Đối với Chính Phủ

Một phần của tài liệu 0906 nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh ba đình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85)

TTQT là một trong những mảng hoạt động kinh doanh ngân hàng có liên quan trực tiếp tới quyền lợi,trách nhiệm, uy tín của nhiều bên tham gia ở các quốc gia khác nhau.Hoạt động TTQT trong nền kinh tế rất đa dạng, phức tạp do đó hoạt động này chịu sự điều chỉnh của rất nhiều văn bản pháp luật như luật thương mại, luật các tổ chức tín dụng, pháp lệnh ngoại hối, các công ước quốc tế, tập quán quốc tế...vì vậy, việc hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động TTQT nhằm phù hợp với luật pháp quốc tế là điều rất cần thiết.

Chính phủ cần ổn định kinh tế thị trường, có những chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu như mở rộng quan hệ đối ngoại, tham gia vào các tổ chức kinh tế quốc tế, ưu đãi đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thu ngoại tệ để giảm thâm hụt cán cân thương mại quốc tế cũng như đưa ra các chính sách giảm thuế, miễn thuế xuất khẩu, giảm thuế doanh thu với một số mặt hàng như nông

sản, lâm sản.. .để giảm bớt tình trạng nhập siêu.

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước

Ngân hàng Nhà nước nên xây dựng cơ chế điều chỉnh tỷ giá linh hoạt, phù hợp. Như chúng ta được biết, tỷ giá có sự nhảy cảm rất cao, có ảnh hưởng mạnh tới tất cả hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thanh toán quốc tế.

NHNN không nên trực tiếp ấn định tỷ giá mà chỉ can thiệp ở tầm vĩ mô trên thị trường ngoại hối để tỷ giá biến động có lợi cho nền kinh tế.NHNN nên xây dựng một cơ chế điều hành tỷ giá linh hoạt, bám sát cung cầu trên thị trường, đồng thời tránh có những điều chỉnh bất ngờ để tạo sự ổn đụng trong tỷ giá hối đoái, thúc đẩy hoạt động XNK phát triển.

3.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB)

Thứ nhất, Ngân hàng SHB cần thống nhất lại mô hình hoạt động TTQT.

Hiện nay tại SHB, hoạt động TTQT được tổ chức dưới Trung tâm thanh toán quốc tế. Hoạt động tại trung tâm thanh toán được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị, hệ thống truyền tin để xử lý giao dịch trên toàn bộ hệ thống cùng với lực lượng cán bộ có kinh nghiệm lâu năm cũng như trình độ ngoại ngữ cao.

Tuy nhiên, tại SHB cũng đang đồng thời diễn ra 2 loại hình hoạt động của chi nhánh là Chi nhánh trực tiếp và chi nhánh gián tiếp. Chính điều này cũng gây nên những bất cập trong chất lượng TTQT tại SHB. Tại những chi nhánh trực tiếp, khách hàng đến ngân hàng gửi hồ sơ giao dịch. Những chi nhánh trực tiếp có quyền quyết định mức rủi ro của hồ sơ, thực hiện soạn điện và lúc này Trung tâm thanh toán đóng vai trò là người duyệt bức điện SWIFT cuối cùng.Còn với những chi nhánh gián tiếp, thanh toán viên tại chi nhánh có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ bước đầu, thực hiện tính phí sau đó là đẩy toàn bộ hồ sơ lên Trung tâm.Việc hồ sơ có được chấp nhận hay không phụ thuộc cảm quan của cán bộ thanh toán trên hội sở khi đánh giá mức độ rủi ro của giao dịch. Chính điều này tự nhiên đã mang đến mâu thuẫn ngay trong nội bộ SHB nếu như cùng một hồ sơ cùng một khách hàng, giao dịch tại chi nhánh này được mà chi nhánh kia không được. Qua đó, khách hàng sẽ

có nhìn không thiện cảm dành cho SHB cũng như có những đánh giá không thực sự sát với chuyên môn của cán bộ ngân hàng.

Thứ hai, xem xét đưa ra mức phí thanh toán cạnh tranh

Hiện nay, biểu phí mà SHB Ba Đình đang áp dụng là do SHB đưa ra cho toàn bộ hệ thống mặc dù SHB cũng có văn bản quy định Giám đốc chi nhánh có quyền phán quyết giảm phí cho khách hàng theo một tỷ lệ nhất định. Tuy nhiên, với những khách hàng đặc thù, những doanh nghiệp lớn mà chi nhánh muốn mời về sử dụng dịch vụ, đôi lúc cần có những chính sách ưu đãi khủng nhưng Giám đốc lại không có quyền quyết, Chi nhánh phải làm tờ trình lên Tổng Giám Đốc xin phê duyệt. Điều này làm mất tính linh hoạt cho chi nhánh cũng như mất đi cơ hội tìm kiếm khách hàng tốt.

Thêm vào đó, biểu phí tại SHB hiện nay chưa thực sự cạnh tranh với các ngân hàng bạn. Tất cả mức phí đều cào bằng ngân hàng bạn, thậm chí có một số mục phí còn cao hơn.Do đó, SHB cần xem xét, cân nhắc và xây dựng lại một biểu phí có sức cạnh tranh hơn.

Thứ ba, Các văn bản quy định của SHB hiện nay mới chỉ dừng lại ở việc hướng dẫn các nghiệp vụ về L/C, nhờ thu, chuyển tiền, UPAS L/C và chưa có văn bản nào hướng dẫn cụ thể triển khai các nghiệp vụ TTQT khác liên quan tài trợ thương mại như LC dự phòng, bao thanh toán trong nước....nên khi thực tế phát sinh giao dịch, chi nhánh gặp nhiều vấn đề trong việc tư vấn cho khách hàng cũng như mất nhiều thời gian trong việc hỏi các phòng ban liên quan.

Thứ tư, Ngân hàng SHB cần có chiến lược lâu dài và đúng đắn trong việc xây dựng thương hiệu. Trong những năm gần đây, khi nhắc tới SHB là người dân nghĩ ngay đây là ngân hàng của Bầu Hiển - một ông bầu bóng đá, đã mời đội bóng Mancity sang đá giao hữu với đội tuyển Việt Nam chứ chưa được nhắc đến là một ngân hàng với những sản phẩm dịch vụ mang tới sự tốt nhất cho khách hàng. Vì thế, trong những năm tiếp theo, ngân hàng SHB cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc khăng định được vị thế của mình đối với các khách hàng, được mọi người biết đến là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam

Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu trong nước, SHB cần tích cực, có biện pháp cụ thể, đúng đắn trong việc nâng cao vị thế của SHB với các ngân hàng trên thế giới bằng nhiều cách khác nhau như ký các thỏa thuận hợp tác toàn diện với định chế tài chính uy tín trên thế giới , mở rộng thêm mạng lưới ngân hàng đại lý.

Ngoài ra, SHB cần có chính sách thiết thực để thu hút khách hàng, phát triển kinh doanh đối ngoại. Các chính sách này cần phù hợp với từng thời kỳ, từng loại khách hàng cụ thể, không nên cứng nhắc, nên giao quyền chủ động hơn nữa cho các chi nhánh trong việc thu hút khách hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trên cơ sở lý luận ở chương 1 để phân tích tình hình hiệu quả hoạt động TTQT và những đánh giá tình hình phát triển hoạt động TTQT tại ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội, chi nhánh Ba Đình ở chương 2. Chương 3 của khoá luận thể hiện một số nội dung sau:

Thứ nhất, đưa ra những định hướng phát triển hoạt động TTQT tại chi nhánh Ba Đình

Thứ hai, đưa ra những giải pháp nhằm phát triển hoạt động TTQT tại chi nhánh Ba Đình

Thứ ba, đề xuất một số ý kiến đối với Chính Phủ, Ngân hàng nhà nước, Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội để tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh Ba Đình phát triển hoạt động TTQT

KẾT LUẬN

Ngày nay môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt đòi hỏi mỗi ngân hàng phải có chiến lược riêng để tồn tại và phát triển.Nhìn chung, các ngân hàng ngoài việc mở rộng tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng còn phải quan tâm đến các dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong đó có TTQT. Bởi vì, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, TTQT đóng vai trò quan trọng là chiếc cầu nối giữa nền kinh tế Việt Nam với các nền kinh tế quốc tế, góp phần thu hút ngoại tệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá của đất nước cũng như thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.

Hoạt động TTQT của chi nhánh Ba Đình đang cố gắng khẳng định mình trước những khó khăn do sự cạnh tranh của những ngân hàng dày dặn kinh nghiệm cũng như công nghệ tiên tiến. Vì vậy, để tồn tại và phát triển trong bối cảnh hiện nay, đồng thời muốn tạo được sự uy tín trên thị trường, chi nhánh cần phải đẩy mạnh phát triển hệ thống thanh toán quốc tế

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình Thanh toán quốc tế & Tài Trợ Thương mại, GS.TS Nguyễn Văn Tiến và TS. Nguyễn Thị Hồng Hải ( đồng chủ biên) ( 2014)

2. Toàn tập Quản trị Ngân hàng Thương mại của GS.TS Nguyễn Văn Tiến

3. Giáo trình Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng của GS. TS Nguyễn Văn Tiến

4. “ Nâng cao năng lực cạnh tranh TTQT của Ngân hàng Thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập” _ Luận văn TS Trần Nguyễn Hợp Châu

5. Cẩm nang Thanh toán quốc tế bằng L/C , GS.TS Nguyễn Văn Tiến ( 2014)

6. “ Giải pháp phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam- Chi nhánh Bắc Giang” - Nguyễn Thị Quỳnh ( 2015), Luận văn Thạc sĩ

7. “ Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Quang Trung”” - Ngô Thanh Sơn ( 2015), Luận văn Thạc sĩ

8. “ Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh Thanh toán quốc tế đối với Ngân hàng TMCP Quân Đội”” - Nguyễn Thị Nga ( 2015). Khóa luận tốt nghiệp- Học viện ngân hàng

9. “ Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, chi nhánh Tây Ho’”- Nguyễn Phuơng Thúy ( 2013), Luận văn thạc sĩ

10. Luật ngân hàng nhà nước Việt Nam ( 2010)

11. Báo cáo thuờng niên của ngân hàng TMCP Sài Gòn- Hà Nội (SHB) 12.ICC ( 2010), International Commercial Terms

13. ICC (2013), International Standard Banking Practice - ISBP (745) 14. UCP 500

Một phần của tài liệu 0906 nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế tại NHTM CP sài gòn hà nội chi nhánh ba đình thực trạng và giải pháp luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w