Nhân tố về mức độ quan hệ của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu 0779 nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 52)

6. Kết cấu của đề tài

1.2.2.2. Nhân tố về mức độ quan hệ của doanh nghiệp

Theo nghiên cứu của Le Thi Bich Ngoc (2013), một doanh nghiệp nhỏ và vừa có mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng khi tiếp cận tới nguồn tài trợ thì ngân hàng đã có những thông tin giao dịch của doanh nghiệp đó. Việc thiết lập quan hệ chặt chẽ với người đi vay cung cấp cho ngân hàng một bức tranh rõ ràng hơn về môi trường hoạt động mà doanh nghiệp đối mặt, hiểu rõ hơn về tư cách của chủ doanh nghiệp và đánh giá chính xác hơn về triển vọng kinh doanh.

Về phía doanh nghiệp đi vay, việc phát triển một mối quan hệ tin cậy với ngân hàng đem lại cho nó khả năng tốt hơn để nhận được những lời tư vấn hay hướng dẫn từ ngân hàng. Doanh nghiệp sẽ hiểu và làm tốt hơn (ví dụ như quy trình, thủ tục, và những yêu cầu từ ngân hàng về hồ sơ vay).

> Số lượng TCTD mà doanh nghiệp đang quan hệ

Số TCTD đang quan hệ là số lượng các ngân hàng mà doanh nghiệp cùng lúc thiết lập giao dịch.

quan hệ vay mượn có thể mang lại lợi ích cho doanh nghiệp nhưng cũng kèm chi phí. Trong nhiều trường hợp giao dịch với nhiều ngân hàng có thể giảm chi phí quan hệ nhưng đồng thời làm ảnh hưởng đến lợi ích của các ngân hàng liên quan. Tùy vào từng doanh nghiệp để lựa chọn số lượng tối ưu ngân hàng để thiết lập mối quan hệ.

Jann Goedecke, Francisco B"achler, Roy Mersland, Bert D’Espallier (2017) kết luận rằng có bằng chứng cho thấy quan hệ với nhiều ngân hàng có thể làm giảm rủi ro tín dụng. Những người đi vay với rủi ro tín dụng cao hơn có xu hướng phụ thuộc nhiều hơn vào mối quan hệ với ngân hàng hơn tuy nhiên phổ biến hơn cả là việc người đi vay cải thiện rủi ro tín dụng thông qua việc quan hệ với nhiều ngân hàng.

> Thời gian quan hệ với ngân hàng

Thời gian quan hệ với ngân hàng là số năm kể từ khi doanh nghiệp thiết lập quan hệ với ngân hàng cho tới thời điểm nghiên cứu. Thời gian mà doanh nghiệp giao dịch tại ngân hàng càng dài, thì ngân hàng càng có khả năng nắm được tình hình của doanh nghiệp đó và khắc phục hiệu quản hơn tình trạng rủi ro do thông tin bất cân xứng. Từ việc doanh nghiệp sử dụng các loại sản phẩm dịch vụ tài chính, ngân hàng có thể theo dõi tình hình giao dịch qua tài khoản thanh toán, nắm được dòng tiền ra, vào của doanh nghiệp từ đó hiểu hơn về hoạt động kinh doanh của khách hàng. Lịch sử hoạt động tín dụng cũng được ngân hàng chú trọng khi đánh giá uy tín các doanh nghiệp lâu năm.

> Tài sản bảo đảm

Bảo đảm tín dụng là việc bảo vệ quyền lợi của người cho vay dựa trên cơ sở thế chấp, cầm cố tài sản thuộc sở hữu của người đi vay hoặc bên bảo lãnh thứ ba. Các ngân hàng coi bảo đảm tín dụng là nguồn thu nợ thứ hai khi

nguồn thu nợ thứ nhất (các luu chuyển tiền tệ) không thể thanh toán đuợc nợ.

Việc yêu cầu tài sản bảo đảm từ phía khách hàng khi cấp tín dụng giúp cho ngân hàng có thể an tâm hơn với nguồn thu nợ thứ hai đồng thời nâng cao trách nhiệm sử dụng vốn từ doanh nghiệp khi đi vay.

Khi quyết định cấp tín dụng, mức cấp tín dụng cũng đuợc các ngân hàng căn cứ vào giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng. Nếu giá trị tài sản nhỏ hơn nghĩa vụ đuợc bảo đảm thì nguời đi vay dễ có động cơ không trả nợ hơn.

1.2.2.3. Nhân tố tài chính và hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

> Quy mô doanh thu

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là tổng số tiền mà doanh nghiệp thu đuợc hoặc sẽ thu đuợc từ các hoạt động kinh tế phát sinh nhu: bán hàng, sản phẩm, cung cấp dịch vụ,... Doanh thu có nhiều ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp. Doanh thu tạo ra giúp doanh nghiệp trang trải các chi phí phát sinh qua đó xác định đuợc kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt khác doanh thu cũng là cơ sở để xác định vị thế doanh nghiệp trên thị truờng: một sản phẩm trên thị truờng có thể có rất nhiều nhà cung cấp, doanh thu sẽ cho thấy thị phần của doanh nghiệp.

> Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh là kết quả cuối cùng của hoạt động kinh doanh của DN . Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh luôn đuợc mong chờ là thành phần chính trong tổng lợi nhuận của doanh nghiệp và là động lực để các chủ sở hữu tiếp tục đầu tu vốn vào doanh nghiệp. Chính vì vậy , Lợi nhuận thuần của hoạt động kinh doanh là một thông tin quan trọng để đánh giá triển vọng của doanh nghiệp trong tuơng lai.

Quy mô của doanh nghiệp nói chung và quy mô tổng tài sản nói riêng theo Cassar (2004) cho rằng có thể tuơng đối tốn kém hơn cho các công ty nhỏ hơn để giải quyết bất cân xứng thông tin với các nhà tài trợ vốn. Do đó, các công ty nhỏ hơn có thể đuợc cấp vốn ít hơn. Ngoài ra, chi phí giao dịch trên quy mô thuờng là có thể cao hơn cho các công ty nhỏ hơn. Các công ty nhỏ cũng có ít cơ hội huy động vốn hơn vì thị truờng vốn nằm ngoài tầm với do quy mô của doanh nghiệp.

Lợi thế về quy mô: mặc dù đây không phải là chỉ số tài chính phổ biến để phân tích tài chính nhung trên cơ sở tham khảo các tài liệu, tác giả vẫn quyết định đua biến lợi thế về quy mô vào trong mô hình bởi lẽ kinh tế học đã chỉ ra rằng khi quy mô lớn, doanh nghiệp sẽ đuợc huởng tính kinh tế nhờ quy mô (economies of scale) do tiết kiệm đuợc chi phí cố định trên một đơn vị sản luợng tiêu thụ. Ngoài ra một doanh nghiệp quy mô lớn sẽ dễ dàng trong việc tạo uy tín với khách hàng và nhà cung cấp. Một doanh nghiệp nhỏ thì việc huy động để tài trợ cho hoạt động kinh doanh là không hề dễ dàng, trái lại nó còn rất rủi ro khi đi vay hoặc kinh doanh do quy mô vốn khiêm tốn.

> Khả năng thanh toán ngắn hạn

Khả năng thanh toán ngắn hạn hay còn gọi là hệ số khả năng thanh toán hiện thời cho biết với mỗi đơn vị nợ ngắn hạn đuợc bảo đảm bởi bao nhiêu đơn vị tài sản ngắn hạn. Đây là chỉ tiêu cho biết khả năng hoàn trả toàn bộ nợ ngắn hạn từ việc chuyển đổi tài sản ngắn hạn của DN.

λ z Tài sản ngắn hạn

Hệ SO khả năng thanh toán ngắn hạn = —- - ---3-—- -— Nợ ngăn hạn

Chỉ tiêu này càng cao càng thể hiện DN càng có khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn kịp thời.

Tỷ số này (thường tính bằng %) được tính bằng cách lấy tổng nợ phải trả của DN trong một thời kỳ nào đó chia cho giá trị tổng tài sản cùng kỳ. Công thức tính như sau:

Tỷ lệ nợ = Nợ phải trả

Tổng tài sảnXl 00%

Tỷ số nợ nói lên trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp, nguồn vốn từ bên ngoài (các chủ nợ) là bao nhiêu phần trăm. Nếu so sánh nợ phải trả với tổng tài sản thì tỷ số nợ còn thể hiện mức độ tài trợ cho số tài sản hiện có của doanh nghiệp từ nguồn vốn bên ngoài. Tỷ số này tăng chứng tỏ doanh nghiệp càng ngày càng phụ thuộc vào nguồn vốn từ bên ngoài, mức độ rủi ro của doanh nghiệp đó ngày càng tăng. Một hệ số nợ thấp cho thấy doanh nghiệp có khả năng tự chủ tài chính cao. Mặt khác một hệ số nợ thấp cũng có thể cho thấy DN chưa tận dụng hết được đòn bẩy tài chính. Khi hệ số nợ của DN quá lớn, khả năng thanh toán của DN bị suy giảm. Khi đó các ngân hàng cũng không mong muốn cấp tín dụng vì có thể làm gia tăng nghĩa vụ nợ của khách hàng dẫn tới khó thu hồi được vốn đã cấp.

> Lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ số này thể hiện mối quan hệ giữa lợi nhuận với phần vốn chủ của doanh nghiệp. Nó cho biết với một phần trăm đồng vốn chủ sở hữu đem ra đầu tư mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Nếu lấy lợi nhuận sau thuế chia cho vốn chủ sở hữu bình quân thì nó còn phản ánh thu nhập mà các cổ đông nhận được từ hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận thu được sau khi hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với nhà nước thì doanh nghiệp có thể sử dụng để tái đầu tư, trích lập các quỹ, trích một phần dùng để cải thiện tinh thần, đời sống vật chất cho người lao động, chi cổ tức. Với các nhân tố khác là không đổi, một mức sinh lợi cao đồng nghĩa với khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh nghiệp tốt có thể hoàn trả các khoản nợ, thuế và vẫn còn một phần giữ lại để tái đầu

tư từ đó có thể thấy mức độ rủi ro của doanh nghiệp càng thấp.

> Chất lượng báo cáo tài chính

Báo cáo tài chính là các thông tin kinh tế được kế toán viên trình bày dưới dạng bảng biểu, cung cấp các thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của doanh nghiệp đáp ứng các cầu cho những người sử dụng chúng trong việc đưa ra các quyết định về kinh tế.

Ann Gathoni Thuku (2017) trong nghiên cứu của mình có trích dẫn rằng báo cáo tài chính kiểm toán là rất hữu ích đối với các doanh nghiệp khi tiếp cận tín dụng từ các định chế tài chính. Hầu hết các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại khu vực Nam Á khó khăn trong việc tiếp cận tín dụng từ các tổ chức tài chính chuyên nghiệp vì thiếu những báo cáo tài chính phù hợp. Hầu hết các DNNVV thường có báo cáo tài chính đa sổ (ngân hàng, thuế, nội bộ...) và thường không có báo cáo kiểm toán.

Nghiên cứu của Nanyondo, (2014) cho thấy chất lượng của báo cáo tài chính ảnh hưởng rõ rệt tới khả năng tiếp cận tài chính của doanh nghiệp. Ngoài ra nếu không tìm thấy một mối quan hệ nào giữa chất lượng báo cáo tài chính và việc tiếp cận tài chính của doanh nghiệp thì điều này cũng có thể ám chỉ rằng các chủ doanh nghiệp nhỏ và vừa đã không quan tâm đến chất lượng báo cáo tài chính của họ, rủi ro nhận thấy và thông tin bất cân xứng sẽ ảnh hưởng đến cơ hội tiếp cận tài chính của doanh nghiệp.

KẾT LUẬN CHƯƠNG I:

Chương I trình bày tổng quan về DNNVV, nội dung quyết định về DNNVV, và các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tín dụng đối với DNNVV.

định tín dụng DNNVV, tuy nhiên tác giả chỉ lựa chọn những yếu tố quan trọng, có khả năng thu thập đuợc dữ liệu để đua vào nghiên cứu gồm. Các nhân tố này đuợc chia làm 3 nhóm: i. Nhóm nhân tố về đặc điểm của doanh nghiệp (Thời gian hoạt động của DN, trình độ học vấn của nguời điều hành DN, kinh nghiệm của nguời điều hành DN); ii. Nhóm nhân tố về mức độ quan hệ của doanh nghiệp (số luợng TCTD đang quan hệ, thời gian quan hệ với ngân hàng, tài sản bảo đảm) và iii. Nhóm nhân tố tài chính và kết quả hoạt động của DN (Quy mô doanh thu, Lợi nhuận sau thuế, Quy mô tổng tài sản, Khả năng thanh toán ngắn hạn, Tỷ lệ nợ, ROE, Chất luợng báo cáo tài chính).

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH TP HÀ NỘI

2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN

CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM- CHI NHÁNH THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội

Vào ngày 30/03/1995 Tổng giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam ra quyết định số 83/NHCT-QĐ về việc chuyển toàn bộ bộ phận có giao dịch trực tiếp tại Hội sở chính Ngân hàng Công thương Việt Nam để thành lập ra Sở giao dịch Ngân hàng Công thương Việt Nam. Trong giai đoạn này, trải qua những thành quả ban đầu trong công cuộc đổi mới, hoạt động kinh doanh của Sở giao dịch đã thu được nhiều kết quả quan trọng như xây dựng củng cố và phát triển mạng lưới, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ do vậy đã có sự tăng trưởng cao. Đến năm 1998, tổng nguồn vốn huy động tại Sở giao dịch đạt 5,572 tỷ đồng tăng gấp 133 lần; dư nợ cho vay đạt 870 tỷ đồng, tăng 23 lần so với năm 1988.

Ngày 30/12/1998, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Công thương Việt Nam ban hành Quyết định số 134/QĐ-HĐQT-NHCT1 về việc chuyển hoạt động tại Sở giao dịch thành Sở giao dịch I - Ngân hàng Công thương Việt Nam kể từ ngày 01/01/1999. Một lần nữa thay đổi cơ cấu tổ chức, các phòng, ban được bố trị lại để phù hợp với nhiệm vụ kinh doanh trong tình hình mới. Kế thừa thành tựu sau 10 năm hoạt động, Sở giao dịch I luôn duy trì được sự phát triển nhanh toàn diện và vững chắc. Từ năm 1999 đến năm 2007, các mảng kinh doanh cơ bản đều có tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 20% - 25%. Sở giao dịch I Ngân hàng Công Thương đã trở thành đơn vị có quy mô hoạt

động lớn, kinh doanh đa dạng, chất lượng, có uy tín cao trong cộng đồng. Từ ngày 01/07/2009, Sở giao dịch I được chuyển tên thành Chi nhánh Thành phố Hà Nội theo Quyết định số 496/QĐ-HĐQT/NHCT1 của Chủ tịch HĐQT NHTM Cổ phần Công thương Việt Nam. Sau khi đổi tên, hoạt động của Chi nhánh Thành phố Hà Nội liên tục được mở rộng và phát triển. Thời điểm hiện nay, Chi nhánh Thành phố Hà Nội đang là chi nhánh lớn nhất và là đầu tàu của toàn hệ thống NHTM Cổ phần Công Thương Việt Nam về quy mô hoạt động.

2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh

thành phố Hà Nội

2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh thành phố Hà Nội

Theo quyết định số 158/QĐ-TGĐ-NHCT18 của Tổng Giám Đốc NHCT Việt Nam, Vietinbank CN TP Hà Nội có các chức năng nhiệm vụ sau: Chức năng huy động vốn ngắn - trung - dài hạn trong và ngoài nước để đầu tư, phát triển, kinh doanh đa năng tổng hợp về tài chính, tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng; làm ngân hàng đại lý, ngân hàng phục vụ đầu tư phát triển từ các nguồn vốn của Chính phủ, các tổ chức tài chính tiền tệ, các tổ chức kinh tế xã hội, cá nhân và đoàn thể trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật về ngân hàng.

2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Vietinbank - Chi nhánh TP Hà Nội

Cơ cấu tổ chức của chi nhánh gồm Ban Giám Đốc, các phòng ban chức năng tại hội sở và các phòng giao dịch. Cụ thể theo sơ đồ dưới đây:

TT Thời gian Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 Giá trị Tăng trưởng (%) Giá trị Tăng trưởng (%) 1 Tổng doanh thu 10.140 10.850 7,0 11.230 3,5

(Nguồn: Quyết dịnh 449/TB-CNTPHN2 ngày 28/07/2014 của Chi nhánh TP Hà Nội)

Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh theo mô hình trực tuyến - chức năng (là sự kết hợp của 2 mô hình trực tuyến và mô hình chức năng) với 29 phòng ban. Đứng đầu là giám đốc, giúp việc cho giám đốc có 5 phó giám đốc chuyên trách.

Cơ cấu tổ chức này đảm bảo sự thống nhất quản lý cao nhất, các quyết định quản lý quan trọng đuợc trên hiện bởi giám đốc. giám đốc chịu trách nhiệm cuối cùng và toàn diện mọi hoạt động của chi nhánh, các phó giám đốc

Một phần của tài liệu 0779 nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thành phố hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 52)