Cơ chế điều hành chính sách lãi suất

Một phần của tài liệu 0776 nghiên cứu chính sách lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2015 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 34)

Chính sách lãi suất có thể được NHTW sử dụng nhằm tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới mức cung cầu tiền tệ từ đó đạt được các mục tiêu cụ thể đề ra trong từng thời kỳ.

1.2.3.1. Cơ chế điều hành trực tiếp

NHTW quản lý thống nhất lãi suất đối với nền kinh tế thông qua các hình thức quản lý lãi suất của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế quy định mức lãi suất cho vay tối đa hoặc tiền gửi tối thiểu của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế. Trong phạm vi lãi suất được phép, các tổ chức tín dụng được quyền ấn định mức lãi suất kinh doanh phù hợp. Khi có các thay đổi về kinh tế vĩ mô, NHTW có thể xem xét để điều chỉnh giới hạn lãi suất tối đa ở mức hợp lý. Theo cách thức điều hành lãi suất, cơ chế điều hành trực tiếp gồm:

- Cơ chế ấn định lãi suất: NHTW quản lý trực tiếp lãi suất bằng cách công bố tất cả các loại lãi suất. Các ngân hàng và các tổ chức tín dụng đều phải thực hiện một cách tuyệt đối.

dụng xác định lãi suất kinh doanh. Phương pháp này không hoàn toàn cứng nhắc như cơ chế ấn định lãi suất, nhưng vẫn giữ được vai trò điều hành lãi suất của NHTW.

1.2.3.2. Cơ chế điều hành gián tiếp

NHTW thực hiện quản lý gián tiếp lãi suất cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế thông qua cơ chế tái cấp vốn (chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay cầm cố giấy tờ có giá...) đối với các tổ chức tín dụng. Cơ chế này được thực hiện theo 02 nguyên tắc: NHTW chỉ công bố các mức lãi suất áp dụng đối với khoản cho vay tái chiết khấu hoặc cho vay cầm cố các chứng từ có giá của mình đối với các tổ chức tín dụng. Các mức lãi suất tiền gửi và cho vay cụ thể theo từng kỳ hạn, từng đối tượng của các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế sẽ do tổ chức tín dụng tự ấn định dựa trên cơ sở cung - cầu về vốn và sự cạnh tranh trên thị trường, từ đó mà hình thành nên các mức lãi suất phản ánh đúng yêu cầu của thị trường. Ngoài ra điều hành gián tiếp còn phối hợp với các công cụ chính sách tiền tệ khác như:

- Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: NHTW quy định tỷ lệ phần trăm giữa số tiền DTBB và tổng số dư tiền gửi phải tính DTBB mà các NHTM thu hút được trong một khoảng thời gian nhất định. Việc quy định tỷ lệ DTBB tạo điều kiện để NHTW kiểm soát quá trình tạo tiền của hệ thống NHTM và quan trọng hơn là NHTW sử dụng để tác động đến mức cung tiền tệ. Khi NHTW quyết định tăng hoặc giảm tỷ lệ DTBB, làm giảm hoặc tăng khả năng cho vay của các NHTM đối với nền kinh tế. Từ đó làm giảm hoặc tăng mức cung tiền tệ để tác động đến lãi suất thị trường.

- Lãi suất tái chiết khấu: là lãi suất cho vay ngắn hạn của NHTW đối với các NHTM và các TCTD dưới hình thức tài chiết khấu các chứng từ có giá chưa đến thời hạn thanh toán. Với việc ấn định lãi suất tái chiết khấu, NHTW có thể tác động đến khả năng vay của NHTM và do đó làm cho cung

cầu tiền tệ tăng lên hay giảm xuống. Khi đó lãi suất tái chiết khấu tăng lên, các NHTM sẽ bất lợi trong việc vay vốn của NHTW. Trong điều kiện đó, các NHTM không có khả năng mở rộng tín dụng. Nguợc lại, khi lãi suất tái chiết khấu giảm, các NHTM có khả năng mở rộng cho vay đối với khách hàng. Do đó, sự thay đổi lãi suất tái chiết khấu đuợc coi nhu dấu hiệu của định hướng CSTT của NHTW. Mức độ phát huy hiệu quả các công cụ này căn cứ vào mức độ phụ thuộc về vốn của NHTM vào NHTW, vì thế nó là công cụ kém chủ động. Để khắc phục nhược điểm này, NHTW thường sử dụng nó với công cụ dự trữ bắt buộc.

- Nghiệp vụ thị trường mở: là nghiệp vụ mua bán các chứng từ có giá của NHTW trên thị trường tiền tệ. Thông qua việc sử dụng công cụ này sẽ điều tiết mức dự trữ của các NHTM và điều tiết mức cung tiền để điều tiết lãi suất trên thị trường. Khi muốn gia tăng khối lượng tiền trong lưu thông, mở rộng tín dụng cho nền kinh tế, NHTW thực hiện mua các chứng từ có giá trên thị trường. Ngược lại muốn giảm mức cung tiền, thu hẹp tín dụng, NHTW bán các chứng từ có giá đang nắm giữ.

1.2.3.3. Điều kiện áp dụng cơ chế điều hành lãi suất

* Điều kiện áp dụng cơ chế điều hành gián tiếp: Cơ chế điều hành lãi suất này được áp dụng phổ biến đối với các nền kinh tế có hệ thống tài chính phát triển. Cơ chế này cũng trở nên linh hoạt hơn khi bên cạnh các loại lãi suất (chiết khấu, tái chiết khấu, cho vay cầm cố các giấy tờ có giá..) NHTW chấp nhận lãi suất do thị trường hình thành và tác động vào lãi suất này để duy trì ở mức mong muốn. Vai trò điều hành lãi suất của NHTW chỉ mang tính định hướng cho thị trường tiền tệ theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn. Đối với các quốc gia có nền kinh tế chưa phát triển thì cơ chế này là một khó khăn.

thiệp trực tiếp của NHTW vào lãi suất thị trường tiền tệ, lãi suất trên thị trường được hình thành và vận động linh hoạt hoàn toàn phụ thuộc vào cung

- cầu về vốn, mà không mang tính chủ quan áp đặt của Nhà nước. Vai trò điều hành lãi suất của NHTW chỉ mang tính định hướng cho thị trường tiền tệ

theo mục tiêu của chính sách tiền tệ trong từng giai đoạn.

* Điều kiện áp dụng cơ chế điều hành trực tiếp: Cơ chế điều hành này được áp dụng khi cơ chế điều hành gián tiếp không hoạt động, hệ thống thị trường tài chính không phát triển. Ưu điểm của cơ chế này là NHTW quản lý thống nhất lãi suất đối với nền kinh tế, vì vậy cơ chế lãi suất này chỉ thích hợp và được áp dụng phổ biến ở các nước có hệ thống tài chính chưa phát triển. Trong các nền kinh tế phát triển, lãi suất ngày càng được tự do hóa, xu hướng chung là ngày càng giảm dần sự quản lý lãi suất mang tính trực tiếp này.

Một phần của tài liệu 0776 nghiên cứu chính sách lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2015 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w