Khái niệm hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế

Một phần của tài liệu 0906 nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh ba đình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 33)

Thị truờng chính là nơi đánh giá hoạt động TTQT của NHTM có hiệu quả hay không. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là gì? Nhân tố nào

ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động TTQT và làm sao để đạt được hiệu quả thanh toán quốc tế. Trong nền kinh tế thị trường, yêu cầu đối với hoạt động TTQT của NHTM là hiệu quả và giảm thiểu rủi ro. Một hệ thống TTQT hiệu quả là nền tảng cho sự phát triển của lĩnh vực thanh toán ngân hàng. Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là yêu cầu cần thiết để thu hút đối tượng tham gia.Hiệu quả đó được thể hiện ở thời giant hanh toán, độ tin cậy và chi phí giao dịch cho một thanh toán.

Thời gian thanh toán là khoảng thời gian kể từ khi chỉ định thanh toán được đưa ra cho đến khi các chủ thể tham gia thanh toán nhận đủ tiền trên tài khoản. Thời gian dài hay ngắn có liên quán đến hoạt động sản xuất, kinh doanh tối đa hóa hiệu quả sử dụng vốn.

Chi phí giao dịch thanh toán không chỉ hàm nghĩa đơn giản là chi phí của người sử dụng thanh toán phải trả mà ý nghĩa rộng hơn là cân nhắc giữa chi phí xã hội mà người thanh toán phải chịu và các tiện ích mà người đó được hưởng. Chi phí cho giao dịch bao gồm: chi phí và thời gian giao dịch, thủ tục giao dịch phải thực hiện.. .cần quan tâm đến việc giảm chi phí giao dịch, hoặc tăng chất lượng dịch vụ.

Giảm rủi ro trong TTQT: trong TTQT rủi ro thường do pháp lý, rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro an toàn, rủi ro KT.

Khi nghiên cứu về hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM thì có rất nhiều quan điểm đa dạng, tùy theo mục đích nghiên cứu khác nhau. Tuy nhiên, trong luận văn này, hiệu quả hoạt động TTQT được nghiên cứu dựa trên tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả kinh tế, thể hiện mối quan hệ tối ưu giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra để thu được kết quả đó, tức là khả năng biến các yếu tố đầu vào thành yếu tố đầu ra hay khả năng sinh lợi hoặc giảm thiểu chi phí nhằm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận và tăng khả năng cạnh tranh.

Ngân hàng thương mại là một đơn vị kinh doanh, do vậy mục đích hoạt động của ngân hàng là tối đa hóa lợi nhuận với mức rủi ro cho phép.Vì vậy, khi đưa ra các sản phẩm dịch vụ trên thị trường, các ngân hàng đều cố gắng tối đa hóa lợi nhuận thông qua giá cả dịch vụ, song chính thị trường là nơi quyết định giá cả của các dịch vụ. Khi đánh giá hiệu quả kinh tế, chi phí hiểu hiện dưới hai dạng chi phí

là chi phí trực tiếp cho quá trình hoạt động TTQT và chi phí gián tiếp phục vụ cho quá trình hoạt động TTQT. Do đó, khi đánh giá hiệu quả kinh tế của hoạt động TTQT cần phải đánh giá hiệu quả tổng hợp của các loại chi phí. Đó là đòi hỏi cần thiết giúp cho công tác quản lý kinh doanh tìm đuợc huớng giảm chi phí cá biệt và giảm chi phí tổng hợp nhằm tăng hiệu quả kinh tế. Đồng thời, khi đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM cần phải xem xét trên nhiều giác độ khác nhau, duới đây chỉ đề cập đến những giác độ và những vấn đề chủ yếu:

Đối với nền kinh tế: hiệu quả hoạt động TTQT đuợc đánh giá thông qua việc đẩy mạnh hoạt động thanh toán XNK của nền kinh tế nhu một tổng thể, thúc đẩy hoạt động đầu tu nuớc ngoài trực tiếp và gián tiếp, thúc đẩy và mở rộng các hoạt động dịch vụ nhu du lịch, hợp tác quốc tế, tăng cuờng thu hút kiều hối và các nguồn lực tài chính khác, thúc đẩy thị truờng tài chính quốc gia hội nhập quốc tế, đẩy mạnh sản xuất, giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, góp phần cải thiện cán cân thanh toán, ổn định nền kinh tế.

Đối với NHTM: hiệu quả hoạt động TTQT đuợc đánh giá thông qua việc phát triển các nghiệp vụ ngân hàng, thúc đẩy thuơng mại quốc tế phát triển, mở rộng thị truờng hoạt động ngoài lãnh thổ Việt Nam, đa dạng hóa nguồn thu nhập, tăng thu từ dịch vụ TTQT, tăng thu nhập cho ngân hàng và chi phí.Hoạt động TTQT càng phát triển thì càng nâng cao đuợc uy tín của ngân hàng trên thị truờng trong và ngoài nuớc.Khi thực hiện các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến TTQT, NH sẽ thu đuợc một mức phí nhất định theo biểu phí dịch vụ của NH ( chẳng hạn nhu : phí mở L/C, phí thanh toán L/C, phí thanh toán nhờ thu, phí thông báo L/C, phí thanh toán chuyển tiền đi, chuyển tiền đến...). Khi các dịch vụ TTQT càng phát triển thì doanh thu do hoạt động TTQT mang lại sẽ lớn và càng làm tăng hiệu quả kinh doanh của NHTM. Cùng với các khoản phí do hoạt động TTQT mang lại, các NH còn có thể thu đuợc các khoản lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ hoặc chuyển đổi ngoại tệ khi các bên tham gia hoạt động TTQT có nhu cầu mua bán hoặc chuyển đổi.

Đối với khác hàng: hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM đuợc đánh giá thông qua việc thúc đẩy tăng truởng kim ngạch XNK của DN, tăng nhanh vòng quay của đồng vốn, các thuơng vụ đuợc tiến hành nhanh chóng, an toàn, chính xác và nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thuơng truờng.

Khi đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM, cần phải xem xét toàn diện trên cả 3 giác độ: nền kinh tế, ngân hàng và khách hàng bởi vì giữa các yếu tố đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Đối với NHTM, thì hiệu quả cá biệt của từng thuơng vụ rất đuợc coi trọng vì hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì mới có cái để NH mở rộng và phát triển quy mô hoạt động của mình. Nhung quan trọng hơn là phải đạt đuợc hiệu quả kinh tế xã hội đối với nền kinh tế quốc dân, đó là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong sự phát triển.Hiệu quả kinh tế xã hội và hiệu quả cá biệt của từng NHTM có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và tác động qua lại với nhau.Hiệu quả kinh tế xã hội đạt đuợc trên cơ sở hiệu quả của các NHTM, hiệu quả cá biệt, tuy nhiên vẫn còn có truờng hợp nhất định, trong những thời điểm nhất định do những nguyên nhân khách quan mang lại. Mặt khác, để thu đuợc hiệu quả kinh tế xã hội đôi khi phải từ bỏ một số hiệu quả cá biệt nào đó. Bởi vậy, các NHTM cần có chính sách bảo đảm kết hợp hài hòa lợi ích chung của toàn xã hội với lợi ích của từng ngân hàng và nguời lao động trên quan điểm cơ bản là đạt hiệu quả kinh doanh trong hiệu quả kinh tế xã hội.

Từ sự phân tích trên, có thể hiểu một cách khái quát rằng: Hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu kinh doanh đề ra của ngân hàng trong lĩnh vực TTQT. Nó biểu hiện mối tương quan giữa doanh thu do hoạt động TTQT mang lại và chi phí bỏ ra để có được kết quả đó, độ chênh lệch giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao.

Nhu vậy, nếu xét về mặt luợng thì hiệu quả TTQT sẽ đồng nhất với lợi nhuận TTQT.Theo đó:

-Doanh thu TTQT bao gồm: doanh thu từ phí TTQT, doanh thu từ việc mua/bán ngoại tệ cho TTQT, doanh thu từ cho vay hoạt động TTQT....

-Chi phí TTQT bao gồm: chi phí tiền công, tiền luơng cho cán bộ trực tiếp làm công tác TTQT ; chi phí quản lý khác; chi phí điện, nuớc; khấu hao máy móc thiết bị; rủi ro trong TTQT..

Xét một cách chung nhất, hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM đuợc xác định bằng tỷ lệ so sánh giữa các đại luợng phản ánh kết quả đạt đuợc về kinh tế với các đại luợng phản ánh các chi phí đã bỏ ra hoặc nguồn lực đã đuợc huy động vào trong lĩnh vực TTQT, tức là biểu hiện mối tuơng quan giữa kết quả thu đuợc và chi phí bỏ ra ( hiệu quả hoạt động TTQT = kết quả đầu ra/ chi phí đầu vào hay nguợc lại hiệu quả hoạt động TTQT = chi phí đầu vào/ kết quả đầu ra), hay hiệu quả TTQT đuợc đo luờng bằng hiệu số giữa kết quả đạt đuợc và chi phí bỏ ra để đạt đuợc kết quả đó ( hiệu quả TTQT= kết quả đầu ra- chi phí đầu vào). Chi phí đầu vào càng nhỏ, kết quả đầu ra càng lớn thì hiệu quả càng cao và nguợc lại.

Xét ở góc độ khác, hiệu quả hoạt động TTQT không tồn tại một cách biệt lập với nền kinh tế. Những kết quả do hoạt động TTQT mang lại tác động đến nhiều mặt nền kinh tế, chúng đuợc đánh giá và đo luờng trên cơ sở các chi tiêu hiệu quả kinh tế liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất. Các chỉ tiêu đó chính là năng suất lao động xã hội, là sự tiết kiệm lao động xã hội trên quy mô toàn nền kinh tế quốc dân

Xét về mặt lý luận, nội dung cơ bản của hiệu quả hoạt động TTQT là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, góp phần tăng năng suất lao động xã hội, là sự tiết kiệm lao động xã hội và tăng thu nhập quốc dân, qua đó tạo thêm nguồn tích lũy cho sản xuất và nâng cao mức sống, mức huởng thụ của nhân dân.

Một phần của tài liệu 0906 nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh ba đình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 29 - 33)