Cải cách thủ tục hành chính: Thủ tục để vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước được nhiều cơ quan, đơn vị đánh giá là phức tạp, ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện dự án, làm giảm cơ hội đầu tư và làm cản trở các thành phần kinh tế không phải là thành phần kinh tế nhà nước tham gia vay vốn. Vì vậy, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vay vốn thực hiện dự án, Sở Giao dịch I cần rà soát lại các quy chế, quy trình cho vay đầu tư, loại bỏ một số thủ tục không cần thiết, hoàn thiện quy trình theo hướng đơn giản, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện; liệt kê cụ thể tất cả các thủ tục vay vốn, trong đó cần nêu rõ thủ tục nào bắt buộc phải có và thủ tục nào chưa bắt buộc phải có và quy định cụ thể trình tự và thời gian thực hiện các bước của quy trình vay vốn.
- Nghiên cứu, xây dựng quy trình “một cửa” trong hoạt động cho vay, theo quy trình này thì khách hàng từ lúc nộp hồ sơ xin vay cho đến khi giải ngân chỉ cần liên hệ và thực hiện theo sự hướng dẫn của một bộ phận (một chuyên viên) duy nhất
trong ngân hàng, không phải liên hệ qua nhiều phòng, nhiều bộ phận. Hiện nay, Sở Giao dịch I đang thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ vay vốn theo hai trường hợp: Các dự án đầu tư của các doanh nghiệp vay mới: do Phòng Thẩm định tiếp nhận hồ vay vốn, các dự án của các doanh nghiệp đã có quan hệ tín dụng do các Phòng tín dụng tiếp nhận, tuy nhiên đơn vị có quan hệ thường xuyên và liên tục đối với khách hàng vay vốn là các Phòng tín dụng (từ giai đoạn thẩm định đến giải ngân và thu hồi nợ vay) do vậy nên điều chỉnh thống nhất và Phòng tín dụng chịu trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, hướng dẫn khách hàng về thủ tục vốn, Phòng thẩm định tập trung chuyên sâu vào việc tổ chức thẩm định dự án và tổng hợp kết quả thẩm định trình duyệt kết quả thẩm định và quyết định cho vay.
NHPT cần có một số hành động góp phần hoàn thiện công tác thẩm định tài chính DAĐT tại Sở Giao dịch I. Cụ thể:
- NHPT cần xây dựng hệ thống thông tin nội bộ. Hệ thống thông tin này phải thường xuyên được cập nhật từ nhiều nguồn và đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy của các nguồn thông tin. Hệ thống thông tin này cần phải được xây dựng cho toàn hệ thống ngân hàng vì có những khách hàng quan hệ tín dụng với nhiều Chi nhánh trong Ngân hàng mà một Chi nhánh không thể biết được nếu không có một hệ thống thông tin nội bộ. Hệ thống thông tin này sẽ giúp ích nhiều cho công tác thẩm định: rút ngắn thời gian thẩm định và nâng cao chất lượng công tác thẩm định vì có nhiều nguồn thông tin đầu vào chính xác.
- NHPT hàng năm nên tổ chức cuộc thi tuyển dụng hợp lý, công bằng nhằm lựa chọn được người có tài có đức cho Chi nhánh. Bởi nhân tố con người đóng một vai trò hết sức quan trọng, quyết định đến chất lượng của công tác thẩm định tài chính DAĐT nói riêng và chất lượng hoạt động kinh doanh của Sở.
- NHPT cần thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo ngắn hạn cho các cán bộ thẩm định trong Chi nhánh, thương xuyên tổ chức các buổi tọa đàm trao đổi học tập, trao đổi kinh nghiệm, thông tin thẩm định giữa các cán bộ thẩm định trong toàn hệ thống Ngân hang...
- NHPT nên ban hàng một chính sách tín dụng thống nhất trong toàn Ngân hàng, là định hướng cho các hoạt động của Chi nhánh. Đồng thời, Ngân hàng cũng cần nghiên cứu để hoàn thiện hơn nữa quy trình thẩm định, tạo sự thống nhất trong toàn hệ thống Ngân hàng.
- NHPT cũng cần tạo điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất cho Sở và các Chi nhánh hoạt động. Nhất là trang bị cho Chi nhánh những phần mềm hữu hiệu để tiến hành công tác thẩm định tài chính có hiệu quả, truyền đạt những kinh nghiệm trong quản lý công tác thẩm định DAĐT: lưu trữ và quản lý các hồ sơ DAĐT, các “Báo cáo thẩm định DAĐT”...
- NHPT hàng năm nên tổ chức cuộc thi tuyển dụng hợp lý, công bằng nhằm lựa
chọn được người có tài có đức cho Chi nhánh. Bởi nhân tố con người đóng một vai trò
hết sức quan trọng, quyết định đến chất lượng của công tác thẩm định tài chính DAĐT
nói riêng và chất lượng hoạt động kinh doanh của Sở.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Tác giả đề cập tới phương hướng công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Giao dịch I để từ đó đi sâu nghiên cứu vào các giải pháp hoàn thiện chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Sở Giao dịch I trong đó: tác giả đặc biệt chú ý chia thành
các nhóm giải pháp nhằm làm tăng hiệu quả thẩm định dự án đầu tư như: nhóm giải pháp về thể chế; nhóm giải pháp về nghiệp vụ; nhóm giải pháp về hỗ trợ....
Việc thực hiện mỗi nhóm giải pháp có thể mang lại những hiệu quả khác nhau, tùy từng giai đoạn phát triển của ngân hàng và cũng tùy thuộc vào điều kiện kinh tế chung cũng như điều kiện kinh tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ở Việt Nam.
Chính vì vậy, tác giả đã đưa kèm thêm một số điều kiện khi thực hiện giải pháp nhằm làm hoàn thiện hơn trong công tác thẩm định dự án đầu tư tại Sở Giao dịch I như : Điều kiện thực hiện giải pháp trước mắt (năm 2013) và Điều kiện thực hiện giải pháp lâu dài (giai đoạn: 2014-2016) đã góp phần hoàn thiện công tác thẩm định dự án tại Sở Giao dịch I.
KẾT LUẬN
Với nỗ lực phấn đấu và được sự chỉ đạo sát sao, quan tâm giúp đỡ của NHPT, Sở Giao dịch I đã ngày càng khẳng định là đơn vị dẫn đầu trong hệ thống NHPT Việt Nam trong hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước. Các dự án thẩm định vay vốn tại Sở Giao dịch I đã phát huy hiệu quả góp phần quan trọng quan trọng thức
STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH VỰC GIỚI HẠNQUY MÔ I KẾT CẤU HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI (Không phân biệtđịa bàn đầu tư)
1 Dự án đầu tư xây dựng công trình cấp nước sạch phục vụ sản xuấtvà sinh hoạt. Nhóm A, B 2
Dự án đầu tư xây dựng công trình xử lý nước thải, rác thải tại các khu đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu công
nghệ cao, bệnh viện và các cụm công nghiệp làng nghề. Nhóm A, B
3
Dự án xây dựng nhà ở cho sinh viên thuê, dự án nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê, dự án nhà ở cho người có thu nhập thấp tại khu vực đô thị theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nhóm A, B và C
đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trên địa bàn Hà Nội. Tuy nhiên bên cạnh những thành tựu cũng bộc lộ nhiều tồn tại thể hiện qua số dự án chưa phát huy được hiệu quả kinh tế xã hội, số nợ quá hạn, nợ xấu còn cao. Với kết quả thông qua thực hiện đề tài: iiNang cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Sở Giao dịch I- Ngân hàng Phát triển Việt Nam'” luận văn đã có những đóng góp chủ yếu sau:
Hệ thống hóa được những vấn đề cơ bản về hoạt động cho vay của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cơ sơ lý luận về thẩm định tài chính dự án và hệ thống các chỉ tiêu đánh giá chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại Sở Giao dịch I.
Khái quát hoạt động của Sở Giao dịch I, đánh giá thực trạng công tác thẩm định tài chính dự án tại Sở Giao dịch I từ đó đánh giá kết quả đạt được cũng như đưa ra những hạn chế và nguyên nhân.
Đề xuất các nhóm giải pháp mang tính thực tiễn nhằm nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại Sở Giao dịch I và đưa ra một số kiến nghị với các Bộ ngành, NHPT cũng như chủ đầu tư để tạo điều kiện cho Sở Giao dịch I thực hiện tốt các nhóm giải pháp.
Song do thời gian có hạn, khả năng và trình độ còn hạn chế, luận văn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Em rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô và các bạn quan tâm đến lĩnh vực này.
Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo TS.Nguyễn Đức Thắng đã giúp đỡ em hoàn thành đề tài luận văn.
107
PHỤ LỤC I
DANH MỤC CÁC Dự ÁN VAY VỐN TÍN DỤNG ĐẦU TƯ
(Ban hành kèm theo Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2011 của Chính __________________________________phủ)
4
Dự án đầu tư hạ tầng, mở rộng, nâng cấp, xây dựng mới và thiết bị trong lĩnh vực xã hội hóa: giáo dục đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường thuộc Danh mục hưởng chính sách khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Nhóm A, B
5 Dự án hạ tầng khu công nghiệp, khu công nghiệp hỗ trợ, khu chếxuất, khu công nghệ cao. Nhóm A, B
II NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN (Không phân biệt địa bàn đầutư)
Dự án nuôi, trồng thủy, hải sản gắn với chế biến công nghiệp. Nhóm A, B 2 Dự án phát triển giông cây trồng, giông vật nuôi, giông cây lâmnghiệp. Nhóm A, B
~ Dự án chăn nuôi gia súc, gia cầm gắn với chế biến công nghiệp Nhóm A, B
III CÔNG NGHIỆP (Không phân biệt địa bàn đầu tư)
1
Dự án đầu tư chế biến sâu từ quặng khoáng sản:
- Sản xuất fero hợp kim sắt có công suất tôi thiểu 1 nghìn tấn/năm; - Sản xuất kim loại màu có công suất tôi thiểu 5 nghìn tấn/năm; - Sản xuất bột màu đioxit titan có công suất tôi thiểu 20 nghìn tấn/năm.
STT NGÀNH NGHỀ, LĨNH Vực GIỚI HẠNQUY MÔ
2
Dự án đầu tư sản xuất thuốc kháng sinh, thuốc cai nghiện, vắc xin thương phẩm và thuốc chữa bệnh HIV/AIDS; sản xuất thuốc thú y
đạt tiêu chuẩn GMP. Nhóm A, B
3
Dự án đầu tư xây dựng nhà máy phát điện sử dụng các nguồn năng lượng: gió, mặt trời, địa nhiệt, sinh học và các tài nguyên năng
lượng khác có khả năng tái tạo. Nhóm A, B 4
Dự án đầu tư xây dựng thủy điện nhỏ, với công suất nhỏ hơn hoặc bằng 50MW thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.
Nhóm A, B và C 5 Dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm theo Quyết địnhcủa Thủ tướng Chính phủ Nhóm A, Bvà C 6 Dự án thuộc danh mục các ngành công nghiệp hỗ trợ theo Quyếtđịnh của Thủ tướng Chính phủ Nhóm A, Bvà C
IV
CÁC Dự ÁN ĐẨU TƯ TẠI ĐỊA BÀN CÓ ĐIỀU KIỆN KINH TẾ - XÃ HỘI KHÓ KHĂN, ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN; Dự ÁN TẠI VÙNG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC KHƠ ME SINH SONG TAP TRUNG, CÁC XÃ THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 VÀ CÁC XÃ BIÊN GIỚI THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 120, cÁc XÃ VÙNG BÃI NGANG (không bao gồm dự án thủy điện, nhiệt điện, sản xuất xi măng, sắt thép; dự án đầu tư đường bộ, cầu đường bộ, đường sắt và cầu đường sắt).
Nhóm A, B và C
V
CÁC Dự ÁN CHO VAY THEO HIỆP ĐỊNH CHÍNH PHỦ; CÁC Dự ÁN ĐẨU TƯ RA NƯỚC NGOÀI THEO QUYẾT ĐỊNH CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ; CÁC Dự ÁN CHO VAY THEO CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU SỬ DỤNG VỐN NƯỚC NGOÀI.
Nhóm A, B
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Bá Cẩn (2002), Khai thác nguồn vốn tín dụng nhà nước ưu đãi cho ĐTPT, Nxb Tài Chính, Hà Nội.
2. David Cox (1997), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
3. Chính phủ (2011), Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 về tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước.
4. Nguyễn Ngọc Hùng (1998), Lý thuyết tiền tệ - ngân hàng, Nxb Tài chính, Hà Nội.
5. Ngân hàng phát triển Việt Nam (2007), Đề án phát triển NHPT Việt Nam đến năm 2010 và năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020, Hà Nội.
6. Chính phủ (2009), Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 về việc ban hành Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng
7. Frederic S.Mishkin (1995), Tiền tệ, Ngân hàng và Thị trường tài chính, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội
8. Phan Thị Thu Hà (2005), Giáo trình Ngân hàng phát triển, Nxb Lao động- xã hội, Hà Nội
9. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006 về việc thành lập Ngân hàng phát triển Việt Nam.
10. Thủ tướng Chính phủ (2006), Quyết định số 110/2006/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006 về việc phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam.
11. TS Nguyễn Đức Thắng (2009), Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư của Ngân hàng thương mại.
110
12. Sở Giao dịch I (2009, 2010, 2011), Báo cáo tình hình cho vay thu nợ các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT, Hà Nội.