Kiến nghị đối với các cơ quan chính quyền địa phương huyện Thạch

Một phần của tài liệu 0722 mở rộng cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạch thất hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 101)

Thạch Thất

Cho vay tiêu dùng là một trong các biện pháp để kích thích nhu cầu tiêu dùng của người dân, từ đó thúc đẩy sản xuất phát triển. Do đó cho vay tiêu dùng làm tăng việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp đồng thời làm giảm các tệ nạn xã hội. Với tác dụng như vậy Chính quyền địa phương bao gồm Ủy ban nhân dân và Hội đồng nhân dân huyện Thạch Thất nên tạo điều kiện cho hoạt động cho vay tiêu dùng ngày càng mở rộng, cụ thể cần có các biện pháp như:

Thứ nhất, Chính quyền địa phương phải có những chính sách khuyến khích sản xuất và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển:

Các doanh nghiệp trong khu vực phát triển sẽ tạo thêm công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp, làm cho đời sống dân cư được cải thiện, dân trí tăng cao, người dân có điều kiện tiếp cận các dịch vụ ngân hàng hơn, đồng thời nhu cầu của dân chúng về vay tiêu dùng cũng tăng lên. Ngân hàng từ đó không chỉ mở rộng được cho vay tiêu dùng mà còn giảm tỷ lệ nợ xấu do khách hàng có được thu nhập ổn định từ sự phát triển bền vững của kinh tế trong địa bàn huyện Thạch Thất.

Thứ hai, Chính quyền địa phương cần khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn nữa: Chính quyền địa phương cần khuyến khích hoạt động tiêu dùng qua kênh tín dụng của ngân hàng cũng như khuyến khích người dân sử dụng các dịch vụ của ngân hàng. Ví dụ như khuyến khích các cơ quan, doanh nghiệp trả lương qua tài khoản, sử dụng các sản phẩm thu hộ ngân sách của ngân hàng. Điều này không chỉ làm tăng số lượng khách hàng cho ngân hàng mà còn tạo điều kiện cho ngân hàng quảng bá các sản phẩm cho vay tiêu dùng của mình đến với khách hàng.

Thứ ba, Chính quyền địa phương cần tạo điều kiện hơn nữa để đẩy nhanh hoạt động phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong quá trình xử

lý nợ như: những khó khăn, vướng mắc trong thi hành án, hoàn chỉnh hồ sơ pháp lí của tài sản, thủ tục phát mại, công chứng, phong tỏa tài sản đảm bảo... Đồng thời, chính quyền địa phương cần có văn bản chỉ đạo các cơ quan có trách nhiệm kết hợp xử lí tốt các khoản nợ của cán bộ công nhân viên mình, và cung cấp chính xác những thông tin cần thiết cho cán bộ tín dụng về cán bộ, nhân viên của đơn vị mình.

Thứ tư, Chính quyền địa phương cần có chính sách khuyến khích, ưu tiên các ngành sản xuất tiêu dùng và các ngành nghề phục vụ đời sống:

Việc thúc đẩy sản xuất sẽ rạo cho xã hội sự đa dạng về hàng hóa cũng như giá cả cạnh tranh, từ đó thúc đẩy nhu cầu chi tiêu của người dân.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Từ thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Thạch Thất giai đoạn 2013-2015 ở chương 2, chương 3 của luận văn đã nêu được những giải phát để mở rộng cho vay tiêu dùng. Ngoài ra, chương 3 cũng đưa ra một số kiến nghị đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam và Chính quyền địa phương huyện Thạch Thất về một số vấn đề góp phần tạo lập một môi trường kinh doanh hiệu quả, phát triển hệ thống ngân hàng ổn định, bền vững.

KẾT LUẬN

Với dân số hơn 90 triệu dân, Việt Nam đang là thị trường tương đối hấp dẫn để mở rộng cho vay tiêu dùng của bất cứ NHTM nào. Là một NHTM hàng đầu có ưu thế về vốn, mạng lưới giao dịch,...thì mở rộng cho vay tiêu dùng là một hướng đi đúng đắn, phù hợp cho quá trình phát triển của mình.

Với mục tiêu tìm hiểu về chất lượng hoạt động cho vay tiêu dùng thông qua đánh giá thực trạng chất lượng mở rộng cho vay tiêu dùng tại Agribank chi nhánh Thạch Thất, luận văn đã khái quát được một số kết quả đạt được của Chi nhánh Thạch Thất trong thời gian qua như: quy mô dư nợ tăng, doanh số cho vay tiêu dùng tăng, số lượng khách hàng ngày càng tăng; thiết lập được mối quan hệ mật thiết, gắn bó với các khách hàng. Tuy nhiên, bên cạnh đó quá trình mở rộng cho vay tiêu dùng vẫn còn một số điểm chưa hoàn thiện, chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của khách hàng như quy trình cho vay còn rườm rà, đối tượng cho vay còn hạn hẹp, công tác marketing, xây dựng sản phẩm còn kém.

Chính vì vậy, trong thời gian tới Agribank chi nhánh Thạch Thất cần phải chú trọng hơn nữa đến vấn đề mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng, tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đa dạng hóa sản phẩm, đơn giản hóa quy trình cho vay phù hợp với tình hình mới và tăng cường hoạt động Marketing.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Tô Ngọc Hưng (2014), Tín dụng Ngân hàng, Học viện Ngân hàng. 2. Peter S.Rose (2014), Quản trị ngân hàng thượng mại, NXB Tài Chính

3. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam- chi nhánh huyện Thạch Thất Hà Tây, Báo cáo đánh giá hoạt động kinh doanh năm 2013 -2015 4. Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam- chi nhánh huyện Thạch Thất Hà Tây, Báo cáo chi tiết hoạt động tín dụng năm 2013-2015

5. Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thônViệt Nam - TS. Vũ Văn Thực

6. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (22/01/2014), Quyết định số 66/QĐ-HĐTV-KHDN về ban hành quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

7. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (23/05/2007), Quy định số 1406/NHNo-TD về tiêu chí phân loại khách hàng trong hệ thống NHNo&PTNT Việt Nam.

8. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, Quy trình cho vay tiêu dùng.

9. Bộ tư pháp (2010), Luật các tổ chức tín dụng 10. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 02/NQ-CP

Một phần của tài liệu 0722 mở rộng cho vay tiêu dùng tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện thạch thất hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 99 - 101)