Kiến nghị đối với Nhà nước

Một phần của tài liệu 0771 mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 81)

Nhà nước cần hoàn thiện hơn ch inh sách về thành lập, ho ạt động của các quỹ bảo lã nh tin dụng hỗ trợ DNNVV

Nhà nước ta đã có những chính sách về thành lập, hoạt động của các quỹ bảo lãnh tín dụng để hỗ trợ cho các DNNVV từ năm 2001, tuy nhiên, hiện nay việc thành lập các quỹ bảo lãnh này vẫn chưa được triển khai tốt, các doanh nghiệp hầu như cũng không biết về các quỹ bảo lãnh này. Bên cạnh đó nên có qui định cho phép DNNVV đăng ký vay vốn trước đối với Quỹ bảo lãnh tín dụng, căn cứ vào đơn xin phép, tình hình hoạt động cũng như tài sản thế chấp để cấp cho doanh nghiệp một hạn mức tín dụng. Khi doanh nghiệp có nhu c ầu sẽ tiến hành thủ tục cho vay, đi ều này sẽ làm giảm thời gian xin vay của doanh nghiệp, đáp ứng được nhu c ầu vay vốn nhanh và kịp thời cho doanh nghiệp.

Hoàn thiện môi trường phá p lý và tạo môi trường kinh tế ổn định

Hiện nay hệ thống các văn bản pháp luật và các văn bản liên quan như luật doanh nghiệp, luật kinh doanh, ngân hàng tài chính, luật cạnh tranh, nghị định, nghị quyết,...vẫn chưa được đồng bộ và hoàn chỉnh. Do đó Nhà nước c ần có những sửa đổi và hoàn thiện để tạo hành lang pháp lý chung cho các doanh nghiệp và các ngân hàng hoạt động có hiệu quả.

Bên cạnh đó một môi trường kinh tế phát triển ổn định sẽ là đi u kiện thúc đẩy cho hoạt động đ u tư của các doanh nghiệp, tăng tính an toàn cho các hoạt động cho vay của các ngân hàng.

Nhà nước cần có những chính s á ch hỗ trợ DNNVV thiết thực hơn như:

Hỗ trợ về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động như mở các trung tâm dạy nghề tại các vùng nông thôn, huyện xã; cùng các cá nhân tổ chức mở các cơ sở đào tạo cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nhằm cung cấp nguồn lao động có tay nghề cho các doanh nghiệp đặc biệt là các DNNVV.

Nhà nước c ần có những chính sách kịp thời để hoàn thiện hơn, nâng cao hiệu quả của của Trung tâm tín dụng C I c, hiện nay hầu như các thông tin của các ngân hàng đề u lấy từ Trung tâm tín dụng C I C của Ngân hàng Nhà nước, tuy nhiên thông tin về các DNNVV còn rất sơ sài chưa phản ánh được lịch sử thanh toán và quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Đối với việc xử lý tài sản đảm bảo: qui trình xử lý tài sản c ần được phối hợp với các cơ quan chức năng Nhà nước để thực hiện nhanh chóng tránh tổn thất cho ngân hàng. Việc xử lý tài sản thé chấp còn nhiều vướng mắc, như khi xảy ra vụ kiện ra tòa để phát mãi tài sản thế chấp còn quá chậm, thời gian kéo dài, khi bản án có hiệu lực thì khi thi hành cũng kéo dài gây thất thoát tài sản hoặc làm tài sản bị xuống cấp, hư h ng gây thiệt hại cho ngân hàng. Bên cạnh đó c ần có những chính sách để sớm giải quyết các vướng mắc liên quan đến quy n sử d ng đất. Hiện nay qui trình xử lý rủi ro đối với các loại hình doanh nghiệp vẫn đang có sự phân biệt. Ví như chỉ có DNNN khi xảy rủi ro mới được khoanh nợ, còn các NNVV thì thuộc sở hữu tư nhân nên không được do đó Nhà nước c ần có chính sách xử lý rủi ro công b ằng để các ngân hàng không e ngại khi cho các DNNVV vay vốn.

Một phần của tài liệu 0771 mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại NHTM CP quân đội chi nhánh hoàn kiếm luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w