Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

Một phần của tài liệu 0771 mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 26 - 28)

C ó thể nói rằng, vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất, không chỉ đối với sự phát triển của bản thân doanh nghiệp, mà còn đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Sự hoạt động và phát triển của các doanh nghiệp đ u gắn li n với dịch v tài chính do NHTM cung cấp, trong đó có cung ứng các nguồn vốn. Không một doanh nghiệp nào không vay vốn ngân hàng hoặc không sử dụng tín dụng thương mại nếu muốn tồn tại vững chắc trên thương trường và DNVVN cũng không phải là ngoại lệ.

Nguồn vốn DNVVN gồm: Vốn chủ sở hữu và nợ phải trả. Trong đó, nợ phải trả gồm nợ ngắn hạn, nợ trung và dài hạn ngân hàng, bạn hàng.... Do đó, tín dụng ngân hàng thể thiếu trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Đi ề u quan trọng là phải duy trì cơ cấu nguồn vốn hợp lý để tối đa hoá giá trị tài sản của doanh nghiệp.Vì vậy, tín dụng ngân hàng có ý ngh a vô c ng to lớn.

Trước hết, đây là nguồn tài trợ quan trọng là là ti n đ để mở rộng sản xuất kinh doanh trong các DNVVN: Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp nói chung và NVVN nói riêng thường vay vốn ngân hàng nh m đảm bảo tài chính cho hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đảm bảo

có đủ vốn cho dự án mở rộng và đầu tư chi ề u sâu của doanh nghiệp, tăng năng suất, chất lượng và giá thành sản phẩm, nhờ thế mà tính canh tranh cũng được nâng cao.

Thứ hai, tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp: Đặc điểm của tín dụng ngân hàng là phải hoàn trả cả lãi lẫn gốc sau một khoảng thời gian nhất định. Do đó, muốn vay được vốn ngân hàng, doanh nghiệp phải có phương án kinh doanh khả thi cùng với các kế hoạch sử dụng vốn vay cụ thể, rõ ràng. Bên cạnh những ưu điểm của tín dụng ngân hàng thì nó cũng có hạn chế về điều kiện tín dụng, kiểm soát của ngân hàng và chi phí sử dụng vốn (lãi suất). Một khi doanh nghiệp đã vay được vốn của ngân hàng thì phải chịu sự kiểm soát rất chặt chẽ về mục đích và tình hình sử dụng vốn cho tới khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Nói chung, sự kiểm soát này gây khó chịu và mất tính chủ động cho doanh nghiệp. Nếu phát hiện ra các dấu hiệu sai phạm hợp đồng hay lừa đảo, ngân hàng sẽ ngừng giải ngân tiếp, thu hồi nợ trước hạn và chấm dứt quan hệ tín dụng và đièu này ảnh hưởng nghiêm trong tới hoạt động của doanh nghiệp. Do vậy, vốn vay ngân hàng cũng làm cho doanh nghiệp nâng cao tính tự giác và làm ăn hiệu quả hơn.

Thứ ba, tín dụng ngân hàng thúc đẩy các DNVVN tăng cường chế độ hạch toán kế toán: Một trong những nguyên nhân làm cho doanh nghiệp khó tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng là các báo cáo tài chính thiếu minh bạch. Muốn vay vốn ngân hàng, trước hết DNVVN phải có hệ thống báo cáo tài chính chuẩn theo chế độ kế toán hiện hành, là cơ sở để tiếp cận dễ dàng hơn tín d ng ngân hàng.

Thứ tư, tín dụng ngân hàng góp phần điều chỉnh chiến lược phát triển kinh tế, thúc đẩy các DNVVN phát triển đúng hướng, tạo môi trường kinh tế ổn định.

Một phần của tài liệu 0771 mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w