Kinh nghiệm huy động vốn của NHNo&PTNT CN Vĩnh Tường,

Một phần của tài liệu 0759 mở rộng huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện yên khánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46)

Tường, Vĩnh Phúc:

Nguồn vốn huy động giúp chi nhánh cân đối tiềm lực tài chính, giữ mức tăng trưởng ổn định giữa huy động vốn và cho vay. Với phương châm: “Lấy

khách hàng là trọng tâm, mỗi khách hàng là một đối tác”, để đạt và vượt mức chỉ tiêu kế hoạch huy động vốn đề ra, NHNo&PTNT Vĩnh Tường hoạt động trên cơ sở hài hòa lợi ích của ngân hàng và khách hàng.

Những năm qua, chi nhánh không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trẻ hóa đội ngũ, nhằm đổi mới tác phong làm việc, đem đến dịch vụ tốt nhất để làm hài lòng khách hàng. Tích cực triển khai các sản phẩm mới với mức lãi suất hấp dẫn, mang tính tiện ích cao, phù hợp với thị trường để thu hút khách hàng. Phối hợp với các công ty, đơn vị hành chính trên địa bàn thực hiện trả lương qua tài khoản ngân hàng nhằm tận dụng nguồn vốn nhàn rỗi; giao nhiệm vụ, gắn trách nhiệm cụ thể đối với vị trí công tác của từng cán bộ chi nhánh trong việc bám sát địa bàn, tập trung huy động vốn tại các địa phương có làng nghề truyền thống, phát triển mạnh trong lĩnh vực thương mại dịch vụ.

Hiện nay, tổng dư nợ của chi nhánh đang ở mức cân bằng với tổng nguồn vốn huy động; cơ cấu nguồn vốn huy động phần lớn tập trung ở kỳ hạn từ 6 tháng trở lên, giữ cho thanh khoản của chi nhánh luôn ở mức ổn định.

1.3.4. Bài học rủt ra cho NHNo&PTNThuyện Yên Khánh, Ninh Bình

Nhìn chung việc mở rộng huy động vốn ảnh hưởng bởi chính sách tài chính tiền tệ chung của quốc gia, đồng thời chịu sự ảnh hưởng trực tiếp các chính sách sản phẩm và chiến lược huy động của mỗi ngân hàng. Từ nghiên cứu một số kinh nghiệm trong hoạt động huy động vốn của một số ngân hàng nói trên, các Ngân hàng Việt Nam cần chú ý rút ra những bài học kinh nghiệm trong mở rộng huy động vốn như sau:

Thứ nhất, Các ngân hàng cần đa dạng các sản phẩm huy động vốn, cùng với đẩy mạnh phát triển thị trường tài chính nhằm khai thông nguồn vốn trong nước. Cần thiết kế từng loại sản phẩm cho từng đối tượng khách hàng kèm theo các dịch vụ về an sinh như bảo hiểm, y tế, dịch vụ về chăm sóc sức

khỏe. Đặc biệt là phải có chính sách lãi suất rất linh hoạt làm cho khách hàng cảm thấy nhận được nhiều tiện ích và được chăm sóc chu đáo hơn.

Thứ hai, Thực hiện đa dạng hóa các dịch vụ tiện ích của ngân hàng nhằm thuận tiện hơn cho việc huy động vốn như phát triển các sản phẩm về thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử, phát triển hình thức tiền gửi trực tuyến,...

Thứ ba, Mở rộng mạng lưới hoạt động của ngân hàng qua việc mở rộng các PGD, đặt thêm các máy ATM và máy POS trên địa bàn.

Thứ tư, Thực hiện phân nhóm khách hàng và có các chính sách ưu đãi đối với từng nhóm đối tượng khách hàng cụ thể, nên có bộ phận bán hàng chuyên trách để tư vấn cho từng đối tượng khách hàng các sản phẩm dịch vụ phù hợp.

Thứ năm, Kết hợp chặt chẽ giữa mở rộng huy động với nâng cao hiệu quả huy động vốn, đồng thời tăng cường nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng góp phần cho nền kinh tế phát triển bền vững và ổn định.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của luận văn tác giả đã làm nổi bật được vai trò của hoạt động huy động vốn và sự cần thiết phải mở rộng huy động vốn tại các NHTM hiện nay bằng việc hệ thống lại cơ sở lý thuyết về hoạt động huy động vốn trong hoạt động kinh doanh của NHTM và làm rõ các tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến việc mở rộng huy động vốn. Dựa vào cơ sở lý luân trong chương giúp ta đánh giá được thực trạng và quá trình huy động vốn của một số chi nhánh ngân hàng cụ thể. Từ đó rút ra được một số kinh nghiệm thực tiễn góp phần mở rộng hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT huyện Yên Khánh.

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG MỞ RỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH

HUYỆN YÊN KHÁNH

2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội của huyện Yên Khánh

Một số nét về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Huyện Yên Khánh là một huyện phía Đông Nam của Tỉnh Ninh Bình. Phía Tây Bắc giáp với thành phố Ninh Bình, phía Tây giáp 02 huyện Hoa Lư và Yên Mô, phía Nam giáp Huyện Kim Sơn, các phần từ phía Bắc đến phía Đông giáp với Tỉnh Nam Định qua sông Đáy.

Yên Khánh bao gồm 18 xã và 1 thị trấn. Diện tích 138 km2 với tổng số

hộ trên địa bàn là 39.685 hộ, trong đó hộ nghèo là 3.663 hộ. Tổng dân số trong toàn huyện 143.113 người, mật độ dân số 1.038 người/km2. Tổng số doanh nghiệp có đăng ký kinh doanh trên địa bàn huyện Yên Khánh 280 doanh nghiệp đa số là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Và tổng số lao động trên địa bàn là 60.113 lao động (Trong đó: Lao động nông nghiệp: 36.234; Lao động công nghiệp: 1.551; Lao động tiểu thủ công nghiệp: 17.750; Lao động thương mại, dịch vụ: 2.389; Lao động làm nghề khác: 910; Lao động thiếu việc làm: 1.279).

Địa hình của Huyện Yên Khánh là đồng bằng tương đối bằng phẳng, không có núi non, mạng lưới sông ngòi phân bố tương đối đều. Dòng sông Đáy chảy qua 11 xã phía Đông Bắc với tổng chiều dài 37,3km. Dòng sông Vạc chảy qua 07 xã phía Tây với chiều dài 14,6km, thuận lợi cho việc tưới tiêu phục vụ sản xuất và đời sống.

Yên Khánh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, gần biển nên mát mẻ. Tuy vậy, thời tiết vẫn chia thành 02 mùa rõ rệt. Mùa hạ nắng nóng, có ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam. Mùa đông, ảnh hưởng khá lớn của gió

mùa Đông Bắc, có sương muối nhưng không nhiều như các huyện phía Bắc của tỉnh. Yên Khánh là huyện đồng bằng được phù sa bồi đắp của sông Đáy nằm ở phía đông, nền kinh tế thế mạnh chủ yếu của huyện là nông nghiệp. Yên Khánh cũng là một huyện có tài nguyên nhân lực lao động dồi dào, nhưng phần lớn vẫn phải làm việc tại các nơi khác.

Ngành nghề sản xuất chính chủ yếu là dịch vụ, thủ công mỹ nghệ, kinh doanh chế biến hàng nông sản, sản xuất nông nghiệp (trồng trọt và chăn nuôi gia súc, gia cầm).

Từ năm 2007, Huyện Yên Khánh phát triển mạnh mẽ các khu công nghiệp nằm ở các xã Khánh Phú, Khánh An để thúc đẩy phát triển kinh tế. Thị trấn Yên Ninh nằm trên quốc lộ 10, nối Thành phố Ninh Bình và Huyện Kim Sơn. Yên Khánh nằm cạnh Khu Công nghiệp Ninh Phúc và Cảng Ninh Phúc, Khu Công nghiệp Khánh Phú, Khánh Cư, nên rất thuận lợi giao lưu kinh tế nội tỉnh.

Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế xã hội nêu trên đã có những tác động ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh, cụ thể là:

- Thuận lợi:

Yên Khánh là một huyện có vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên phong phú, nguồn lao động dồi dào, có nhiều tiềm năng cho phát triển kinh tế toàn diện. Do vậy, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, đa dạng, đây là điều kiện rất thuận tiện cho hoạt động kinh doanh Tín dụng Ngân hàng.

Huyện Yên Khánh có nhiều làng nghề truyền thống, thu hút hàng ngàn lao động như nghề chiếu cói, thêu ren xuất khẩu, hàng mỹ nghệ làm bằng tre nứa ... Đây là thị trường có khả năng phát triển tốt, thuận tiện cho việc đầu tư Tín dụng của các Tổ chức tín dụng trên địa bàn.

Bình, nên tình hình kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội Huyện Yên Khánh đang

có nhưng bước tiến bộ vượt bậc, tạo điều kiện tốt cho hoạt động Ngân hàng phát triển.

- Khó khăn:

Huyện Yên Khánh là một huyện nhỏ, kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Sản xuất còn mang nặng tính tự phát. Quy mô sản xuất công nghiệp nhỏ bé, chiếm tỷ trọng thấp, công nghệ lạc hậu sản phẩm sản xuất ra có khối lượng và giá trị nhỏ, chưa có ngành sản xuất ra sản phẩm mũi nhọn. Thị trường tiêu thụ còn hẹp, chủ yếu tiêu thụ nội địa với sức cạnh tranh kém, sản phẩm sản xuất ra để xuất khẩu chiếm tỷ lệ nhỏ.

Các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế có khả năng tài chính và khả năng cạnh tranh trên thị trường thấp, hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, nhiều doanh nghiệp hoạt động mang tính cầm chừng.

Các khu công nghiệp trên địa bàn còn mới mẻ, hiện mới đang đi vào hoạt động nên các Doanh nghiệp thực chất đi vào hoạt động chưa có hiệu quả.

Địa bàn hành chính của Huyện Yên Khánh nhỏ hẹp song có nhiều tổ chức tín dụng cùng hoạt động nên sự cạnh tranh diễn ra khá gay gắt. Trong khi đó sức cạnh tranh của Ngân hàng Nông nghiệp còn hạn chế.

Những đặc điểm nói trên có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động huy động vốn Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Khánh.

2.2. Khái quát về Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Yên Khánh

2.2.1. Quá trình phát triển của Chi nhánh NHNo&PTN Thuyện Yên Khánh

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh tiền thân là được tách ra từ NHNo&PTNT Huyện Kim Sơn và được thành lập năm 1994, là Chi nhánh Ngân hàng cấp II trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Ninh Bình. Quá trình xây dựng và phát triển mặc dù phải

đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, trước yêu cầu của công cuộc đổi mới nền kinh tế nói chung và kinh tế huyện Yên Khánh nói riêng. Nhưng bằng sự quyết tâm và phấn đấu nỗ lực của mình chi nhánh đã thực sự vươn lên thành một Chi nhánh mạnh của NHNo&PTNT Tỉnh Ninh Bình, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển thực hiện thắng lợi nhưng mục tiêu kinh tế đề ra, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, ổn định kinh tế và đời sống.

Là một Chi nhánh trực thuộc NHNo&PTNT Tỉnh Ninh Bình, hệ thống tổ chức của NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Yên Khánh gồm 03 Phòng nghiệp vụ chính, 04 Phòng Giao dịch trực thuộc. Với tổng số 52 cán bộ công nhân viên mạng lưới hoạt động của chi nhánh tập trung huy động vốn và cho vay đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế đóng tại địa bàn cũng như dân cư tại khu vực 18 xã và 01 thị trấn.

Trụ sở chi nhánh NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Yên Khánh được đặt tại khu vực đông dân cư, trung tâm kinh tế năng động là điều kiện để phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động. Bộ máy quản lý điều hành gọn nhẹ, Ban lãnh đạo Ngân hàng luôn luôn quan tâm đến công tác tổ chức tuyển dụng, sắp xếp cán bộ; chất lượng cán bộ ngày càng được nâng cao. Bên cạnh các cán bộ trẻ được đào tạo chính qui và tuyển chọn kỹ lưỡng còn có các anh chị thuộc thế hệ đi trước dày dạn kinh nghiệm nghiệp vụ.

Sơ đồ 2.1 Mô hình bộ máy tổ chức của chi nhánh huyện Yên Khánh

(Nguồn: Phòng hành chính - Tổ chức NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Khánh)

* Ban giám đốc: Gồm 3 người, 1 Giám đốc phụ trách điều hành chung, 1 Phó Giám đốc trực tiếp phụ trách Công tác Kinh doanh, 1 Phó Giám đốc

phụ trách trực tiếp Công tác Kế toán - Ngân quỹ.

* Phòng kinh doanh: Gồm 1 Trưởng Phòng, 1 Phó phòng và 2 cán bộ được phân công bố trí phụ trách địa bàn các xã (thị trấn), 1 cán bộ phụ trách các doanh nghiệp trên địa bàn. Đây là phòng mũi nhọn, tập trung những hoạt động kinh doanh chính của Ngân hàng, quyết định phần lớn đến kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Việt Nam - Chi nhánh huyện Yên Khánh.

* Phòng Kế toán - Ngân quỹ: Gồm 1 Trưởng phòng phụ trách chung,

m Chỉ tiêu\

2016 2017 2018

Chênh lệch Tốc độ tăng trưởng (%) 2017/201 6 2018/2017 2017/2016 2018/2017 1.Nguồn vốn huy động 825,101 1.005,462 1208,000 180,361 202,540 % 21,86 20,2% 2. Tổng dư nợ cho vay 791,970 5900,15 1061,700 108,185 161,545 % 13,66 17,95% 3. Tổng thu nhập 92,1 63 103,58 0 117,100 11,417 13,5 20 12,43 % 16,7% - Thu từ hoạt động cho vay 78,0 60 85,6 00 98,00 0 7,540 12,4 00 9,66% 14,49 %

hiện các công việc có liên quan đến thanh toán qua ngân hàng và thực hiện thanh toán nội bộ, thực hiện thanh toán qua hệ thống điện tử và thanh toán bù trừ. Đảm nhận nhiệm vụ thu chi tiền mặt, kho quỹ đáp ứng đầy đủ lượng tiền mặt phục vụ hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

* Phòng Hành chính - Tổ chức cán bộ: 1 Trưởng phòng có nhiệm vụ tham mưu, giúp việc cho Ban giám đốc và các cán bộ nhân viên còn lại đảm nhiệm những công việc liên quan đến công tác hành chính chung của toàn chi nhánh.

* Các PGD còn lại: gồm 1 Giám đốc phụ trách PGD, 1 Phó giám đốc, 1 thủ quỹ, 02 giao dịch viên và các cán bộ kinh doanh phụ trách các xã. PGD thực hiện các hoạt động tương đương ngân hàng.

2.3. Tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT chi nhánh huyện Yên Khánh giai đoạn 2016-2018

2.3.1. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT CN huyện Yên Khánh GĐ 2016-2018

Theo xu thế của nền kinh tế nói chung và ngành tài chính - ngân hàng nói riêng, NHNo&PTNT Chi nhánh huyện Yên Khánh trong những năm gần đây cũng đã đạt được kết quả kinh doanh khá khả quan.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Yên Khánh giai đoạn 2016-2018

4. Tổng chi phí 8163,7 56 76,5 0 86,60 12,775 44 10,0 % 20,03 13,12%

huyện Yên Khánh đạt được những kết quả đáng khích lệ, cụ thể như sau:

2.3.2. Kết quả tài chính của Chi nhánh NHNo&PTNT Yên Khánh

* Tổng thu nhập: Tổng thu nhập của ngân hàng được cấu thành từ các nguồn thu nhập là: thu nhập từ các khoản lãi vay, thu nhập từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, các khoản thu nhập khác... trong đó thu nhập từ các

quân khoản lãi vay luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, tức là có thể nói thu nhập chủ yếu0 3 7 của ngân hàng là thu nhập từ hoạt động tín dụng (hoạt động cho vay). Tổng thu nhập năm 2017 so với năm 2016 tăng 7,540 tỷ đồng, tương đương mức tăng trưởng 9,66%. Năm 2018 so với năm 2017 tăng lên đến 14,49% và đạt ở mức 98 tỷ đồng. Thu nhập chính của chi nhánh là từ nguồn thu hoạt động cho vay, nguồn thu khác chiếm tỷ trọng nhỏ.

* Tổng chi phí: Với sự tăng lên của hoạt động huy động vốn, cũng như sự đầu tư cơ sở vật chất cho các phòng giao dịch, chi phí các năm cũng tăng lên, tổng chi phí tại thời điểm ngày 31/12/2018 là 86,6 tỷ đồng.

* Lợi nhuận: Lợi nhuận năm 2018 đạt 30,5 tỷ đồng, tăng 12,63% so với năm 2017, và lợi nhuận đến ngày 31/12/2017 đạt 27,080 tỷ đồng thấp hơn năm 2016 là 1,303 tỷ đồng .Nguyên nhân lợi nhuận năm 2017 thấp hơn năm 2016 là do sự tăng của lãi suất huy động bình quân và Chi nhánh đầu tư xây dựng, tu sửa các phòng giao dịch.

2.3.2. Hoạt động huy động vốn

Trong những năm gần đây, nguồn vốn huy động trong những tăng trưởng tương đối ổn định theo từng năm.

Năm 2016, tổng nguồn vốn huy động đạt 825,101 tỷ đồng, năm 2017 mức huy động vốn tại chỗ với tốc độ 21,86 % và đạt mức 1.005,462 tỷ

Một phần của tài liệu 0759 mở rộng huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện yên khánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 46)