với nhau và thường gây ra hậu quả lớn. Một số dạng lừa đảo và giả mạo thường gặp là:
• Lập công ty giả, ký hợp đồng mua hàng và yêu cầu đối tác phải có cam kết bảo lãnh tại ngân hàng rồi lợi dụng sự yếu kém nghiệp vụ và thiếu cảnh giác
của đối
tác, lập chứng từ đòi tiền ngân hàng rồi bỏ trốn.
• Giả mạo cam kết bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng lớn trên thế giới để vay tại một ngân hàng khác hoặc hứa cấp vốn cho đối tác trên cơ sở tín dụng
thư dự
phòng của ngân hàng, rồi dùng công cụ bảo đảm này thương lượng chuyển nhượng
cho ngân hàng khác nhưng trên thực tế không phát sinh khoản tín dụng nào.
• Dùng các kỹ thuật tinh vi để làm giả cam kết bảo lãnh của một ngân hàng hoặc thay đổi một số chi tiết trên một cam kết bảo lãnh có thật của một ngân hàng.
Trong các dạng gian lận, lừa đảo và giả mạo, có dạng có thể phát hiện ngay, nhưng
cũng có dạng rất tinh vi, đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải nắm vững chuyên môn
nghiệp vụ và ngân hàng cần có quan hệ đại lý rộng khắp.
1.2.4.2. Những rủi ro Ngân hàng gặp phải khi phải thanh toán theo bảolãnh: lãnh:
> Rủi ro tín dụng:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đối phó với rất nhiều rủi ro do các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Nếu doanh nghiệp gặp rủi ro, mất khả năng thực hiện hợp đồng đã cam kết với đối tác thậm chí đi đến chỗ phá sản thì ngân hàng không những phải trả tiền hộ mà khả năng truy đòi lại số tiền đó từ bên được bảo lãnh là rất thấp. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ bị mất vốn, khoản mục quá hạn tăng nhanh, làm giảm nguồn vốn để cho vay dẫn đến giảm thu nhập do thiếu vốn để cho vay.
hàng phải chuyển một phần nguồn vốn dùng để cho vay sang, thậm chí phải bán chứng khoán dự trữ, đi vay trên thị trường mở hay phát hành chứng khoán nợ mới mà các hoạt động này khi thực hiện một cách bị động thường làm cho ngân hàng bị thiệt hại rất nhiều do chi phí cơ hội bỏ ra là rất lớn. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, ngân hàng phải xem xét đánh giá khách hàng kỹ càng, xem xét việc phát hành bảo lãnh như cấp tín dụng. Điều khoản quy định hình thức bảo đảm trong hợp đồng bảo lãnh cũng phải được tuân thủ theo các quy định chung của hợp đồng tín dụng.
> Rủi ro hối đoái:
Ngày nay, hoạt động bảo lãnh không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, đồng tiền sử dụng trong quan hệ bảo lãnh không chỉ là một đồng tiền duy nhất. Chính vì thế, khi có biến động tỷ giá giữa các đồng tiền có liên quan thì sẽ xảy ra rủi ro hoặc cho bên này hoặc cho bên kia trong hoạt động bảo lãnh nếu ngân hàng cam kết thực hiện nghĩa vụ bằng ngoại tệ của quốc gia Bên nhận bảo lãnh trong khi hợp đồng bảo lãnh được ký kết với Bên được bảo lãnh bằng nội tệ thì khi đồng ngoại tệ lên giá so với đồng nội tệ thì ngân hàng sẽ bị thiệt hại. Đó là rủi ro hối đoái .