Nhóm giải pháp về nghiệp vụ

Một phần của tài liệu 0850 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại sở giao dịch NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 106)

3.2.2.1. Xây dựng hệ thống chỉ tiêu hiệu quả.

Một là: thời gian hoàn vốn. Thời gian hoàn vốn thực được định nghĩa bằng một cách đơn giản là thời gian cần thiết để lợi ích được chiết khấu ngang bằng với chi phí đầu tư ban đầu được chiết khấu về thời điểm tính giá.

Thời gian hoàn vốn là chỉ tiêu phổ biến trong thẩm định đánh giá, lựa chọn cơ hội đầu tư. Song nó chỉ là một công cụ rất thô sơ để đánh giá dự án bởi vì nó hoàn toàn bỏ qua lợi ích sau thời gian vốn đầu tư ban đầu đã được hoàn trả. Do vậy, thời gian hoàn vốn không phải là một tiêu chí đáng tin cậy cho việc thẩm định tính khi ngân hàng xem xét cho vay thì thời gian hoàn vốn của dự án đã được tính toán. Tuy nhiên, thời gian cho vay còn phụ thuộc vào tỷ lệ vốn tham gia đầu tư và các luồng vốn khác cùng tham gia đầu tư vào dự án.

Hai là: giá trị hiện tại thuần (NPV). Đây là phương pháp tính giá trị hiện tại lợi nhuận ròng cộng dồn của dự án trong một thời gian hoạt động dự kiến của nó. Một cách đơn giản để tính giá trị hiện tại thuần của một dự án là chênh giữa chi phí kinh tế và lợi ích kinh tế có thể được tính theo mỗi năm và sau đó dòng tiền đơn lẻ này sẽ được chiết khấu theo tỷ lệ chiết khấu để đạt tới giá trị hiện tại thuần (NPV).

Quy tắc thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư dựa trên giá trị hiện tại thuần (NPV) như sau:

+ Thứ nhất: khi NPV > 0 nghĩa là dự án mang lại lợi ích rong cho chủ đầu tư - dự án có hiệu quả. Ngược lại nết NPV < 0, dự án được coi là không có hiệu quả.

+ Thứ hai: khi có nhiều phương án thay thế, nên chọn phương án có giá trị hiện tại (NPV) lớn nhất.

+ Thứ ba: giá trị hiện tại thuần (NPV) tỷ lệ nghịch với r. Có nghĩa là nếu sử dụng tỷ suất chiết khấu thấp hơn sẽ làm giá trị hiện tại thuần (NPV) cao hơn và ngược lại. Do vậy, khi tính toán xác định tỷ suất chiết khấu phải rất thận trọng, cần tham khảo các sản phẩm cùng loại đã đầu tư và tủy vùng lãnh thổ...

+ Thứ tư: giá trị hiện tại thuần (NPV) tỷ lệ thuận với thời hạn tính toán. Điều đó cho thấy rằng, việc lựa chọn thời gian quá ngắng hoặc quá dài sẽ làm thay dổi kết luận.

Một là : Theo chỉ tiêu giá trị hiện tại thuần. Vì vậy chúng ta cần phải cân nhắc và xác định thời hạn cho phù hợp với từng dự án

Hai là : theo từng sản phẩm, từng địa phương.

Ba là: tỷ lệ lợi ích - chi phí (BCR). Tỷ lệ BCR cho chúng ta biết được khả năng sinh lời của một dự án trên một đơn vị chi phí đầu tư. Nó là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại ròng của lợi ích với giá trị hiện tại của chi phí và được tính bằng cách chia lợi ích đã khấu trừ cho chi phí đã khấu trừ - bao gồm cả chi phí vốn.

Công thức tính: ∑ , B** BCR = t = 0 ( 1 +r ) n Ct _ t = 1 (1 + r )t

Trong đó: B và C tương ứng là lợi ích và chi phí phát sinh trong năm thứ t (t=0,1,2,3.); n là thới hạn tính toán. Quy tắc thẩm định hiệu quả dự án đầu tư dựa trên chỉ tiêu BCR như sau:

+ Thứ nhất: khi tỷ lệ lợi ích - chi phí BCR > 1, dự án được coi là có hiệu quả về mặt kinh tế. Ngược lại, dự án không hiệu quả.

+ Thứ hai: khi có nhiều phương án thay thế, phương án có tỷ lệ lợi ích - chi phí (BCR) lớn nhất sẽ được chọn.

Ưu điểm của chỉ tiêu này là dễ dàng so sánh các phương án mà không cần lo ngại về việc chọn tỷ suất chiết khấu và thời hạn tính toán. Nhược điểm là không thấy được quy mô của các phương án.

Bốn là: tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR). Như Chương 1 đã trình bày tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IR) có thể được định nghĩa như là tỷ suất chiết khấu làm cho dòng giá trị hiện tại của chi phí và lợi ích cân bằng nhau, hay nói cách khác giá trị hiện tại thuần của dự án bằng không. Công thức xác định IRR như sau:

NPV = ɪ jg* 7,Ư. = 0

t=0 (1 + IRR)

Quy tắc thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư dựa trên chỉ tiêu IRR như sau:

+ Thứ nhất: khi tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IR) < tỷ suất chiết khấu, dự án được xem là có hiệu quả kinh tế và ngược lại.

+ Thứ hai: : khi có nhiều phương án thay thế, phương án có tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) lớn nhất sẽ được chọn.

Ưu điểm của tỷ lệ hoàn vốn nội bộ (IRR) là có thể tính toán trên dữ liệu của dự án. Đặc biệt việc tính toán nó không cần đến dữ liệu về tỷ suất chiết khấu - điều này tránh được nỗi lo về độ nhạy cho những tỷ suất chiết khấu khác nhau.

Nhược điểm của phương pháp tỷ lệ hoàn vốn nội bộ cũng giống như tỷ lệ lợi ích - chi phí, phương pháp tỷ lệ hoàn vốn nội bộ là bỏ qua tổng chi phí và tổng lợi ích của dự án. Do vậy, chỉ tiêu không phản ánh được các giới hạn về chi phí khi cần lựa chọn dự án trên giới hạn đó.

3.2.2.2. Xây dựng tiêu chuẩn thẩm định đánh giá hiệu quả tài chính của dự án đầu tư

Công tác thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư của các ngân hàng thương mại đều đang sử dụng phương pháp so sánh là chủ yếu, tức là sau khi thẩm định,

đánh giá và phân tích dự án đầu tư thông qua các chỉ tiêu hiệu quả tài chính thì đối chiếu, so sánh với các chỉ tiêu hoặc các chỉ tiêu của các sản phẩm cùng loại hoặc tương đương qua đó có thể đưa ra các kết luận có hay không cho vay đầu tư, mức cho vay đầu tư bao nhiêu và một số điều kiện khác.

Các các chỉ tiêu chuẩn mà ngân hàng đang sử dụng để so sánh thì hầu như là bằng kinh nghiệm thông qua việc tham khảo các dự án đã được thực hiện có sản phẩm cùng loại tương tự. Như vậy các chỉ tiêu này chưa được thống nhất trong toàn ngành và tính pháp lý cũng như tính thuyết phục chưa cao, chưa đại diện, chưa điển hình... và như vậy báo cáo thẩm định chất lượng cũng chưa cao. Các chỉ tiêu này sử dụng hoàn toàn tự phát, như tại Hội sở chính khác các đơn vị kinh doanh như vậy kết quả thẩm định ở hai nơi cũng khác nhau.

Để khắc phục những hạn chế nêu trên , ngân hàng cần phải xây dựng các chỉ tiêu tài chính (tiêu chuẩn) cho toàn ngành. Đây là một công việc hết sức quan trọng và cần thiết, nó giúp cán bộ thẩm định thực hiện nghiệp vụ nhanh hơn và thống nhất trong toàn ngành.

Khi xây dựng các chỉ tiêu hiệu quả tài chính tiêu chuẩn (4 chỉ tiêu hiệu quả đề xuất) chúng ta cần dựa trên một số yếu tố cơ bản như:

- Kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự ở một số địa phương (đảm bảo tính đại diện, tính điển hình)

- Khuyến nghị/ đề xuất của các tổ chức tài trợ vốn hoặc cho vay; lãi suất và điều kiện vay vốn trên thị trường.

Trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam, chưa có tổ chức nào chịu trách nhiệm công bố số liệu, giá cả hàng hóa chuẩn áp dụng trong toàn quốc trong từng thời kỳ và qua thực tế thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư của Sở Giao dịch I, tác giả đề xuất xây dựng hệ thống chỉ tiêu chuẩn như sau:

Thứ nhất: mỗi ngân hàng xây dựng và công bố hệ thống chỉ tiêu hiệu quả chuẩn gồm 4 chỉ tiêu cơ bản và một số chỉ tiêu tham chiếu áp dụng cho toàn ngành. Các đơn vị thành viên trong toàn hệ thống thống nhất sử dụng và thường xuyên

tham gia ý kiến để ngân hàng xem xét, cập nhật và chỉnh sửa công bố sử dụng khi có biến động.

Thứ hai: các chỉ tiêu hiệu quả chuẩn cần được xây dựng theo nhóm sản phẩm ( lưu ý những sản phẩm truyền thống của ngành), trước mắt có thể chia theo 5 nhóm sau:

+ Dự án đầu tư máy móc, thiết bị trong xây dựng. + Dự án đầu tư sản xuất công nghiệp . + Dự án đầu tư kinh doanh, thương mại - dịch vụ. + Dự án đầu tư bất động sản.

+ Các loại dự án đầu tư khác.

Thứ ba: phương pháp xây dựng chỉ tiêu tiêu chuẩn là phương pháp thông kê kinh nghiệm, tính bình quân gia quyền của ít nhất 3 năm liên tục gần nhất trên cơ sở ứng dụng tịn học hiện đại mở để dễ tra cứu sử dụng và tham gia ý kiến.

3.2.2.3. Xác định và lượng hóa các hạng mục chi phí — lợi ích của dự án đầu tư

Một trong các bước quan trong trong thẩm định dự án đầu tư là nhận dạng đầu vào và đầu ra dự án theo hệ thống tiếp cận. Hệ thống là chính dự án, các đầu vào và đầu ra là các hạng mục chi phí - lợi ích tài chính của dự án (hạng mục chi phí - lợi ích thực). Khi mở rộng hệ thống tiếp cận, các yếu tố đầu vào và đầu ra sẽ có những thay đổi cần điều chỉnh. Để việc điêu chỉnh có phương pháp và đạt hiệu quả cần thực hiện theo quy trình chặt chẽ và có cân nhắc thông trọng qua từng bước:

Bước 1: Xác lập hệ thống tiếp cận dự án. Mỗi dự án đầu tư là một loại sản phẩm khác nhau, do đó nó cũng có tính chất và vai trò khác nhau đối với hệ thống kinh tế mà nó làm một bộ phận (vùng, địa phương, sản phẩm). Bên cạnh đó, với tư cách là một bộ phận trong hệ thống kế hoạch kinh tế của nền kinh tế (chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình), nó cần được đánh giá trong mối tương tác hệ thống. Để đơn giản có thể chọn ba hệ thống tiêu biểu, đó là sản phẩm, địa phương và toàn bộ nền kinh tế. Điều chỉnh theo địa phương sẽ cho ta danh sách hạng mục chi phí - lợi ích kinh tế của dự án. Thực tế, tùy loại sản phẩm, tùy từng địa phương

về điều kiện đầu tư phát triển kinh tế mà người ta lựa chọn cách tiếp cận hợp lý để hạn chế những bất đồng hoặc sai biệt trong quá trình thẩm định xem xét cho vay.

Bước 2: Dựa trên đặc điểm các yếu tố đầu vào và đầu ra của dự án để tập hợp các đầu vào và đầu ra có tính tương tự, bổ sung hoặc thay thế. Tham khảo chi tiết các hạng mục đầu vào và đầu ra của sản phẩm tương tự đã có ở địa phương (nơi thực hiện dự án) hoặc ở địa phương khác. Trên cơ sở đó lập bảng và sơ đồ các mối liên kết và các ảnh hưởng từ bên ngoài dự án (các tương tác trong hệ thống), đồng thời xác định các hạng mục chuyển giao trong hệ thống (trong thực sự được tạo ra hoặc mất đi bởi dự án). Có thể có các chi tiết hạng mục thêm/ bớt chủ yếu như sau:

Thứ nhất là: điều chỉnh các hạng mục chuyển giao. Các hạng mục chuyển giao là các khoản thanh toán mà không làm thay đổi nguồn lực hay thu nhập ròng của dự án.

Thứ hai là: điều chỉnh các hạng mục dựa trên các mối liên kết. Một dự án đầu tư luôn tạo ra các liên kết, tác động giữa các sản phẩm, ngành, địa phương, doanh nghiệp (tương tác hệ thống). Mối liên kết này được tập hợp thành hai nhóm:

Nhóm 1: Liên kết đầu vào của dự án. Khi dự án sử dụng sản phẩm đầu ra của nhà sản xuất địa phương (nguyên liệu đầu vào của dự án), nó thúc đẩy sản xuất và mang lại lợi ích cả đôi bên. Chẳng hạn: do bán được nhiều sản phẩm cho dự án, nhà sản xuất địa phương giảm giá bán hoặc hỗ trợ một số đầu vào cho dự án. Như vậy lợi ích ròng của mối liên kết này cần được đưa vào thẩm định hiệu quả tài chính.

Nhóm 2: Liên kết đầu ra của dự án. Khi dự án cung cấp sản phẩm đầu ra là hàng tiêu dùng làm cho giá trị thị trường địa phương giảm mạnh. Hoặc, nếu dự án sản xuất sản phẩm là đầu vào của nhà sản xuất khác, mang lại nhiều lợi ích cho nhà sản xuất địa phương, nhà sản xuất địa phương có thể tăng giá mua đầu vào. Khoản lợi ích ròng do mối liên kết này cần được đưa vào thẩm định hiệu quả tài chính của dự án.

Nói chung, các mối liên kết thường rất phức tạp và khó đánh giá nên trong thực tế, người ta chỉ phân tích và đánh giá các mối liên kết trực tiếp để dễ nhận biết, ảnh hưởng tới dự án.

Bước 3: Xác định và điều chỉnh các hạng mục chi phí - lợi ích dựa trên kết quả điều chỉnh các yêu tố đầu vào hay đầu ra. Các hạng mục chi phí - lợi ích tương tác của dự án với hệ thống (liên kết, tác động) được lượng hóa và đưa vào để phản ánh chi phí - lợi ích kinh tế thực tế của dự án.

Sau bước này, sẽ lập một bảng đầy đủ các hạng mục chi phí - lợi ích kinh tế của dự án với các khối lượng được tính toán.

3.2.2.4. Định giá kinh tế các hạng mục chi phí và lợi ích của dự án đầu tư

Thông thường giá cả đầu vào và đầu ra được cơ quan lập dự án đề xuất hoặc ước tính dựa trên tình hình thị trường hiện tại và dự báo thị trường tương lai. Ngân hàng đến thời điểm xem xét cho vay sẽ tiến hành thẩm tra, thẩm định giá và điều chỉnh các giá cả này... Giả thiết rằng, mọi thiết kế kỹ thuật là thích hợp và việc tính toán khối lượng đầu vào và đầu ra của dự án là chính xác, khi đó, vấn đề áp dụng giá cả vào các hạng mục chi phí - lợi ích sẽ quyết định tính chính xác trong tính toán hiệu quả của dự án.

Trong thi trường cạnh tranh hoàn hảo, giá kinh tế của bất kỳ nguồn lực nào là giá cả thị trường của nó. Nhưng trong thực tế, luôn có những sự bóp méo như thuế nhập khẩu, xuất khẩu, thuế doanh thu. nên giá cả của thị trường không phản ánh được giá trị kinh tế thực sự và chi phí của đẩu ra và đầu vào. Vì vậy, tất cả các đầu vào, đầu ra của dự án phải được định giá theo chi phí cơ hội của nó thông qua hệ số chuyển đổi.

Có thể điều chỉnh gia theo mặt bằng giá trong nước. Phương pháp này sử dụng mặt bằng giá trong nước, áp dụng tỷ giá hối đoái cho tất cả các hạng mục đầu vào/ đầu ra được định giá theo giá thế giới, còn những hàng hóa tính giá trong nước thì để nguyên. Với phương pháp này các hạng mục đầu vào/ đầu ra đã được định giá

trong nước thì giữ nguyên; còn các các hạng mục đầu vào/ đầu ra được định giá bằng ngoại tệ thì quy đổi ra mặt bằng giá trong nước.

3.2.2.5. Tính toán và áp dụng tỷ suất chiết khấu

Theo lý thuyết chi phi cơ hội, một khoản tiền tại thời điểm hiện tại sẽ được coi là có giá trị hơn khoản tiền tương tự trong tương lai. Bởi vì, số tiền sẵn có trong hiện tại sẽ đầu tư sinh lợi trong khoảng thời gian từ hiện tại đến tương lai. Do vậy, cần chiết khấu các chi phí và lợi ích của dự án về thời điểm hiện tại để đánh giá. Vấn đề là, sử dụng tỷ lệ chiết khấu nào là phù hợp để đánh giá hiệu quả dự án.

Trong thẩm định hiệu quả tài chính dự án nói chung, tỷ suất chiết khấu thường được sử dung là lãi suất tiền gửi hoặc các khoản vay hoặc tỷ suất do cơ quan thẩm định hoặc cơ quan tài trợ cho vay quy định. Song, để thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư thật khách quan cần lựa chọn sử dụng tỷ suất thích hợp.

Một phần của tài liệu 0850 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại sở giao dịch NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 96 - 106)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w