Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT tại NHTM

Một phần của tài liệu 0906 nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh ba đình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 37)

Hiệu quả hoạt động TTQT đuợc biểu hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu, mỗi chỉ tiêu phản ánh một mặt nào đó trong hoạt độn kinh doanh ngân hàng và

chúng có một ý nghĩa kinh tế nhất định. Có thể nói, nếu tiêu chuẩn biểu hiện mặt chất luợng của hiệu quả, thì hệ thống chỉ tiêu biểu hiện đặc trung số luợng của hiệu quả TTQT

1.3.2.1. Các chỉ tiêu trực tiếp

(1)Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua chỉ tiêu lợi nhuận ròng từ các hoạt động TTQT

Xét về lượng thì hiệu quả hoạt động TTQT sẽ đồng nhất với lợi nhuận ròng hoạt động TTQT. Vì vậy, để tính được lợi nhuận ròng do hoạt động TTQT mang lại, thì các NHTM phải tính được doanh thu TTQT và chi phí phát sinh cho hoạt động TTQT. Chỉ tiêu lợi nhuận ròng này được tính bằng hiệu số doanh thu do hoạt động TTQT mang lại và chi phí bỏ ra để tiến hành hoạt động TTQT. Lợi nhuận hoạt động TTQT của ngân hàng không ngừng tăng một cách vững chắc. Đây là mục tiêu cơ bản, mục tiêu của tất cả các ngân hàng đều hướng tới (Lợi nhuận TTQT = Doanh thu TTQT - Chi phí TTQT). Để tới đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng

thường tìm cách giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất lao động trên cơ sở áp dụng công nghệ mới và nâng cao trình độ cán bộ làm công tác TTQT. Lợi nhuận càng tăng cho thấy hiệu quả hoạt động TTQT của ngân hàng càng cao.

(2)Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua doanh thu từ hoạt động TTQT

DT = ∑ PiQi

Trong đó: DT: Doanh thu từ phí hoạt động TTQT Pi: Giá cả dịch vụ thứ i

Qi: Số lượng dịch vụ thứ i thực hiện trong kỳ N: số lượng dịch vụ

(3) Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa lợi nhuận TTQT so với doanh thu TTQT

Tỷ lệ giữa lợi nhuận TTQT so với doanh thu TTQT = lợi nhuận TTQT/ doanh thu TTQT.

Tỷ lệ này cho biết một đồng doanh thu do hoạt động TTQT thực hiện mang lại bao nhiêu đồng lợi nhuận cho NH kỳ này.

(4) Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa doanh thu TTQT so với tổng doanh thu.

Tỷ lệ doanh thu TTQT so với tổng doanh thu = doanh thu TTQT/ tổng doanh thu Ngân hàng

Tỷ lệ này phản ánh tỷ trọng của doanh thu do hoạt động TTQT mang lại so với tổng nguồn thu từ các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.

(5) Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa chi phí TTQT so với doanh thu TTQT

Tỷ lệ chi phí TTQT so với doanh thu TTQT = chi phí TTQT/ doanh thu TTQT Chỉ tiêu này cho thấy một đồng doanh thu phải bỏ ra mấy đồng chi phí. Chỉ tiêu này còn phản ánh khả năng điều chỉnh mối quan hệ giữa tỷ lệ đầu ra, đầu vào để đạt đuợc mức hiệu quả.Tỷ lệ này càng nhỏ thì sẽ cho hiệu quả càng cao.

(6) Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa lợi nhuận TTQT so với tổng số cán bộ TTQT

(7) Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua tỷ lệ giữa Doanh thu TTQT so với tổng số cán bộ TTQT

(8) Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua Số vụ khiếu nại so với tổng số món thanh toán

1.3.2.2. Các chỉ tiêu gián tiếp

(1)Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc tăng cường và củng cố nguồn vốn (đặc biệt là nguồn vốn ngoại tệ cho ngân hàng)

Đối với chỉ tiêu này cần đề cập đến mối quan hệ giữa doanh số TTQT và số du tiền gửi ngoại tệ tại NH, hay doanh số TTQT và số du tiền gửi ngoại tệ của các tổ chức KT. Khi thực hiện nghiệp vụ TTQT, mọi nguồn thu ngoại tệ từ nuớc ngoài hoặc chi ngoại tệ để thanh toán cho nuớc ngoài, các NHTM đều phải thực hiện thông qua tài khoản NOSTRO - tài khoản tiền gửi ngoại tệ của mình tại nuớc ngoài. Hoạt động TTQT càng phát triển thì doanh số giao dịch qua tài khoản NOSTRO này sẽ ngày càng nhiều. Đặc biệt, khi doanh số thanh toán hàng XK càng cao thì nguồn vốn ngoại tệ thu về trên tài khoản NOSTRO sẽ càng lớn và số du tiền gửi ngoại tệ của NHTM tại nuớc ngoài sẽ cao.Đây chính là hiệu quả mà hoạt động TTQT đã mang lại cho hoạt động kinh doanh ngân hàng.

(2)Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ

Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ TTQT, ngân hàng bán ngoại tệ cho khách

hàng có nhu cầu thanh toán tiền hàng NK hoặc mua lại ngoại tệ của các khách hàng có nguồn ngoại tệ thu về từ hoạt động XK hàng.Khi nghiệp vụ thanh toán hàng XNK qua ngân hàng càng nhiều thì sẽ càng tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển được nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, tăng doanh thu dịch vụ và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

(3)Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc tăng cường và hỗ trợ nghiệp vụ tín dụng xuất nhập khẩu

Đối với nhà nhập khẩu, khi cần nhập khẩu một khối lượng hàng hóa, dịch vụ cần thiết nhưng khả năng tài chính chưa đủ để thực hiện hoạt động đó, lúc này nhà nhập khẩu sẽ đến Ngân hàng xin vay.Ngân hàng khi đó sẽ là người cung cấp nguồn tài chính cần thiết cho nhà NK trên cơ sở các điều kiện nhất định được thỏa thuận. Đối với nhà xuất khẩu, khi thị trường hàng hóa dịch vụ đòi hỏi cạnh tranh tích cực, nhà xuất khẩu buộc phải tìm kiếm nguồn đầu tư để thực hiện hợp đồng của mình, lúc này, ngân hàng sẽ đóng vai trò là người cung cấp nguồn tài chính cho nhà xuất khẩu. Khi ngân hàng cho doanh nghiệp XNK vay, ngân hàng sẽ thu lãi trên tài khoản tiền đã cho vay này.Sự hợp nhất giữa NH và các doanh nghiệp XNK sẽ tạo điều kiện nâng cao chất lượng tín dụng XNK, đưa hoạt động tín dụng XNK thực sự trở thành một đòn bẩy kích thức sự phát triển nền KT.

(4)Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc tăng cường các hỗ trợ dịch vụ ngân hàng khác (chiếu khấu hối phiếu, bảo lãnh...)

Đối với các chỉ tiêu này cũng cần đề cập đến mối quan hệ lượng hóa giữ doanh số TTQT với doanh số chiết khấu hối phiếu, doanh số bảo lãnh của NH.

(5)Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua việc đẩy mạnh quản lý rủi ro hoạt động TTQT

trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT của NHTM.

(6)Hiệu quả hoạt động TTQT được đánh giá thông qua sự phát triển và mở rộng mạng lưới các NH đại lý, phát triển quan hệ đối ngoại, nâng cao uy tín của NH trên trường quốc tế.

Chỉ tiêu này đuợc thể hiện ở thứ bậc xếp hạng hay các giải thuỏng do các tổ chức quốc tế có uy tín xếp hạng hay trao tặng. Thuong hiệu của ngân hàng ngày càng đuợc nhiều nguời biết đến, khách hàng ngày càng tăng một cách ổn định hay sự hài lòng của khách hàng với ngân hàng.Các khách hàng truyền thống, khách hàng cũ vẫn đến giao dịch với ngân hàng. Đồng thời, không ngừng gia tăng đuợc khách hàng mới, khách hàng tiềm năng. Chính sự hài lòng, sự thỏa mãn về tiện ích, chất luợng, thái độ giao dịch, tính an toàn...của các sản phẩm, dịch vụ mà ngân hàng cung ứng cho khách hàng tạo nên mối quan hệ hiệu quả với khách hàng. Đó cũng là hiệu quả của việc bảng bá hính ảnh của ngân hàng, làm cho nhiều nguời ngày càng biết đến thuong hiệu của ngân hàng, đến giao dịch với NH. Và sự chấp nhận của thị truờng, của khách hàng về các sản phẩm.

Một phần của tài liệu 0906 nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh ba đình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 33 - 37)