 563 76.70% 811 94.08% 937 88.73%

3 Nguồn vốn ngoại tệ 37 5.04% 35 4.06% 38 3.60%

Vốn huy động USD 34 4.63% 33 3.83% 35 3.31%

3 4 đối Tươngđối Tuyệtđối Tươngđối

1 Dư nợ_____________ 724.

9 820 861 95.1 13.12% 41 % 5.00

Trong đó: Du nợ cho vay nông nghiệp nông thôn__________

667 818 852 151 22.64% 34 4.16%

Dư nợ phân theo thời hạn vay________ Du nợ trung, dài hạn 131. 8 166 197 34.2 25.95% 31 18.67% Du nợ ngắn hạn 593. 1 654 664 60.9 10.27% 10 1.53% 2 Nợ xấu____________ 14. 6 13.4 26.4 -1.2 -8.22% 13 %97.01 Tỷ lệ nợ xấu 2.01% 1.63% 3.07% -0.38% 1.43%

(Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh năm 2013-2015 của Agribank chi nhánh Thạch Thất)

2.1.4.2. Tình hình sử dụng vốn

Đối với kinh doanh ngân hàng, nếu nguồn vốn là điều kiện tiên quyết thì hoạt động sử dụng vốn cũng đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, là hoạt động mang lại doanh thu lớn nhất chiếm khoảng 70% tổng doanh thu của các ngân hàng. Chỉ có sử dụng vốn có hiệu quả mới thúc đẩy đuợc công tác huy động vốn. Nắm bắt đuợc điều này, trong những năm qua, Agribank chi nhánh Thạch Thất đã có những buớc phát triển tăng cuờng hiệu quả sử dụng vốn năm sau cao hơn năm truớc, biểu hiện cụ thể trong bảng sau :

41

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn giai đoạn 2013-2015

1 Dư nợ 724.

9 100%

820 100% 861 100 %

1.1 Dư nợ theo đối tượngkhách hàng

Hộ sản xuất, cá nhân 522 72.01% 629.5 76.77% 653.1 75.85% Doanh nghiệp, hợp tác xã 202.

9 27.99% 190.5 23.23% 207.9 24.15%

1.2 Dư nợ phân theo thời hạn vay _________________ Dư nợ trung hạn 131. 8 18.18% 166 20.24% 197 22.88% Dư nợ ngắn hạn 593. 1 81.82% 654 79.76% 664 77.12% 2 Nợ xấu 14. 6 100% 13.4 100% 26.4 %100

2.1 Nợ xấu theo đối tượng khách hàng

Hộ sản xuất, cá nhân 11.1 76.03% 9.9 73.88% 16.3 61.74% Doanh nghiệp, hợp tác xã 3.5 23.97% 3.5 26.12% 10.1 38.26%

2.2 Nợ xấu theo thời hạn vay

Trung hạn 3.8 26.03% 3.4 25.37% 7.2 27.27%

Ngắn hạn 10.

8 73.97% 10 74.63% 19.2 72.73%

(Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh năm 2013-2015 của Agribank chi nhánh Thạch Thất)

Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng du nợ của Agribank chi nhánh Thạch Thất tăng qua các năm tuy nhiên giai đoạn 2014-2015 tăng thấp hơn so với giai đoạn 2013-2014, kèm theo đó là sự gia tăng của du nợ cho vay nông nghiệp nông thôn với tỷ lệ khá tuơng đuơng do cho vay nông nghiệp nông thôn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong du nợ của Agribank chi nhánh Thạch Thất. Du nợ tăng chủ yếu là cho vay trung, dài hạn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn huy động đồng thời đảm bảo tài chính cho chi nhánh Thạch Thất.

về nợ xấu, năm 2014 nợ xấu có xu huớng giảm nhẹ tuy nhiên đến năm 2015 lại tăng trở lại và tăng mạnh, tỷ lệ nợ xấu tại thời điểm 31/12/2015 là 3,07% tăng 1,43%. Nguyên nhân do trong năm 2015 công tác thu hồi nợ xấu và ngăn chặn nợ xấu phát sinh mới tại đơn vị gặp khá nhiều khó khăn, các khách hàng phát sinh nợ xấu chủ yếu tập chung tại các xã trọng điểm nhu Phùng Xá, Hữu Bằng, Đại Đồng, Bình Phú do khách hàng tại các xã trên gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh.

42

Bảng 2.3: Cơ cấu tín dụng giai đoạn 2013-2015

đối đối 1 Tong thu 84.2 100% 84.7 100% 79.2 100 % 1. 1 Thu từ hoạt động tín dụng 82.1 97.51% 81.9 96.69% 75.9 95.83% 1. 2 Thu từ hoạt động dịch vụ 2.1 2.49% 2.6 3.07% 3.3 4.17 % 2 Tong chi 67.2 100% 62.4 100% 59.8 100 % 2. 1 Chi về huy động vốn 52 77.38% 48 76.92% 45.7 76.42% 2. 2 Chi khác 15.2 22.62% 14.4 23.08% 14.1 23.58%

3 Chênh lệch thu chi 17 22.3 19.4

(Nguồn: Báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh năm 2013-2015 của Agribank chi nhánh Thạch Thất)

về cơ cấu tín dụng, xét theo đối tượng khách hàng vẫn chủ yếu là cho vay hộ sản xuất, cá nhân, chiếm trên 70% vì đặc điểm Thạch Thất nhiều làng nghề kinh doanh theo hộ gia đình cá thể là chủ yếu. Xét theo thời hạn cho vay, Agribank chi nhánh Thạch Thất chủ yếu cho vay ngắn hạn, tỷ trọng cho vay ngắn hạn luôn ở mức 75% đến trên 80%. về cơ cấu nợ xấu, ta cũng có thể nhận thấy nợ xấu của Agribank chi nhánh Thạch Thất cũng tập trung ở đối tượng khách hàng là cá nhân, hộ sản xuất và món vay ngắn hạng. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2013-2015, nợ xấu của nhóm khách hàng Doanh nghiệp, hợp

43

tác xã lại có xu hướng tăng cao hơn do trong giai đoạn này nền kinh tế vẫn còn nhiều bất ổn ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp có dư nợ lớn tại Agribank chi nhánh Thạch Thất.

2.1.4.3. Kết quả hoạt động kinh doanh

Mục tiêu hoạt động của các doanh nghiệp nói chung đều là vì lợi nhuận, riêng đối với ngân hàng thì đây không chỉ là điều kiện tiên quyết đến sự phát triển của ngân hàng mà còn là điều kiện cần để có thể được phép tồn tại trong lĩnh vực nhạy cảm này của nền kinh tế.Và đây cũng là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động của một ngân hàng cũng như năng lực tài chính và uy tín, thương hiệu của ngân hàng.

Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thạch Thất giai đoạn 2013-2015 được thể hiện qua bảng sau.

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2013-2015

Năm 2015, tổng thu và tổng chi của chi nhánh đều giảm so với năm 2014 trong khi giai đoạn 2013-2014 tổng thu và tổng chi đều tăng, nguyên nhân do tốc độ tăng du nợ tín dụng năm 2015 có sự chững lại đồng thời giai đoạn 2014-2015 lãi suất huy động và cho vay đều giảm.

Tổng thu giảm tuy nhiên thu về hoạt động dịch vụ lại tăng đều qua các năm đồng thời tỷ trọng của thu dịch vụ trong tổng thu tăng thể hiện sự mở rộng mạng luới khách hàng, cũng nhu phát triển sản phẩm dịch vụ của Agribank chi nhánh Thạch Thất. Đây là sự nỗ lực, quyết tâm của ngân hàng trong môi truờng cạch tranh ngày càng gay gắt khi ngày càng nhiều ngân hàng phát triển mạng luới chi nhánh tại Thạch Thất.

Tổng chi giảm qua các năm cùng với đó là sự giảm dần của chi phí huy động vốn, tỷ trọng chi huy động vốn trong tổng chi khá ổn định ở mức khoảng 76%.

Nhìn chung giai đoạn 2013-2015, mặc dù có giai đoạn tổng thu giảm tuy nhiên Agribank chi nhánh Thạch Thất vẫn đảm bảo đuợc tài chính và đủ luơng cho cán bộ, nhân viên.

2.2. THỰC TRẠNG MỞ RỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH HUYỆN THẠCH THẤT HÀ TÂY

2.2.1. Quy trình cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam- Chi nhánh huyện Thạch Thất Hà Tây

Quy trình cho vay tiêu dùng tại Agribank đuợc triển khai áp dụng trên toàn bộ các chi nhánh trong hệ thống, trong đó có Agribank chi nhánh Thạch Thất.

Về nguyên tắc, việc triển khai cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh

Một phần của tài liệu 0722 mở rộng cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạch thất hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 44 - 88)