Rủi ro trong hoạt độngbảo lãnh ngân hàng

Một phần của tài liệu 0895 nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41)

1.2.4.1. Rủi ro gian lận, lừa đảo và giả mạo:

Khi cam kết bảo lãnh được phát hành, trong việc đòi tiền, ưu thế thường nghiêng về Bên nhận bảo lãnh. Bên được bảo lãnh thường ở thế thụ động và chịu rủi ro cao nếu đối tác không trung thực. Bản chất của bảo lãnh là phòng ngừa việc vi phạm cam kết, đương nhiên Bên được bảo lãnh hiểu rõ khi nào sẽ bị đòi tiền; thế nhưng, trên thực tế họ lại phải trả tiền bất kỳ lúc nào vì ngân hàng không lệ thuộc vào thực tế phát sinh từ hợp đồng cơ sở. Giao dịch bảo lãnh ngân hàng với đặc trưng là bằng chứng từ và trên cơ sở chứng từ là điều kiện thuận lợi cho sự lạm dụng, gian lận và lừa đảo xuất hiện. Điều này xuất phát từ thực tế là thủ tục đòi tiền của bảo lãnh ngân hàng khá đơn giản, thường chỉ xuất trình văn bảo đòi tiền cùng tuyên bố vi phạm, nên đã vô tình trở thành những ưu đãi đối với Bên nhận bảo lãnh. Khi chứng từ được xuất trình đầy đủ, ngân hàng bảo lãnh phải thanh toán cho Bên nhận bảo lãnh theo đúng điều khoản nêu trong cam kết bảo lãnh, dù Bên được bảo lãnh có thực sự vi phạm hay không. Khi rủi ro xảy ra đối với Bên được bảo lãnh, trong trường hợp họ không có khả năng bồi hoàn cho ngân hàng số tiền ngân hàng đã thanh toán cho Bên nhận bảo lãnh, ngân hàng sẽ gặp rủi ro.

> Rủi ro do gian lận:

Trong giao dịch bảo lãnh ngân hàng, gian lận là hành vi đòi tiền vượt quá mức tổn thất của vi phạm, lập chứng từ khống để hợp thức hóa việc xuất trình chứng từ hoặc xuất trình chứng từ không đúng thực tế dù rất hoàn thiện, sửa chữa các số liệu của chứng từ cho phù hợp, ... để được thanh toán theo cam kết bảo lãnh.

Đối với bảo lãnh ngân hàng, lừa đảo và giả mạo là hai vấn đề thường đi liền với nhau và thường gây ra hậu quả lớn. Một số dạng lừa đảo và giả mạo thường gặp là:

• Lập công ty giả, ký hợp đồng mua hàng và yêu cầu đối tác phải có cam kết bảo lãnh tại ngân hàng rồi lợi dụng sự yếu kém nghiệp vụ và thiếu cảnh giác

của đối

tác, lập chứng từ đòi tiền ngân hàng rồi bỏ trốn.

• Giả mạo cam kết bảo lãnh thanh toán của một ngân hàng lớn trên thế giới để vay tại một ngân hàng khác hoặc hứa cấp vốn cho đối tác trên cơ sở tín dụng

thư dự

phòng của ngân hàng, rồi dùng công cụ bảo đảm này thương lượng chuyển nhượng

cho ngân hàng khác nhưng trên thực tế không phát sinh khoản tín dụng nào.

• Dùng các kỹ thuật tinh vi để làm giả cam kết bảo lãnh của một ngân hàng hoặc thay đổi một số chi tiết trên một cam kết bảo lãnh có thật của một ngân hàng.

Trong các dạng gian lận, lừa đảo và giả mạo, có dạng có thể phát hiện ngay, nhưng

cũng có dạng rất tinh vi, đòi hỏi nhân viên ngân hàng phải nắm vững chuyên môn

nghiệp vụ và ngân hàng cần có quan hệ đại lý rộng khắp.

1.2.4.2. Những rủi ro Ngân hàng gặp phải khi phải thanh toán theo bảolãnh: lãnh:

> Rủi ro tín dụng:

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp luôn phải đối phó với rất nhiều rủi ro do các nguyên nhân khách quan cũng như chủ quan. Nếu doanh nghiệp gặp rủi ro, mất khả năng thực hiện hợp đồng đã cam kết với đối tác thậm chí đi đến chỗ phá sản thì ngân hàng không những phải trả tiền hộ mà khả năng truy đòi lại số tiền đó từ bên được bảo lãnh là rất thấp. Trong trường hợp này, ngân hàng sẽ bị mất vốn, khoản mục quá hạn tăng nhanh, làm giảm nguồn vốn để cho vay dẫn đến giảm thu nhập do thiếu vốn để cho vay.

hàng phải chuyển một phần nguồn vốn dùng để cho vay sang, thậm chí phải bán chứng khoán dự trữ, đi vay trên thị trường mở hay phát hành chứng khoán nợ mới mà các hoạt động này khi thực hiện một cách bị động thường làm cho ngân hàng bị thiệt hại rất nhiều do chi phí cơ hội bỏ ra là rất lớn. Để giảm thiểu rủi ro tín dụng, ngân hàng phải xem xét đánh giá khách hàng kỹ càng, xem xét việc phát hành bảo lãnh như cấp tín dụng. Điều khoản quy định hình thức bảo đảm trong hợp đồng bảo lãnh cũng phải được tuân thủ theo các quy định chung của hợp đồng tín dụng.

> Rủi ro hối đoái:

Ngày nay, hoạt động bảo lãnh không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà diễn ra trên phạm vi toàn thế giới, đồng tiền sử dụng trong quan hệ bảo lãnh không chỉ là một đồng tiền duy nhất. Chính vì thế, khi có biến động tỷ giá giữa các đồng tiền có liên quan thì sẽ xảy ra rủi ro hoặc cho bên này hoặc cho bên kia trong hoạt động bảo lãnh nếu ngân hàng cam kết thực hiện nghĩa vụ bằng ngoại tệ của quốc gia Bên nhận bảo lãnh trong khi hợp đồng bảo lãnh được ký kết với Bên được bảo lãnh bằng nội tệ thì khi đồng ngoại tệ lên giá so với đồng nội tệ thì ngân hàng sẽ bị thiệt hại. Đó là rủi ro hối đoái .

1.2.4.3. Mức độ rủi ro trong bảo lãnh Ngân hàng:

Nghiệp vụ bảo lãnh có những tính chất đặc thù riêng của nó, mức độ rủi ro phụ thuộc hoàn toàn vào hình thức bảo đảm của khách hàng cho cam kết bảo lãnh ngân hàng. Xác định được mức độ rủi ro của từng loại bảo lãnh sẽ giúp cho cán bộ phụ trách bảo lãnh có được các quyết định hợp lý về thời gian và đặc biệt là mức phí bảo lãnh. Nếu như các ngân hàng quy định mức rủi ro cho các tài sản của mình từ 0%-100% tuỳ vào đặc điểm của từng loại bảo lãnh thì chúng ta cũng có thể áp dụng phương pháp tương tự để xác định mức độ rủi ro của nghiệp vụ bảo lãnh.

- Bảo lãnh có mức độ rủi ro 0%: là loại bảo lãnh mà bên được bảo lãnh phải ký quỹ 100% trị giá bảo lãnh. Trong trường hợp phát sinh nghĩa vụ thanh

toán bảo

lãnh thì ngân hàng không hề gặp phải bất kỳ rủi ro nào do số tiền bảo lãnh đã được

ký quỹ từ trước.

- Bảo lãnh có mức độ rủi ro từ 0%-50%: Khi bên được bảo lãnh ký quỹ từ 50%-100% trị giá bảo lãnh hoặc ký quỹ từ 5%-10% trị giá bảo lãnh và kết

- Bảo lãnh có mức độ rủi ro 100%: là loại bảo lãnh mà bên được bảo lãnh không cần phải thế chấp hay ký quỹ bảo lãnh.

1.3. Kinh nghiệm phát triển hoạt động bảo lãnh của một số ngân hàngnước nước

ngoài

Trong xu thế toàn cầu hóa kinh tế quốc tế đang diễn ra hết sức mạnh mẽ, các hoạt động thương mại, dịch vụ ngày càng được đẩy mạnh, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì hoạt động bảo lãnh ngân hàng cũng không phải là ngoại lệ. Đây là lĩnh vực được các ngân hàng trong nước cũng như trên thế giới không ngừng đẩy mạnh. Tại Việt Nam, các ngân hàng nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài cũng đang tích cực thu hút khách hàng và mở rộng thị trường trong hoạt động bảo lãnh và là các đối thủ đáng gờm của các ngân hàng trong nước. Các đại diện nổi bật là HSBC, City Bank, Bank of Tokyo Mitsubishi, ANZ... Có thể nói việc học hỏi và vận dụng những kinh nghiệm từ các “ông lớn” này vào thực tế tình hình tại các ngân hàng nội địa để phát triển hoạt động này là điều cần thiết. Dưới đây là một số kinh nghiệm phát triển hoạt động bảo lãnh tại các ngân hàng này:

• Các ngân hàng này vận dụng nghiệp vụ bảo lãnh rất thuần thục, dựa trên các tiêu chuẩn, quy tắc quốc tế và có tính chuyên nghiệp rất cao. Cùng với đó, họ có

quy trình bảo lãnh khá chặt chẽ và rõ ràng. Ngân hàng xem xét rất kỹ các tiêu

chí về

tính khả thi của một dự án bảo lãnh, khả năng và thời hạn hoàn trả vốn, các

yếu tố

tác động đến quá trình thực thi dự án này và vấn đề bảo đảm cho việc phát hành

cam kết bảo lãnh. Thêm vào đó, việc giải quyết tranh chấp trong thực hiện

bảo lãnh

được thỏa thuận thống nhất và ghi cụ thể khi ký kết hợp đồng và các ngân

hàng này

rất quan tâm đến uy tín của tổ chức đứng ra phân xử, thường là trọng tài quốc

tế mà

Cùng với đó, các ngân hàng này cũng có bộ phận chuyên trách hỗ trợ về luật pháp trong hoạt động bảo lãnh. Trong quản trị điều hành, các ngân hàng này có sự phân cấp rõ ràng giữa ngân hàng mẹ, hội sở chính, chi nhánh khu vực và chi nhánh phụ trong việc thực hiện hoạt động bảo lãnh.

• Với hệ thống rộng khắp tại nhiều quốc gia, việc tìm hiểu và thu thập thông tin từ các khách hàng tiềm năng rất được các ngân hàng này chú trọng và có kế

hoạch săn đón bằng việc gia tăng lợi ích, ưu đãi từ dịch vụ ngân hàng và thực hiện

việc bán chéo sản phẩm. Việc phát triển và mở rộng dịch vụ bảo lãnh cũng

được các

ngân hàng nước ngoài thực hiện theo cách này. Thông qua việc áp dụng các chính

sách ưu đãi, các ngân hàng này chủ động thu hút khách hàng, đầu tiên là sử dụng

các dịch vụ về tiền gửi, kiều hối, thanh toán, sau đó đến các dịch vụ về cho vay,

phát hành bảo lãnh ngân hàng.

• Ngoài ra, với lợi thế về mạng lưới và uy tín quốc tế, các ngân hàng này cũng có thế mạnh trong việc thực hiệc xác nhận bảo lãnh theo yêu cầu. Đây là một dịch

vụ được đánh giá là ít rủi ro và đem lại nguồn thu đáng kể từ phí. Trong

nghiệp vụ

này, các ngân hàng nước ngoài cũng rất chú trọng đến uy tín của ngân hàng nhận

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, luận văn đã trình bày tổng quan những vấn đề chung về nghiệp vụ ngân hàng thương mại và hoạt động bảo lãnh ngân hàng tại NHTM. Bên cạnh các khái niệm cơ bản, chương này cũng đề cập đến các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động bảo lãnh tại NHTM, một số chỉ tiêu để đánh giá hoạt động này, những dạng rủi ro đặc thù, cơ sở pháp lý liên quan và một số kinh nghiệm về bảo lãnh của một số ngân hàng nước ngoài trong việc phát triển hoạt động bảo lãnh. Trong đó:

- Các nhân tố có ảnh hưởng lớn đến hoạt động bảo lãnh ngân hàng bao gồm nhân tố bên trong và nhân tố bên ngoài. Cụ thể, một số nhân tố bên

trong nổi

bật gồm con người, nghiệp vụ, công nghệ và một số yếu tố nội tại khác của NHTM. Cùng với đó, các nhân tố bên ngoài có thể kể đến như môi trường

kinh tế

- xã hội và hành lang pháp lý cũng có những tác động nhất định đến hoạt động

này.

- Một số chỉ tiêu để đánh giá hoạt động bảo lãnh ngân hàng gồm chỉ tiêu định lượng liên quan đến: số dư bảo lãnh, doanh số bảo lãnh, doanh thu của hoạt

động bảo lãnh, tỷ lệ bảo lãnh mà ngân hàng phải trả thay, mức phí, mức an toàn

trong hoạt động bảo lãnh; và chỉ tiêu định tính như sự đa dạng của sản phẩm bảo

lãnh cung cấp và mạng lưới ngân hàng đại lý.

- Bên cạnh rủi ro tín dụng, hoạt động bảo lãnh ngân hàng còn gặp các rủi ro đặc thù, gồm rủi ro do gian lận, rủi ro do lừa đảo và giả mạo. Nhận diện và quản

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI SỞ GIAO DỊCH NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam và Sở

Giao dịch

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại thươngViệt Việt

Nam

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam là NHTM cổ phần được cổ phần hóa, chuyển đổi từ Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (NHTM Nhà nước) theo Quyết định số 138/GP-NHNN ngày 23/05/2008 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103024468 ngày 02/06/2008 do Sở Kế hoạch và Đầu từ Tp. Hà Nội cấp.

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức được thành lập vào ngày 01/04/1963, theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30/10/1962. Theo Quyết định trên, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại, bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ),... Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam còn tham mưu cho Ban lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Ngày 14/11/1990, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức chuyển từ ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang NHTM Nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14/11/1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.

Ngày 21/09/1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam theo mô hình Tổng công ty 90, 91 theo Quyết định số 90/QĐ-TTg

Ngày 26/12/2007, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với tổng số cổ phần chào bán là 6,5% vốn điều lệ (tương đương 97.500.000 cổ phần) thông qua Sở Giao dịch Chứngkhoán Tp.Hồ Chí Minh.

Ngày 23/05/2008, Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam chính thức là NHTM cổ phần theo Quyết định số 138/GP-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh công ty cổ phần số 0103024468 ngày 02/06/2008 do Sở Kế hoạch và Đầu từ Tp. Hà Nội cấp với:

• Tên đầy đủ bằng tiếng Việt: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam;

• Tên đây đủ bằng tiếng Anh: Joint Stock Commercial Bank for Foreign Trade of Vietnam;

• Tên giao dịch: Vietcombank;

• Tên viết tắt: VCB;

• Website: www.vietcombank.com.vn; • Vốn điều lệ: 13 nghìn tỷ VNĐ

• Trụ sở chính: 198 Trần Quang Khải, quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội;

Trải qua gần 50 năm hình thành và phát triển, hoạt động của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được điều chỉnh thích ứng theo nhiệm vụ của từng thời kỳ lịch sử và đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc giải phóng, xây dựng và đổi mới đất nước. Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với 63 Chi nhánh, 1 Sở Giao dịch và 2 Công ty con trực thuộc trên toàn quốc; 2 Văn phòng đại diện và 1 Công ty con tại nước ngoài. Ngoài ra, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam còn tham gia góp vốn, liên doanh liên kết với các đơn vị trong và ngoài nước trong nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau như kinh doanh bảo hiểm, bất động sản, quỹ đầu tư...

Tổng tài sản của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam tại thời điểm cuối năm 2009 lên tới xấp xỉ 200 nghìn tỷ VND (tương đương gần 12 tỷ USD). Tổng dư nợ đạt 95 nghìn tỷ VND (5,68 tỷ USD), vốn chủ sở hữu đạt hơn 13.551 tỷ VND, đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu 8% theo chuẩn quốc tế. Với những kết quả hoạt

động như vậy, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã nhận được nhiều giải

Một phần của tài liệu 0895 nâng cao hiệu quả hoạt động bảo lãnh tại sở giao dịch NHTM CP ngoại thương việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w