Nội dung quyết định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 0779 nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.1. Nội dung quyết định tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Hình 1.1: Quy trình tín dụng 6.Thanh 5.Giám lý tín A 4.Giải sLtta dụng 3.Quyết lb'iπ, dụng ∣2.Phan định tín tích tín dụng 1 .Lập hô tιc ■ un sơ đe dụng nghị cấp tín dụng

Việc cấp tín dụng đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng về cơ bản sẽ được tiến hành qua các bước như hình 1.1, trong đó quyết định tín dụng là được tiến hành sau khi có được kết quả phân tích tín dụng dựa trên hô sơ cấp tín dụng và thông tin đã thu thập được.

Nội dung của quyết định tín dụng bao gôm: - Cấp tín dụng hay không cấp tín dụng

- Mức cấp tín dụng - Thời hạn cấp tín dụng - Lãi suất/ Phí

Trong thực tế ngân hàng rất sợ gặp hai loại sai lầm. Thứ nhất là quyết định chấp thuận cấp tín dụng cho những khách hàng không có khả năng hoàn trả. Thứ hai là quyết định không chấp thuận đối với các khách hàng có khả năng hoàn trả vốn tín dụng đúng hạn. Cả hai trường hợp này đều gây ra những tổn thất về lợi ích cho ngân hàng.

1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa

Theo quy trình tín dụng, việc quyết định cấp tín dụng đuợc diễn ra sau quá trình phân tích tín dụng. Kết quả phân tích tín dụng là một cơ sở để ngân hàng tiến hành ra quyết định tín dụng. Các nội dung phân tích về các mặt khác nhau của nguời đi vay thuờng đuợc tập hợp lại thành từng nhóm tùy theo từ ngân hàng. Có rất nhiều nhóm các nội dung phân tích về khách hàng, trong đó có nhóm CAMPARI thuờng đuợc sử dụng bao gồm các yếu tố: Character - Tu cách người vay; Ability - Năng lực người vay; Margin - Lãi cho vay; Purpose - Mục đích vay; Amount - Số tiền; Repayment - Sự hoàn trả và Insurance - Bảo đảm. Ngoài nhóm CAMPARI trên, ngân hàng cũng hay sử dụng nhóm nội dung 5C để phân tích tín dụng: Tu cách người vay (Character), Khả năng vay mượn của người đi vay (Capacity), Khả năng tạo tiền để tài trợ ngân hàng (Cash), Bảo đảm tín dụng (Collateral) và điều kiện môi trường (Conditions). Nhìn chung trước khi quyết định tín dụng các ngân hàng đều muốn có được bức tranh đầy đủ nhất về khách hàng từ những mảnh ghép thông tin thu thập được.

Về phía ngân hàng, ngoài việc quyết định tín dụng ngoài dựa vào những thông tin thu thập từ hồ sơ khách hàng, kết quả thẩm định tín dụng người ra quyết định tín dụng còn phải dựa vào những cơ sở như: thông tin từ thị trường, cơ quan liên quan; chính sách tín dụng của ngân hàng, những quy định hoạt động tín dụng của nhà nước; nguồn cho vay của ngân hàng và kết quả thẩm định bảo đảm tín dụng.

Từ những cơ sở phân tích trên ta có thể đúc kết được rằng có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp nhỏ và vừa nói riêng. Trong phạm vi bài nghiên cứu này, đứng trên góc nhìn từ phía ngân hàng, tác giả chỉ tập trung vào những nhân tố quan trọng, có tác động lớn đến việc ngân hàng quyết định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm:

1.2.2.1. Nhân tố về đặc điểm của doanh nghiệp

> Thời gian hoạt động của doanh nghiệp

Thời gian hoạt động của doanh nghiệp là khoảng thời gian từ lúc doanh nghiệp được thành lập và đi vào hoạt động cho tới thời điểm hiện tại. Abdulaziz M. Abdulsaleh and Andrew C. Worthington (2013) cho rằng các doanh nghiệp mới hoạt động có đặc trưng là có thông tin không rõ ràng khi chưa tạo được lịch sử giao dịch và hoạt động điều này khiến cho ngân hàng và các tổ chức tài chính thường không sẵn sàng khi cho vay. Các doanh nghiệp càng trẻ (thời gian hoạt động ít hơn 4 năm) thì càng dựa vào nguồn tài trợ phi chính thức mà không phải từ phía ngân hàng. Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng tuổi của doanh nghiệp tác động cùng chiều tới khả năng tiếp cận nguồn tài chính bên ngoài và các DNNVV được thành lập trên 5 năm có nhiều khả năng tiếp cận tín dụng thành công hơn so với các doanh nghiệp nhỏ và vừa có thời gian hoạt động dưới 5 năm.

> Trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp

Nhung Nguyen and Nhung Luu (2013) cho rằng những đặc điểm của chủ sở hữu/ người quản lý doanh nghiệp bao gồm tuổi, trình độ học vấn, kinh nghiệm, kỹ năng quản lý đều ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận tín dụng của doanh nghiệp. Nghiên cứu dẫn chiếu rằng trình độ học vấn của chủ doanh nghiệp tác động tích cực đến hoạt động của các DNNVV. Doanh nghiệp nhỏ và vừa nào mà chủ doanh nghiệp có trình độ học vấn càng cao thì dường như hoạt động càng tốt hơn. Trình độ học vấn cao hơn mang lại cho người điều hành DN một vị thế cao hơn để hiểu những yêu cầu khi vận hành doanh nghiệp và có thể giúp họ kiểm soát những khía cạnh của công việc kinh do- anh.

Kinh nghiệm của người điều hành DN được đo bởi số năm trong ngành và kinh nghiệm này giúp nâng cao khả năng tiếp cận tín dụng. Olekamma Kingsley Chinonso and Tang Zhen (2016) dẫn ra rằng kinh nghiệm quản lý, kiến thức và kinh nghiệm từ buổi đầu kinh doanh ảnh hưởng tích cực đến hoạt động của DN. Chủ doanh nghiệp với những kinh nghiệm sẵn có dường như dễ tránh được những sai lầm hơn những người chưa có kinh nghiệm, chính vì vậy họ được đánh giá ở vị trí tốt hơn khi tiếp cận tín dụng. Nghiên cứu tại Nigeria cho thấy việc thiếu kỹ năng quản lý cũng là một thách thức lớn đối với sự tồn tại của các DNNVV. Việc thiếu kỹ năng này ảnh hưởng đến các DNNVV trong việc tiếp cận nguồn tài trợ từ ngân hàng.

1.2.2.2. Nhân tố về mức độ quan hệ của doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của Le Thi Bich Ngoc (2013), một doanh nghiệp nhỏ và vừa có mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng khi tiếp cận tới nguồn tài trợ thì ngân hàng đã có những thông tin giao dịch của doanh nghiệp đó. Việc thiết lập quan hệ chặt chẽ với người đi vay cung cấp cho ngân hàng một bức tranh rõ ràng hơn về môi trường hoạt động mà doanh nghiệp đối mặt, hiểu rõ hơn về tư cách của chủ doanh nghiệp và đánh giá chính xác hơn về triển vọng kinh doanh.

Về phía doanh nghiệp đi vay, việc phát triển một mối quan hệ tin cậy với ngân hàng đem lại cho nó khả năng tốt hơn để nhận được những lời tư vấn hay hướng dẫn từ ngân hàng. Doanh nghiệp sẽ hiểu và làm tốt hơn (ví dụ như quy trình, thủ tục, và những yêu cầu từ ngân hàng về hồ sơ vay).

> Số lượng TCTD mà doanh nghiệp đang quan hệ

Số TCTD đang quan hệ là số lượng các ngân hàng mà doanh nghiệp cùng lúc thiết lập giao dịch.

quan hệ vay mượn có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng cũng kèm chi phí. Trong nhiều trường hợp giao dịch với nhiều ngân hàng có thể giảm chi phí quan hệ nhưng đồng thời làm ảnh hưởng đến lợi ích của các ngân hàng liên quan. Tùy vào từng doanh nghiệp để lựa chọn số lượng tối ưu ngân hàng để thiết lập mối quan hệ.

Jann Goedecke, Francisco B"achler, Roy Mersland, Bert D’Espallier (2017) kết luận rằng có bằng chứng cho thấy quan hệ với nhiều ngân hàng có thể làm giảm rủi ro tín dụng. Những người đi vay với rủi ro tín dụng cao hơn có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào mối quan hệ với ngân hàng hơn tuy nhiên phổ biến hơn cả là việc người đi vay cải thiện rủi ro tín dụng thông qua việc quan hệ với nhiều ngân hàng.

> Thời gian quan hệ với ngân hàng

Thời gian quan hệ với ngân hàng là số năm kể từ khi doanh nghiệp thiết lập quan hệ với ngân hàng cho tới thời điểm nghiên cứu. Thời gian mà doanh nghiệp giao dịch tại ngân hàng càng dài, thì ngân hàng càng có khả năng nắm được tình hình của doanh nghiệp đó và khắc phục hiệu quản hơn tình trạng rủi ro do thông tin bất cân xứng. Từ việc doanh nghiệp sử dụng các loại sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng có thể theo dõi tình hình giao dịch qua tài khoản thanh toán, nắm được dòng tiền ra, vào của doanh nghiệp từ đó hiểu hơn về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Lịch sử hoạt động tín dụng cũng được ngân hàng chú trọng khi đánh giá uy tín các doanh nghiệp lâu năm.

> Tài sản bảo đảm

Bảo đảm tín dụng là việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc bên bảo lãnh thứ ba. Các ngân hàng coi bảo đảm tín dụng là nguồn thu nợ thứ hai khi

nguồn thu nợ thứ nhất (các luu chuyển tiền tệ) không thể thanh toán đuợc nợ.

Việc yêu cầu tài sản bảo đảm từ phía khách hàng khi cấp tín dụng giúp cho ngân hàng có thể an tâm hơn với nguồn thu nợ thứ hai đồng thời nâng cao trách nhiệm sử dụng vốn từ doanh nghiệp khi đi vay.

Khi quyết định cấp tín dụng, mức cấp tín dụng cũng đuợc các ngân hàng căn cứ vào giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng. Nếu giá trị tài sản nhỏ hơn nghĩa vụ đuợc bảo đảm thì nguời đi vay dễ có động cơ không trả nợ hơn.

1.2.2.3. Nhân tố tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

> Quy mô doanh thu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu đuợc hoặc sẽ thu đuợc từ các hoạt động kinh tế phát sinh nhu: bán hàng, sản phẩm, cung cấp dịch vụ,... Doanh thu có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Doanh thu tạo ra giúp doanh nghiệp trang trải các chi phí phát sinh qua đó xác định đuợc kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác doanh thu cũng là cơ sở để xác định vị thế doanh nghiệp trên thị truờng: một sản phẩm trên thị truờng có thể có rất nhiều nhà cung cấp, doanh thu sẽ cho thấy thị phần của doanh nghiệp.

> Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của DN . Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh luôn đuợc mong chờ là thành phần chính trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp và là động lực để các chủ sở hữu tiếp tục đầu tu vốn vào doanh nghiệp. Chính vì vậy , Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh là một thông tin quan trọng để đánh giá triển vọng của doanh nghiệp trong tuơng lai.

Quy mô của doanh nghiệp nói chung và quy mô tổng tài sản nói riêng theo Cassar (2004) cho rằng có thể tuơng đối tốn kém hơn cho các công ty nhỏ hơn để giải quyết bất cân xứng thông tin với các nhà tài trợ vốn. Do đó, các công ty nhỏ hơn có thể đuợc cấp vốn ít hơn. Ngoài ra, chi phí giao dịch trên quy mô thuờng là có thể cao hơn cho các công ty nhỏ hơn. Các công ty nhỏ cũng có ít cơ hội huy động vốn hơn vì thị truờng vốn nằm ngoài tầm với do quy mô của doanh nghiệp.

Lợi thế về quy mô: mặc dù đây không phải là chỉ số tài chính phổ biến để phân tích tài chính nhung trên cơ sở tham khảo các tài liệu, tác giả vẫn quyết định đua biến lợi thế về quy mô vào trong mô hình bởi lẽ kinh tế học đã chỉ ra rằng khi quy mô lớn, doanh nghiệp sẽ đuợc huởng tính kinh tế nhờ quy mô (economies of scale) do tiết kiệm đuợc chi phí cố định trên một đơn vị sản luợng tiêu thụ. Ngoài ra một doanh nghiệp quy mô lớn sẽ dễ dàng trong việc tạo uy tín với khách hàng và nhà cung cấp. Một doanh nghiệp nhỏ thì việc huy động để tài trợ cho hoạt động kinh doanh là không hề dễ dàng, trái lại nó còn rất rủi ro khi đi vay hoặc kinh doanh do quy mô vốn khiêm tốn.

> Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán hiện thời cho biết với mỗi đơn vị nợ ngắn hạn đuợc bảo đảm bởi bao nhiêu đơn vị tài sản ngắn hạn. Đây là chỉ tiêu cho biết khả năng hoàn trả toàn bộ nợ ngắn hạn từ việc chuyển đổi tài sản ngắn hạn của DN.

λ z Tài sản ngắn hạn

Hệ SO khả năng thanh toán ngắn hạn = —- - ---3-—- -— Nợ ngăn hạn

Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện DN càng có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn kịp thời.

Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ phải trả của DN trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị tổng tài sản cùng kỳ. Công thức tính như sau:

Tỷ lệ nợ = Nợ phải trả

Tổng tài sảnXl 00%

Tỷ số nợ nói lên trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn từ bên ngoài (các chủ nợ) là bao nhiêu phần trăm. Nếu so sánh nợ phải trả với tổng tài sản thì tỷ số nợ còn thể hiện mức độ tài trợ cho số tài sản hiện có của doanh nghiệp từ nguồn vốn bên ngoài. Tỷ số này tăng chứng tỏ doanh nghiệp càng ngày càng phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài, mức độ rủi ro của doanh nghiệp đó ngày càng tăng. Một hệ số nợ thấp cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Mặt khác một hệ số nợ thấp cũng có thể cho thấy DN chưa tận dụng hết được đòn bẩy tài chính. Khi hệ số nợ của DN quá lớn, khả năng thanh toán của DN bị suy giảm. Khi đó các ngân hàng cũng không mong muốn cấp tín dụng vì có thể làm gia tăng nghĩa vụ nợ của khách hàng dẫn tới khó thu hồi được vốn đã cấp.

> Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ số này thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận với phần vốn chủ của doanh nghiệp. Nó cho biết với một phần trăm đồng vốn chủ sở hữu đem ra đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu lấy lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu bình quân thì nó còn phản ánh thu nhập mà các cổ đông nhận được từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận thu được sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước thì doanh nghiệp có thể sử dụng để tái đầu tư, trích lập các quỹ, trích một phần dùng để cải thiện tinh thần, đời sống vật chất cho người lao động, chi cổ tức. Với các nhân tố khác là không đổi, một mức sinh lợi cao đồng nghĩa với khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp tốt có thể hoàn trả các khoản nợ, thuế và vẫn còn một phần giữ lại để tái đầu

tư từ đó có thể thấy mức độ rủi ro của doanh nghiệp càng thấp.

> Chất lượng báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng bảng biểu, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.

Ann Gathoni Thuku (2017) trong nghiên cứu của mình có trích dẫn rằng báo cáo tài chính kiểm toán là rất hữu ích đối với các doanh nghiệp khi tiếp cận tín dụng từ các định chế tài chính. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực Nam Á khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng từ các tổ chức tài chính chuyên nghiệp vì thiếu những báo cáo tài chính phù hợp. Hầu hết các DNNVV thường có báo cáo tài chính đa sổ (ngân hàng, thuế, nội bộ...) và thường không có báo cáo kiểm toán.

Nghiên cứu của Nanyondo, (2014) cho thấy chất lượng của báo cáo tài chính ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu 0779 nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 25)