Môi trường pháp lí và chính sách tài khóa của quốc gia là nhân tố quan trọng nhất trong thắng lợi của kênh phân phối Bancassurance. Nhà nước cần có các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý đồng thời cải thiện hệ thống pháp luật tạo môi trường thuận lợi cho Bancassurance phát triển. Để làm được điều đó, Nhà nước cần bám sát tình hình thực tế nghiên cứu trong và ngoài nước để hoàn thiện hệ thống pháp luật về các tổ chức TD và kinh doanh BH theo hướng mở rộng; xây dựng môi trường pháp lý để hỗ trợ tích cực và thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa NHTM và DNBH.
Bản thân mỗi ngành NH hay BH đã có những đặc thù riêng và rất phức tạp. Sự kết hợp giữa chúng lại càng đòi hỏi Nhà nước có những chính sách, điều luật tạo hướng đi đúng đắn, bền vững và hiệu quả cho cả hai. Hiện nay, HĐLK của NHTM và doanh nghiệp BH vẫn phải được sự đồng ý phê duyệt của CQQL Nhà nước. Do đó, để tạo môi trường pháp lý thuận lợi cũng như tâm lý kinh doanh ổn định cho các DNBH và ngân hàng, Nhà nước cần ban hành những văn bản pháp luật điều chỉnh rõ ràng mối quan hệ này. Đó là các văn bản cụ thể để cho phép các KPP được hoạt động hợp pháp, mở rộng danh mục sản phẩm bảo hiểm được phép bán qua các NHTM. Đồng thời quy định rõ các cấp độ, hình thức hợp tác được cho phép để các NHTM và DNBH có một cơ sở pháp lý rõ ràng cho các HĐ hợp tác của mình.
Thêm vào đó, vấn đề về bảo mật thông tin KH hàng buộc các NHTM không được phép tiết lộ thông tin trừ những trường hợp đặc biệt có yêu cầu của cơ quan quản lý, cơ quan pháp luật. Điều này dẫn đến các DNBH khó có
thể tiếp cận được nguồn thông tin này. Chính nguồn thông tin sẽ là căn cứ sát đáng nhằm giúp cho các DNBH thiết kế, xây dựng được những sản phẩm dịch vụ bảo hiểm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Vì vậy, NN cần có xây dựng cơ chế để thiết lập hệ thống cơ sở dữ liệu chung về khách hàng của NHTM và công ty bảo hiểm mà vẫn đảm bảo an toàn cho các nguyên tắc vốn có. Đây chính là sự gợi mở mang tính quyết định trong việc mở rộng quan hệ hợp tác giữa NHTM và CTBH, hay chính là mở rộng Bancassurance.
Để đưa ra những thông tin dự báo cần thiết và kịp thời cho các DNBH Việt Nam, CQQL Nhà nước cần theo dõi chặt chẽ những diễn biến của thị trường TC và thị trường BH trong và ngoài nước. Từ đó sẽ giúp các DNBH Việt Nam đưa ra những quyết sách đúng và kịp thời, liên quan đến HĐ tái BH và HĐ đầu tư TC. Để là được điều này còn cần đến sự phối hợp thực hiện giữa CQQL Nhà nước về bảo hiểm, HHBH Việt Nam như đã đề cập trong kiến nghị ở phần trên.
Vốn chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn cũng như sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các ngành NH, Bll..., Nhà nước cần tăng cường hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát hoạt động ngân hàng, hoạt động kinh doanh BH và các hoạt động tài chính có liên quan nhằm phát hiện và kịp thời ngăn chặn những hiện tượng đổ vỡ có tính dây chuyền.
Có thể nói, việc thực hiện những chính sách trên giúp hoàn thiện hơn môi trường pháp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động KD BH tại Việt Nam. Từ đó hoạt động bảo hiểm nói chung và đặc biệt là hoạt động BH liên kết NH sẽ phát triển mạnh mẽ, mang lại lợi ích cho NHTM, DNBH, KH và toàn bộ nền kinh tế Việt Nam.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Trong Chương 3, tác giả đã nêu lên những định hướng cơ bản về việc mở rộng Bancassurance nói riêng, tổng thể hướng đi của SHB nói chung trong thời gian tới. Từ những định hướng và nguyên nhân của hạn chế trong công tác mở rộng hoạt động Bancassurance tại SHB, tác giả đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm cải thiện tình hình. Bằng việc áp dụng các giải pháp cụ thể để tạo điều kiện cho hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng phát triển bền vững như: lựa chọn sản phẩm BH, mô hình và phương thức phân phối BH phù hợp, rút ngắn quy trình nghiệp vụ theo hướng an toàn nhưng thủ tục đơn giản, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao chất lượng đội ngũ CBNH... tác giả mong muốn DV BH liên kết NH tại SHB sẽ được mở rộng trong thời gian tới.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế, việc các NHTM hay DNBH tìm hướng đi mới cho mình từ sự hợp tác lẫn nhau cần được điều chỉnh bởi một hệ thống pháp luật chặt chẽ và hợp lý; nhờ đó sự hợp tác là hoàn toàn tự nguyện, lành mạnh và cả hai định chế tài chính có thể hướng đến cùng mục tiêu chung là đáp ứng sự thỏa mãn cho khách hàng đồng thời mang lại lợi nhuận cho tổ chức của mình.
Chương I của luận văn đã đề cập rất chi tiết các vấn đề khái quát nhất về Bancassurance. Từ đó là cơ sở để chương II nghiên cứu, phân tích và đánh giá thực trạng mở rộng dịch vụ bảo hiểm liên kết ngân hàng tại SHB để thấy rõ những điểm đã đạt được, những hạn chế tồn tại và quan trọng là tìm ra nguyên nhân của nó. Trong chương cuối cùng, tác giả dựa trên định hướng phát triển SHB đã đề ra trong thời gian tới để đề xuất các giải pháp cũng như đưa ra các kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng tại SHB.
Quá trình thay đổi và thực hiện hiệu quả các giải pháp đòi hỏi phải có thời
gian, tuy nhiên về cơ bản luận văn đã nêu lên được những biện pháp tổng thể và
thực tế đối với việc mở rộng hoạt động bảo hiểm liên kết ngân hàng tại SHB. Với những kiến thức tích lũy được qua quá trình nghiên cứu cùng với sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS. Lê Văn Luyện, tác giả hy vọng những giải pháp và kiến nghị đưa ra trong luận văn này sẽ góp phần nào đó vào việc mở
TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT:
1. SHB, Báo cáo thường niên 2017-2019, Hà Nội.
2. Dan Constantinesu (2012), “Ảnh hưởng của hệ thống Bancassurance
đến
chất lượng của các dịch vụ bảo hiểm”.
3. Luật số 47/2010/QH12, Quy định về việc thành lập, tổ chức, hoạt động, kiểm soát đặc biệt, tổ chức lại, giải thể tổ chức tín dụng; việc thành lập, tổ
chức, hoạt động của chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện
của tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân
hàng, Luật của các tổ chức”tín dụng. 4. Luật Các tổ chức tín dụng 2010.
5. Đoàn Thanh Tâm (2014), “Phát triển hoạt động Bancassurance của
các
Công ty bảo hiểm thuộc các Ngân hàng thương mại nhà nước Việt Nam
”, Đại
học kinh tế Quốc dân.
6. Nguyễn Thị Nhung và Nguyễn Thái Liêm (2012), “Bancassurance ại
các
ngân hàng thương mại Việt Nam nhìn từ góc độ sự hài lòng của khách hàng",
Tạp chí Công nghệ Ngân hàng số 20, tháng 10/2012.
6. Lưu Thị Mỹ Vân (2015), “Ngân hàng-bảo hiểm xu hướng phát triển
trên
thị trường thế giới và ứng dụng tại Việt Nam ”, Trường Đại học Ngoại
TIẾNG ANH:
1. Anderson, E.W., Fomell, C., and Mazvancheryl, S.K. (2004), “Customer Satisfaction andShareholder Value”, Journal of Marketing, Vol. 68, pg; 172-185.
2. Bexley, L., K. Seiders, et al. (2002), Understanding Service Convenience,
Jourrnal of Marketing.
3. Center for Insurance & Financial planning, Bancassurance: Convergence of
Banking and Insurance, CIFP Knowledge series,
CÁC WEBSITE: 1. https://forbesvietnam.com.vn/kinh-doanh/bancassurance-cuoc-dua-moi- cua-cac-cong-ty-bao-hiem-nhan-tho-1464.html 2. http://thoibaonganhang.vn/bancassurance-tung-buoc-khang-dinh-vi-the- dan-dau-84367.html 3. https: //dantri .com.vn/doanh-nghiep/tiem-nang-phat-trien-cua bancassurance-tai-viet-nam-1420578033.htm 4. http://thoibaonganhang.vn/bancassurance-tung-buoc-khang-dinh-vi-the- dan-dau-84367.html 5. https: //webbaohiem.net/category/chuyen-de/tong-quan-thi-truong 6. https://webbaohiem.net/kenh-phan-phi-bancassurance-ti-vit-nam-thc- trng-