Phát triển đa dạng các dịch vụ liên quan đến huy động vốn

Một phần của tài liệu 0759 mở rộng huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện yên khánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94)

Hiện đại hoá, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ là xu thế phát triển tất yếu của các ngân hàng thương mại hiện nay nhằm duy trì quan hệ với các khách hàng truyền thống và tiếp cận khách hàng tiềm năng. Việc đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ ngân hàng thông qua áp dụng các tiến bộ công nghệ hiện đại sẽ thu hút được nhiều khách hàng, tăng đựơc nguồn vốn huy động, giúp ngân hàng có khả năng phân tán, hạn chế rủi ro, nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường. Cụ thể, ngân hàng có thể đưa ra các hình thức nhận lãi khác nhau như nhận lãi trước, nhận lãi sau và nhận lãi mang tính định kỳ nhằm tăng sự lựa chọn cho khách hàng. Trong đó nhận lãi định kỳ có giá trị thiết thực đối với đa số khách hàng sử dụng tiền gửi như một phần thu nhập trong cuộc sống. Bên cạnh đó, nhiều kỳ hạn, nhiều loại tiền tệ cũng tạo thêm nhiều cơ hội để ngân hàng thu hút vốn, đồng thời cũng tạo nhiều điều kiện thuận lợi hơn cho khách hàng. Tùy theo nhu cầu sử dụng vốn mà khách hàng quyết định kỳ hạn gửi và loại tiền tệ. Trên thực tế, về loại ngoại tệ thì đô la Mỹ chiếm tỷ trọng cao nhất so với các loại ngoại tệ khác như bảng Anh, đô la Úc... chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, hiệu quả kinh tế có thể không lớn nhưng mang một ý nghĩa khác về tính đa dạng sản phẩm, tạo thêm uy tín cho ngân hàng trong môi trường cạnh tranh.

Ngân hàng cần tiếp tục đa dạng hóa các hình thức huy động vốn như tăng cường triển khai tiết kiệm trả góp, tổ chức huy động tiết kiệm trả lũy tiến theo số tiền gửi... để tăng cường vốn dân cư và vốn trung, dài hạn. Đồng thời, ngân hàng chú trọng trong việc phát hành các giấy tờ có giá (tín phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi.) triển khai đại trà sản phẩm bán chéo giữa tiết kiệm và bảo hiểm.

Một phần của tài liệu 0759 mở rộng huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện yên khánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94)