Các mức lãi suất điều hành của Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu 0776 nghiên cứu chính sách lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2015 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39)

Trong giai đoạn đầu của thời kỳ 2011-2015, tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp, nền kinh tế trong nước bộc lộ nhiều bất ổn vĩ mô, lạm phát tăng cao, kinh tế tăng trưởng chậm lại, thị trường chứng khoán suy giảm mạnh, thị trường bất động sản “đóng băng”, cán cân thanh toán tổng thể thâm hụt, mặt bằng lãi suất cho vay ở mức cao, tỷ giá biến động và chịu nhiều sức ép, dự trữ ngoại hối nhà nước ở mức thấp, nhiều tổ chức tín dụng gặp khó khăn về thanh khoản, quản trị yếu kém, nợ xấu gia tăng ở mức báo động, an toàn hệ thống đáng lo ngại, kỷ luật - kỷ cương thị trường tiền tệ bị phá vỡ.

Để vượt qua tình thế khó khăn, NHNN đã có sự đổi mới mạnh mẽ việc điều hành chính sách tiền tệ theo hướng chủ động, dẫn dắt thị trường, từng bước chuyển từ cơ chế điều tiết theo khối lượng sang điều hành theo lãi suất. Cụ thể là, NHNN đã thực hiện công bố định hướng điều hành lãi suất và triển khai đồng bộ các biện pháp để đạt mục tiêu là giảm dần mặt bằng lãi suất, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và hộ dân; tiến hành điều chỉnh linh hoạt các mức lãi suất điều hành, kết hợp với áp dụng biện pháp hành chính phù hợp theo diễn biến thị trường. Cùng với nỗ lực giảm lãi suất huy động, NHNN đã triển khai nhiều biện pháp để giảm mặt bằng lãi suất cho vay, đặc biệt là đối với các lĩnh vực ưu tiên, triển khai hàng loạt chương trình tín dụng với lãi suất ưu đãi.

NHNN đã chỉ đạo toàn Ngành triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng, góp phần khơi thông dòng tín dụng, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên và một số chương trình kinh tế trọng điểm, phù hợp với tính đặc thù về ngành nghề và lĩnh vực sản xuất, kinh doanh cũng như yêu cầu nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Đây là những mắt xích kinh tế quan trọng, từng bước tạo ra sự phát triển đồng bộ và cân đối trong nền kinh tế quốc dân.

Bảng 2.1: Các mức lãi suất điều hành của NHNN từ 2011-2015

31/3/2011 ^õữõ 13,00 12,00 13,00 29/4/2011 ^õữõ 14,00 13,00 14,00 6/10/2011 ^õữõ 15,00 13,00 16,00 12/3/2012 “900 14,00 12,00 15,00 10/4/2012 “900 13,00 11,00 14,00 25/5/2012 “900 12,00 10,00 13,00 8/6/2012 “900 11,00 9,00 12,00 29/6/2012 “900 10,00 8,00 11,00 21/12/2012 “900 “900 7,00 10,00 25/3/2013 “900 “800 6,00 9,00 10/5/2013 “900 ^7,00 5,00 8,00 17/3/2014 “900 ^C50 4,50 7,50

2.1.2.1. Tái cấp vốn

Theo quy định hiện hành, NHNN sử dụng công cụ tái cấp vốn để cấp tín dụng cho các TCTD theo các hình thức: cho vay có đảm bảo bằng giấy tờ

Kỳ hạn (ngày) có giá, chiết khấu giấy tờ có giá và cho vay lại hồ sơ tín dụng, nhằm mục7∙14 7;14;21 7J14 7;14;21 7;14;21;28;56

đích: cung ứng vốn ngắn hạn và phương tiện thanh toán cho tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước đã ban hành được hệ thống các văn bản pháp lý đầy đủ và đồng bộ về chính sách, cơ chế nghiệp vụ tái cấp vốn phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành, làm cơ sở để điều hành của NHNN và thực hiện đối với các TCTD.

Thông qua các hình thức tái cấp vốn:cho vay đảm bảo giấy tờ có giá, chiết khấu giấy tờ có giá và cho vay lại hồ sơ tín dụng, công cụ tái cấp vốn của NHNN đã phát huy được vai trò chủ đạo trong việc giải quyết vấn đề rủi ro thanh khoản cho các NHTM trong thời gian qua.

2.1.2.2. Nghiệp vụ thị trường mở

Trong thời gian 2011-2012, NHNN điều hành công cụ Nghiệp vụ thị trường mở theo Quy chế nghiệp vụ thị trường mở ban hành kèm theo Quyết định số 01/2007/QĐ- NHNN và Quyết định 27/2008/QĐ-NHNN sửa đổi bổ sung QĐ 01/2007/QĐ-NHNN.

Theo quy chế trên, Ngân hàng Nhà nước thực hiện nghiệp vụ thị trường mở thông qua việc mua, bán giấy tờ có giá đối với tổ chức tín dụng. Các loại giấy tờ có giá được phép giao dịch thông qua nghiệp vụ thị trường mở hiện nay là: Tín phiếu NHNN, tín phiếu kho bạc, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu địa phương do UBND thành phố Hà nội, UBNN thành phố Hồ Chí Minh phát hành.

Trong thời gian qua, nghiệp vụ thị trường mở phát triển nhanh, quy mô ngày càng được mở rộng, góp phần giải quyết khó khăn về nguồn vốn thanh toán và kinh doanh cho các TCTD, ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tác động đến tổng lượng tiền cung ứng (M2) trong nền kinh tế, theo mục tiêu của chính sách tiền tệ.

Thông qua hoạt động mua bán giấy tờ có giá, NHNN tác động trực tiếp đến nguồn vốn khả dụng của các tổ chức tín dụng, từ đó điều tiết lượng tiền tệ cung ứng và tác động gián tiếp đến lãi suất thị truờng theo mục tiêu giảm lãi suất huy động và cho vay của TCTD, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp.

Đánh giá một cách khách quan, trong năm 2012, NHNN điều hành nghiệp

vụ thị truờng mở OMO chủ động, linh hoạt và hiệu quả hơn thời gian truớc đó.

Doanh số chúng

thầu bình

quân/phiên

6.499 1.505 698 400 1.563

Lãi suất (%năm) 10-15 7-14 5.5-7 5.5-5.0 5Õ

Phuơng pháp đấu thầu

Khối luợng Khối

luợng, Lãi suất Khối luợng Khối luợng Khối luợng Chào bán 2012 2013 2014 2015 Số phiên ^79 "Ĩ6Ĩ ^231 "430 Kỳ hạn (ngày) 28,56,91, 182 28,56,91, 154,182 28,56,84,91,182 14,28,56, 91,182 Số luợt thành viên 1.003 731 1.733 411 Doanh số đặt thầu bình quân/phiên 9.162 2.753 2.212 7.997 Doanh số trúng thầu bình quân/kỳ hạn/phiên 2.203 1.583 1.531 1.127

Lãi suất (%năm) 3,48-12,5 1,17-7,2 2,4-4,5 2,39-4,4

Phuơng pháp đấu thầu

Khối luợng, Lãi suất

Lãi suất Khối luợng, Lãi suất Khối luợng, Lãi suất

phát hành GTCG nước ngoài Dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Dưới 12 tháng Từ 12 tháng trở lên Tháng 5/2011~ 3 1 6___________ 4___________ Tháng 6/2011 7___________ 5___________ Tháng 9/2011 8___________ 6___________ 1 ~ Nguồn:NHNN 2.1.2.3. Dự trữ bắt buộc

Theo quy định của Luật NHNN 2010, dự trữ bắt buộc là số tiền mà tổ chức tín dụng phải gửi tại Ngân hàng Nhà nuớc để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Ngân hàng Nhà nuớc quy định tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với từng loại hình tổ chức tín dụng và từng loại tiền gửi tại tổ chức tín dụng nhằm thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.

Cơ chế điều hành tỷ lệ dự trữ bắt buộc theo Quyết định số 379/QĐ- NHNN áp dụng từ ngày 24/2/2009 (đối với VND) và Quyết định 79/QĐ- NHNN áp dụng từ 01/2/2010 (đối với ngoại tệ), thông tu 20/2010/TT-NHNN ngày 29/9/2010.

Theo cơ chế nói trên, chính sách dự trữ bắt buộc đuợc căn cứ vào tính chất kỳ hạn tiền gửi(ngắn, trung, dài hạn), loại tiền gửi(VND và ngoại tệ) và uu tiên đối tuợng cho vay nông nghiệp, nông thôn.

Đối với TCTD có tỷ trọng du nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên tổng du nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 40% đến duới 70% và trên 70%: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam bằng 1/5 (một phần năm) và 1/20 so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thuờng tuơng ứng với từng kỳ hạn tiền gửi.

Từ năm 2009 -2012, tỷ lệ dự trữ bắt buộc của các TCTD đối với tiền gửi VND cố định 3% và không thay đổi.

2.1.3.4.Các công cụ trực tiếp

Theo cơ chế điều hành lãi suất hiện nay, NHNN trực tiếp quyết định các mức lãi suất nhu: Lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất tái chiết khấu, lãi suất OMO, trần lãi suất huy động ngắn hạn và trần lãi suất cho vay ngắn hạn thuộc 4 đối tuợng uu tiên đối với nền kinh tế của các TCTD. Các TCTD đuợc quy định lãi suất thỏa thuận đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 12 tháng trở lên; lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các đối tuợng khác ngoài 4 đối tuợng uu tiên;lãi suất cho vay trung dài hạn cho tất cả các đối tuợng khách hàng.

Từ tháng 6/2011, các lãi suất chủ chốt của NHNN đuợc điều hành theo cơ

chế: “trần” là lãi suất tái cấp vốn, “sàn” là lãi suất chiết khấu, biên độ giao động +/- 2% để điều tiết thị truờng, lãi suất cơ bản và lãi suất thị truờng mở đuợc ấn định biến động trong biên độ giữa lãi suất tái cấp vốn(trần) và lãi suất chiết khấu(sàn).

Các lãi suất điều hành của NHNN và lãi suất huy động vốn của NHTM đuợc điều chỉnh giảm xuống theo xu huớng giảm thấp của CPI (3/2012- 10/2012), đảm bảo nguyên tắc thực duơng, nguồn vốn huy động 10 tháng tăng +14.2%, thanh khoản của hệ thống Ngân hành đuợc cải thiện bằng nguồn vốn hút vào từ nền kinh tế chứ không phải từ nguồn tái cấp vốn nhu năm 2011.

Từ tháng 6/2011-10/2012:Mối quan hệ giữa các loại lãi suất đuợc điều chỉnh hợp lý hơn thời kỳ truớc đó, theo nguyên tắc: Lãi suất tái chiết khấu< lãi suất huy động vốn duới 12 tháng < lãi suất tái cấp vốn; “sàn” là lãi suất tái chiết khấu; “Trần” là lãi suất tái cấp vốn; Biên độ 1-2%, lãi suất huy động vốn của TCTD biến động trong biên độ nói trên.

Sự đổi mới cơ chế lãi suất lãi suất nói trên đã khuyến khích các TCTD huy động vốn từ nền kinh tế, hạn chế vay vốn từ NHNN, không còn cơ hội cho các TCTD lợi dụng vay tái cấp vốn của NHNN để cho vay lại trên thị truờng liên ngân hàng với lãi suất cao để huởng chênh lệch lãi suất lớn.

2.2. THỰC TRẠNG ĐIỀU HÀNH CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT GIAI ĐOẠN 2011-2015

2.2.1. Tình hình kinh tế Việt Nam giai đoạn 2011- 2015

Tính chung giai đoạn 2011 - 2015, mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân ước đạt khoảng 5,82%, thấp hơn so với giai đoạn 2006 - 2010, nhưng trong bối cảnh nền kinh tế phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức và kinh tế thế giới thường xuyên xuất hiện nhiều nhân tố bất lợi thì đây vẫn là mức tăng tương đối tốt. Hơn thế nữa, xu hướng phục hồi kinh tế trong 2 năm gần đây cũng rõ nét hơn. GDP bình quân đầu người cũng tăng trưởng khá, trong bối cảnh lạm phát được duy trì ở mức thấp đã góp phần nâng cao mức sống thực tế của người dân.

Lạm phát được kiểm soát nhờ thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp về tiền tệ, tín dụng và tài khóa cũng như cơ chế phối hợp linh hoạt giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) giảm từ 18,13% năm 2011 xuống 1,84% năm 2014 (mức thấp nhất trong vòng 10 năm qua) và dự báo sẽ tiếp tục thấp trong năm 2015. Mặt bằng lãi suất cho vay và huy động giảm, tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng cơ bản được điều hành phù hợp với các diễn biến kinh tế vĩ mô chung. Tỷ giá cơ bản ổn định, dự trữ ngoại hối tăng; tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế giảm đáng kể.

Sự phát triển của nền kinh tế được thể hiện qua các chỉ tiêu cơ bản sau:

2.2.1.1.Tăng trưởng kinh tế

Tăng trưởng kinh tế chịu tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu

Giai đoạn 2011-2015, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn do những vấn đề nội tại của nền kinh tế và chịu tác động không nhỏ của sự suy thoái kinh tế toàn cầu. Trong hai năm 2011-2012, tăng trưởng kinh tế liên tiếp sụt giảm, từ mức 6,42% năm 2010 xuống còn 6,24% trong năm 2011 và 5,25% trong năm 2012. Từ năm 2013 cho đến nay, với nỗ lực điều hành chính

sách, tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế đồng thời nhờ những tác động tích cực của sự phục hồi kinh tế thế giới, kinh tế trong nước bắt đầu có sự cải thiện đặc biệt ghi nhận mức tăng trưởng đột phá trong năm 2015, ước đạt 6,68%, vượt 0.48 điểm phần trăm so với kế hoạch đề ra.

Mặc dù vậy, mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2015 cũng không đủ để kéo tăng trưởng cả giai đoạn 2011-2016 lên mức cao hơn giai đoạn trước đó (2006-2010).

Tính chung cả giai đoạn 2011-2015, tăng trưởng bình quân toàn nền kinh tế ước đạt 5,91%, thấp hơn so với mức 6,32% của giai đoạn 2006-2010, đồng thời cũng không đạt được kế hoạch tăng trưởng 6,5-7% như mục tiêu kế hoạch. Tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2011- 2015 không đạt được mục tiêu như kế hoạch đề ra chủ yếu bắt nguồn từ hai nguyên nhân chính: Tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế, suy thoái tài chính toàn cầu, và những cải cách trong nước chưa mang lại nhiều kết quả đồng thời những yếu kém nội tại của nền kinh tế trở nên trầm trọng hơn.

Tăng trưởng kinh tế phục hồi chậm so với một số nước trong khu vực trong giai đoạn hậu khủng hoảng

Một vấn đề đáng lo ngại khác là so sánh với nhiều quốc gia trong khu vực, Việt Nam có tốc độ phục hồi kinh tế chậm hơn trong giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới (2011-2013).

Tốc độ tăng trưởng của các nước như Myanmar, Campuchia, Philipin, Lào đã liên tục ở mức cao hơn so với cùng kỳ. Indonesia giảm tốc độ tăng trưởng trong năm 2012 cũng giống như Việt Nam nhưng mức độ sụt giảm của nước này thấp hơn rất nhiều so với Việt Nam (tăng trưởng của Indonesia ở mức 6,03% trong năm 2012, thấp hơn gần 0,2 điểm % so với cùng kỳ năm 2011, trong khi đó tăng trưởng Việt Nam cũng trong năm này đã giảm gần 1 điểm % so với cùng kỳ). Trong giai đoạn gần đây (2014-2015), tăng trưởng

Tỳ trọng trong GDP chung, oó Đóng góp vào tăng trường chung, điểm o'o ISTLTS XD DV Thuế sản phẩm trữ trự câp sản phàm XLTS XD DX Thuê sản phấm trừ trự cấp sàn phẩm 2011 19.57 32.24 36.74 1 1.46 0.78 2.44 2.76 0.26 2012 19.22 33.55 3 7.27 9.95 0.53 2.41 2.51 -0.19 2013 17.96 33.2 38.74 10.1 1 0.46 1.69 2.55 0.72 2014 17.7 33.22 39.04 10.05 0.59 2.13 2.36 0.90 2015 17 33.25 39.04 10.05 0.40 3.20 2.43 0.64

kinh tế của Việt Nam dần cải thiện nhưng mức tăng vẫn còn thấp hơn một số nước như Campuchia, Lào, Philipine.

Xem xét tăng trưởng giữa các lĩnh vực trong nền kinh tế cho thấy, khu vực công nghiệp, xây dựng đã dần lấy lại đà tăng trưởng cao trong khi sự cải thiện tăng trưởng khu vực dịch vụ có dấu hiệu chậm lại, riêng khu vực nông, lâm, thủy sản tăng trưởng có dấu hiệu giảm sút.

Biểu đồ 2.1: Tăng trưởng GDP theo ngành, %, giá 2010

Trong giai đoạn 2011-2013, khu vực dịch vụ với mức tăng trưởng cao nhất trong ba khu vực, bình quân 6,7%/năm, đã giữ vai trò là động lực cho tăng trưởng chung. Trong khi đó, khu vực CNXD gặp phải nhiều khó khăn và sụt giảm tăng trưởng. Đặc biệt, tăng trưởng của ngành xây dựng xuống mức (- 0,6%) trong năm 2011 và công nghiệp chế biến chế tạo ở mức (-0,2%) trong năm 2013, ngược lại, trong những năm gần đây 2014-2015, tăng trưởng của khu vực dịch vụ lại cải thiện chậm.

Trong khi đó, nhờ những chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khu vực sản xuất và sự cải thiện của tổng cầu, khu vực công nghiệp và xây dựng đã tăng trưởng mạnh mẽ, ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng trong năm 2015, đạt 9,64% so với cùng kỳ và trở thành khu vực dẫn dắt tăng trưởng

của toàn nền kinh tế.

Cũng giống như khu vực CNXD, khu vực nông lâm thủy sản cũng chứng kiến sự sụt giảm tăng trưởng liên tiếp trong năm 2011-2013, từ mức 4,02% năm 2011 xuống 2,64% năm 2013, sau đó cải thiện nhẹ trong năm 2014 nhưng quay lại xu hướng sụt giảm ngay trong năm 2015.

Một phần của tài liệu 0776 nghiên cứu chính sách lãi suất của NH nhà nước việt nam giai đoạn 2011 2015 luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(95 trang)
w