Giải pháp mở rộng huy động vốn thông qua công cụ lãi suất:

Một phần của tài liệu 0759 mở rộng huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện yên khánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 94)

Lãi suất là một công cụ quan trọng trong công tác huy động vốn, đặc biệt là huy động từ các tầng lớp dân cư. Do đó, một chính sách lãi suất vừa có sức cạnh tranh vừa đảm bảo hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng là rất cần thiết. Thực hiện mức lãi suất tiền gửi hợp lý sẽ có kích thích dân chúng bởi mục đích chủ yếu của khách hàng gửi tiền vào ngân hàng là nhận lãi suất do đó với một mức lãi suất thấp sẽ không bù đắp được sự mất giá của khoản tiền gửi. Vì vậy, lãi suất huy động thường phải lớn hơn tỷ lệ lạm phát. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là phải tăng liên tục lãi suất huy động vốn, vì nếu tăng lãi huy động thì ngân hàng phải tăng lãi suất cho vay để đảm bảo quyền lợi của ngân hàng mà việc tăng lãi suất cho vay không được vượt quá 1,5 lần lãi suất cơ bản được Ngân hàng Nhà nước quy định từng thời kỳ và đặc biệt không phải lúc nào cũng được khách hàng chấp thuận. Nói như vậy có nghĩa

là việc đưa ra các mức lãi suất với mỗi loại tiền tệ đối với mỗi loại kỳ hạn của các ngân hàng là khác nhau tùy theo tình hình kinh doanh và chiến lược của ngân hàng đó.

Sử dụng lãi suất linh hoạt, chi nhánh phải xây dựng chính sách lãi suất dựa trên những căn cứ sau:

- Lãi suất cho vay phải đảm bảo lợi nhuận cho các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường (lãi suất cho vay phải nhỏ hơn tỷ lệ sinh lời của doanh nghiệp). - Lãi suất được xây dựng theo nguyên tắc thị trường và trong mối quan

hệ về vốn. Lãi suất đầu ra quyết định lãi suất đầu vào, lãi suất thực dương tạo lợi nhuận cho ngân hàng. Lãi suất được xác định trong mặt bằng chung trong hệ thống ngân hàng, phải có tính cạnh tranh, lãi suất tiền gửi có kỳ hạn dài phải cao hơn lãi suất gửi tiền có kỳ hạn ngắn. Hiện nay các ngân hàng thường áp dụng lãi suất huy động bằng tỷ lệ lạm phát bình quân hoặc lãi suất gốc cộng với tỷ lệ thu nhập dự tính của người gửi tiền.

- Lựa chọn cơ cấu lãi suất sao cho vừa đảm bảo gia tăng qui mô tổng nguồn, điều chỉnh cơ cấu, tiết kiệm chi phí, lại vừa tăng tính ổn định của nguồn, dự báo được xu hướng biến động của lãi suất thị trường để chủ động tạo ra khe hở nhạy cảm với lãi suất thích hợp, từ đó hạn chế được rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản, điều chỉnh kết quả kinh doanh theo hướng tích cực.

Có thể nói, đây là một công cụ linh hoạt để tăng quy mô nguồn vốn vì khi ngân hàng thực sự thiếu nguồn trong một khoảng thời gian nào đó thì ngân hàng có thể tăng lãi suất huy động cao hơn các NHTM khác hoặc các NHTM trong địa bàn và ngược lại khi đã có lượng vốn đủ cho hoạt động kinh doanh hoặc trong trường hợp ngân hàng chủ động được nguồn vốn kinh doanh ngân hàng có thể giảm nhẹ lãi suất huy động để giảm áp lực chi phí huy động vốn. Lãi suất còn là công cụ “tuyệt vời” để điều chỉnh cơ cấu các nguồn vốn do nó có sự tác động trực tiếp và nhanh chóng làm thay đổi nguồn

vốn huy động.

Một phần của tài liệu 0759 mở rộng huy động vốn tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh huyện yên khánh ninh bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 94)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(108 trang)
w