1.2.1. Khái niệm của chính sách lãi suất
Chính sách lãi suất được hiểu là tổng thể những chủ trương, chính sách và giải pháp cụ thể của NHTW, nhằm kiểm soát và điều tiết lãi suất trên thị trường tiền tệ, tín dụng trong từng thời kỳ nhất định. Chính sách lãi suất luôn gắn chặt không tách rời với cơ chế lãi suất từng thời kỳ.
1.2.2. Nội dung của Chính sách lãi suất
1.2.2.1. Hệ thống mục tiêu của chính sách lãi suất
Chính sách lãi suất là một trong những công cụ chính của chính sách tiền tệ, do vậy mục tiêu của chính sách lãi suất phải phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ là ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và kiềm chế lạm phát. Các mục tiêu này đôi khi có thể mâu thuẫn với nhau, ví dụ như tăng trưởng kinh tế quá nóng dẫn đến lạm phát bùng nổ. Tuỳ thuộc mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời điểm, Ngân hàng Trung ương áp
dụng cơ chế điều hành lãi suất phù hợp, nhằm ổn định và phát triển thị truờng tiền tệ, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động ngân hàng và sự phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn trong nền kinh tế.
* Mục tiêu hoạt động: là các chỉ tiêu có phản ứng tức thời với sự điều chỉnh của công cụ chính sách tiền tệ. Các tiêu chuẩn lựa chọn chỉ tiêu làm mục tiêu hoạt động cũng tuơng tự nhu tiêu chuẩn lựa chọn mục tiêu trung gian đó là: chỉ tiêu đó phải đo luờng đuợc nhằm tránh những sự suy diễn thiếu chính xác làm sai lệch dấu hiệu của chính sách tiền tệ; phải có mối quan hệ trực tiếp và ổn
định với công cụ của chính sách tiền tệ; có mối quan hệ chặt chẽ và ổn định với mục tiêu trung gian đuợc lựa chọn. Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, mục tiêu hoạt động của chính sách lãi suất là duy trì các mức lãi suất liên ngân hàng. Việc
xác định mức lãi suất cụ thể làm mục tiêu hoạt động căn cứ vào mục tiêu trung gian đuợc lựa chọn, chẳng hạn luợng tiền cung ứng M*. Sau đó, mức cầu tiền của nền kinh tế đuợc tính toán nhằm xác định một mức lãi suất tại điểm cân bằng cung cầu tiền. Với điều kiện cầu tiền ổn định, việc khống chế lãi suất đó cho phép đạt đuợc mức cung tiền mục tiêu. Trên cơ sở đó mức lãi suất liên ngân
hàng cụ thể đuợc xác định nhằm đạt đuợc mục tiêu trung gian.
* Mục tiêu trung gian: là các chỉ tiêu đuợc NHTW lựa chọn để đạt đuợc mục đích cuối cùng của chính sách tiền tệ. Các mục tiêu trung gian là tổng khối luợng tiền cung ứng hoặc mức lãi suất thị truờng. Tiêu chuẩn của các chỉ tiêu trung gian là có thể đo luờng đuợc; NHTW có thể kiểm soát đuợc; có mối liên hệ chặt chẽ với mục tiêu cuối cùng. Căn cứ vào các tiêu chuẩn trên, mục tiêu trung gian của chính sách lãi suất mà NHTW mong muốn là duy trì mặt bằng lãi suất của hệ thống NHTM từ đó tác động đến mặt bằng lãi suất của cả hệ thống thị truờng tài chính.
đà cho sự tăng trưởng. Trong thực tế, cứ tăng trưởng kinh tế cao thì thường kéo theo lạm phát. Hiện tượng này gần như là một nguyên lý mà các nhà kinh tế, kế hoạch, tài chính quốc gia phải luôn luôn quan tâm để hài hoà giữa phát triển và kiểm soát lạm phát, trong đó việc cân đối liều lượng, thời điểm, phương thức áp dụng các biện pháp là rất quan trọng. Nếu như lạm phát không được kiểm soát sẽ dẫn đến những hậu quả không chỉ về kinh tế mà còn cả về xã hội cho quốc gia, triệt tiêu hiệu quả của tăng trưởng kinh tế.
Mục tiêu kiểm soát lạm phát, do vậy là một trong những mục tiêu rất quan trọng của chính sách lãi suất của NHTW cũng như CSTT nói chung. Thông qua các công cụ của chính sách lãi suất, NHTW có thể thực thi CSTT thắt chặt hay nới lỏng trong từng thời kỳ để điều tiết và khống chế tỷ lệ lạm phát ở một mức độ hợp lý.
1.2.2.2. Công cụ của chính sách lãi suất
* Công cụ trực tiếp:
- Lãi suất trần: là mức lãi suất cao nhất một tổ chức tài chính áp dụng để thu hút tiền gửi vào tổ chức của mình - mức lãi suất trần huy động, hoặc mức cao nhất mà tổ chức áp dụng đối với các khoản vay nợ của người đi vay - lãi suất trần cho vay.
- Lãi suất sàn: là mức lãi suất thấp nhất ngân hàng được phép cho vay. Mức lãi suất tối thiểu này giúp tổ chức cho vay tránh khỏi bị mất tiền khi lợi nhuận từ hoạt động cho vay rơi xuống thấp hơn chi phí cho vay tiền. Cùng có ý nghĩa "bảo vệ", nhưng lãi suất trần được thiết lập là để bảo vệ người đi vay khỏi
mức lãi suất cho vay quá cao khiến họ khó tiếp cận được các khoản vay tín dụng.
- Lãi suất ưu đãi: là lãi suất của ngân hàng áp dụng cho một số đối tượng đặc biệt với lãi suất thấp.
lãi suất sàn (là mức lãi suất tối thiểu mà các ngân hàng đuợc phép ấn định khi cho vay hoặc đi vay). Thông thuờng NHTW sẽ qui định mức lãi suất trần đối với lãi suất cho vay và mức lãi suất sàn với lãi suất đi vay của các ngân hàng.
* Công cụ gián tiếp:
- Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất áp dụng khi NHTW tái chiết khấu thuơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác (tín phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gửi) cho các TCTD. Lãi suất tái chiết khấu đuợc thực hiện trên cơ sở các giấy tờ có giá: nguời nắm giữ giấy tờ có giá đem tới cầm cố tại ngân hàng để có đuợc một khoản vay với giá trị nhỏ hơn giá trị trên các giấy tờ cầm cố (phần chênh lệch chính là tỷ lệ chiết khấu) và ngân hàng sẽ thu lại toàn bộ khoản tiền khi các giấy tờ này đáo hạn. Trong truờng hợp giấy tờ đó chua đến hạn thanh toán mà ngân hàng lại đang cần vốn kinh doanh, họ có thể đem các giấy tờ có giá này tới chiết khấu tại NHTW với lãi suất chiết khấu NHTW đã công bố truớc đó để thu đuợc nguồn vốn phục vụ hoạt động kinh doanh. Nhu vậy, lãi suất tái chiết khấu đóng vai trò nhu mức lãi suất “sàn” trên thị truờng. Lý do rất đơn giản: các tổ chức tín dụng đã vay từ NHTW để cung cấp tín dụng cho khách hàng, nếu lãi suất cho vay khách hàng thấp hơn lãi suất huy động vốn từ NHTW, các tổ chức tín dụng sẽ không có lãi. Do vậy, lãi suất tái chiết khấu NHTW đua ra cũng chính là mức lãi suất cho vay thấp nhất của các tổ chức tín dụng.
Việc NHTW tái chiết khấu các giấy tờ có giá cũng tuơng tự nhu động thái tăng cung trên thị truờng. Tuy nhiên, lãi suất tái chiết khấu tăng cao sẽ hạn chế khả năng tiếp cận nguồn vốn của các TCTD và nguợc lại.
Nghiệp vụ chiết khấu và tái chiết khấu đuợc thực hiện theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng. Lãi suất chiết khấu đuợc NHTW xác định và công bố, phù hợp với mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ. Tăng
lãi suất tái chiết khấu đuợc coi là một trong số các công cụ thắt chặt tiền tệ, kiềm chế lạm phát của NHTW.
- Lãi suất tái cấp vốn: là lãi suất áp dụng khi NHTW tái cấp vốn cho TCTD thông qua các hình thức nhu: cho vay theo hồ sơ tín dụng; chiết khấu, tái chiết khấu thuơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác; cho vay có đảm bảo bằng cầm cố thuơng phiếu và các giấy tờ có giá ngắn hạn khác. Về cơ bản lãi suất tái chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn có cách thức thực hiện gần nhu giống nhau, trừ đối tuợng. Lãi suất tái cấp vốn có thể áp dụng nhiều loại giấy tờ có giá hơn do vậy nó thuờng cao hơn lãi suất chiết khấu do các giấy tờ có giá đem lại cầm cố có mức độ rủi ro hơn. Cơ chế tác động của lãi suất tái cấp vốn cũng nhu lãi suất tái chiết khấu. Khi NHTW đặt ra mục tiêu chống lạm phát, ổn định tỷ giá, lãi suất tái cấp vốn sẽ tăng cao.
- Lãi suất liên ngân hàng: là lãi suất mà các ngân hàng áp dụng cho khi cho nhau vay trên thị truờng liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng đuợc hình thành qua quan hệ cung cầu vốn vay trên thị truờng liên ngân hàng và chịu sự chi phối bởi lãi suất cho các ngân hàng trung gian vay của NHTW. Mức độ chi phối này phụ thuộc vào sự phát triển của hoạt động thị truờng mở vả tỷ giá trong sử dụng vốn vay NHTW của các ngân hàng trung gian.
1.2.2.3. Nội dung của chính sách lãi suất
Căn cứ vào trình độ phát triển và cơ chế quản lý của nền kinh tế, NHTW sẽ xây dựng và ban hành chính sách lãi suất thích hợp, để thi hành thống nhất trong hệ thống ngân hàng. Đó có thể là lãi suất sàn, lãi suất trần, lãi suất cơ bản, lãi suất thỏa thuận. chính sách lãi suất của NHTW có thể thực hiện theo hai huớng đó là: chính sách can thiệp trực tiếp và chính sách thị truờng. Khi các nuớc đã theo đuổi chính sách tự do hóa hoàn toàn thì NHTW vẫn tìm cách can thiệp nhung sự can thiệp mang tính thị truờng, nhằm quản lý nền kinh tế theo mục tiêu của CSTT.
lãi suất sàn, lãi suất cơ bản, lãi suất tái chiết khấu vv.để áp dụng cho từng loại khách hàng, từng nghiệp vụ tín dụng trên thị truờng. Nhu vậy chính sách
can thiệp trực tiếp đuợc thực hiện bằng cách NHTW qui định biểu lãi suất áp
dụng cho các hoạt động tín dụng trên thị truờng. Biểu lãi suất này đuợc điều chỉnh một phần hay toàn bộ khi có sự thay đổi mục tiêu phát triển kinh tế - xã
hội. Theo sự phát triển của kinh tế thị truờng, những cách thức qui định và kiểm soát lãi suất thị truờng của NHTW ngày càng lỏng và linh hoạt hơn. Chính sách can thiệp trực tiếp thuờng đuợc áp dụng ở các nuớc đang phát triển trong một điều kiện kinh tế - xã hội nhất định, thị truờng tài chính còn yếu, nhiều khó khăn trong quá trình kiểm soát luợng tiền cung ứng, đồng thời
nền kinh tế có khả năng xảy ra lạm phát cao.
- Chính sách lãi suất tự do: Chính sách tự do hóa lãi suất là chính sách để cho lãi suất tự hình thành thị truờng trên cơ sơ: cung cầu về vốn; mức tiết kiệm; thu nhập và chi tiêu của cá nhân và những nhân tố khác; loại bỏ những áp đặt mang tính hành chính nên quá trình hình thành lãi suất; cho phép các tổ chức tín
dụng tự chủ trong việc ấn định các mức lãi suất. NHTW chỉ gián tiếp tác động lên lãi suất thông qua các công cụ có tính định huớng, dấu hiệu cho thị truờng là
các công cụ tái chiết khấu, nghiệp vụ thị truờng mở, hợp đồng mua lại và dự trữ
bắt buộc.
- Chính sách lãi suất trần: là chính sách chỉ ấn định lãi suất cho vay tối đa. Chính sách này khuyến khích việc huy động vốn và tăng khả năng kiểm
- Chính sách lãi suất ưu đãi: Chính sách lãi suất ưu đãi là chính sách dành cho một số đối tượng đặc biệt như: người nghèo, gia đình chính sách...với lãi suất
thấp. Việc thực hiện chính sách này làm người đi vay không hoặc ít chú ý đến hiệu quả dẫn đến việc dùng vốn đổ vào những dự án không mấy hiệu quả. Điều đó
không giúp tăng trưởng vốn và phần lớn chính sách này lấy từ Ngân sách nhà nước. Các đối tượng được vay vốn với lãi suất ưu đãi thường là những hộ nghèo,các khu vực ở vùng sâu vùng xa, hải đảo, miền núi... Việc vay vốn với lãi
suất ưu đãi tuy tạo điều kiện cho người vay, nhưng lại hạn chế phát triển thị trường vốn vay.
1.2.3. Cơ chế điều hành chính sách lãi suất
Chính sách lãi suất có thể được NHTW sử dụng nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mức cung cầu tiền tệ từ đó đạt được các mục tiêu cụ thể đề ra trong từng thời kỳ.
1.2.3.1. Cơ chế điều hành trực tiếp
NHTW quản lý thống nhất lãi suất đối với nền kinh tế thông qua các hình thức quản lý lãi suất của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế quy định mức lãi suất cho vay tối đa hoặc tiền gửi tối thiểu của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế. Trong phạm vi lãi suất được phép, các tổ chức tín dụng được quyền ấn định mức lãi suất kinh doanh phù hợp. Khi có các thay đổi về kinh tế vĩ mô, NHTW có thể xem xét để điều chỉnh giới hạn lãi suất tối đa ở mức hợp lý. Theo cách thức điều hành lãi suất, cơ chế điều hành trực tiếp gồm:
- Cơ chế ấn định lãi suất: NHTW quản lý trực tiếp lãi suất bằng cách công bố tất cả các loại lãi suất. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đều phải thực hiện một cách tuyệt đối.
dụng xác định lãi suất kinh doanh. Phương pháp này không hoàn toàn cứng nhắc như cơ chế ấn định lãi suất, nhưng vẫn giữ được vai trò điều hành lãi suất của NHTW.
1.2.3.2. Cơ chế điều hành gián tiếp
NHTW thực hiện quản lý gián tiếp lãi suất cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế thông qua cơ chế tái cấp vốn (chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá...) đối với các tổ chức tín dụng. Cơ chế này được thực hiện theo 02 nguyên tắc: NHTW chỉ công bố các mức lãi suất áp dụng đối với khoản cho vay tái chiết khấu hoặc cho vay cầm cố các chứng từ có giá của mình đối với các tổ chức tín dụng. Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể theo từng kỳ hạn, từng đối tượng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế sẽ do tổ chức tín dụng tự ấn định dựa trên cơ sở cung - cầu về vốn và sự cạnh tranh trên thị trường, từ đó mà hình thành nên các mức lãi suất phản ánh đúng yêu cầu của thị trường. Ngoài ra điều hành gián tiếp còn phối hợp với các công cụ chính sách tiền tệ khác như:
- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: NHTW quy định tỷ lệ phần trăm giữa số tiền DTBB và tổng số dư tiền gửi phải tính DTBB mà các NHTM thu hút được trong một khoảng thời gian nhất định. Việc quy định tỷ lệ DTBB tạo điều kiện để NHTW kiểm soát quá trình tạo tiền của hệ thống NHTM và quan trọng hơn là NHTW sử dụng để tác động đến mức cung tiền tệ. Khi NHTW quyết định tăng hoặc giảm tỷ lệ DTBB, làm giảm hoặc tăng khả năng cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế. Từ đó làm giảm hoặc tăng mức cung tiền tệ để tác động đến lãi suất thị trường.
- Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất cho vay ngắn hạn của NHTW đối với các NHTM và các TCTD dưới hình thức tài chiết khấu các chứng từ có giá chưa đến thời hạn thanh toán. Với việc ấn định lãi suất tái chiết khấu, NHTW có thể tác động đến khả năng vay của NHTM và do đó làm cho cung
cầu tiền tệ tăng lên hay giảm xuống. Khi đó lãi suất tái chiết khấu tăng lên, các NHTM sẽ bất lợi trong việc vay vốn của NHTW. Trong điều kiện đó, các NHTM không có khả năng mở rộng tín dụng. Nguợc lại, khi lãi suất tái chiết khấu giảm, các NHTM có khả năng mở rộng cho vay đối với khách hàng. Do