Nhóm giải pháp về hỗ trợ

Một phần của tài liệu 0850 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại sở giao dịch NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 106 - 112)

3.2.3.1. Các đề xuất cải tiến kỹ thuật

Để nâng cao chất lượng thẩm định hiệu quả tài chính dự án đầu tư, cần thay đổi các kỹ thuật và quy trình thẩm định trong từng khâu của dự án. Cải tiến kỹ thuật sẽ dựa trên các đề xuất chủ yếu sau:

Thứ nhất: cải tiến kỹ thuật xác định và đánh giá các hạng mục chi phí và lợi ích kinh tế của dự án trong thẩm định hiệu quả tài chính.

Trước hết cần xác định khối lượng và định giá đúng giá trị tài chính của các khoản chi phí và lợi ích của dự án. Đối với các tác động liên kết và ảnh hưởng ngoại lai cần nội hóa thành hạng mục chi phí (nếu là tác động ảnh hưởng tiêu cực) hay là lợi ích (nếu là các tác động hoặc ảnh hưởng tích cực) của dự án.

Để định giá kinh tế các hạng mục chi phí hay lợi ích, cần xây dựng các hệ số chuyển đổi và hệ số chuyển đổi tỷ giá hối đoái.

Thứ hai: cải tiến kỹ thuật lựa chọn và áp dụng phương pháp kinh tế vào các hạng mục chi phi hay lợi ích dự án.

Hiện nay một số các bộ thẩm địn dự án bắt đầu nghiên cứu áp dụng phương pháp định giá kinh tế đầu vào hay đầu ra của dự án. Tuy nhiên đối với những dự án đầu tư có nhiều hạng mục đầu vào nhập khẩu, việc lựa chọn mặt bằng giá để định giá kinh tế luôn gặp những khó khăn.

Có hai phương pháp có thể sử dụng: phương pháp quy đổi theo mặt bằng giá quốc tế và phương pháp đổi theo mặt bằng giá trong nước.

Trong bối cảnh hiện nay, tác giả khuyến nghị nên dùng phương pháp mặt bằng giá thế giới bởi vì hiện nay vẫn còn rất nhiều hạng mục đầu vào cảu dự án đầu tư ở Việt Nam đang tăng cường hợp tác quốc tế và hội nhập và kinh tế thế giới, thu hút vốn đầu tư nước ngoài, vốn ODA của các tổ chức quốc tế. Do vậy, việc sử dụng mặt bằng thế giới sẽ hài hòa với quy trình thẩm định của các nước và các tổ chức quốc tế. Việc áp dụng mặt bằng đánh giá thế giới sẽ giúp các nhà đầu tư cạnh tranh về hiệu quả so với các nước trong khu vực và trên thế giới.

Thứ ba: cải tiến kỹ thuật tính toán và lựa chọn tỷ suất chiết khấu trong thẩm định hiệu quả tài chính dự án đàu tư.

Để tính toán chỉ tiêu hiệu quả của dự án đầu tư, cần xây dựng và sử dụng tỷ lệ chiết khấu tài chính. Việc tính toán tỷ lệ này cần tiến hành thận trọng trên cơ sở tham khảo ý kiến chuyên gia, tiêu chuẩn về tỷ lệ chiết khấu của các tổ chức có liên quan.

Thứ 4: cần cải tiến kỹ thuật phân tích rủi ro và độ nhạy của dự án.

Trong điêu kiện nền kinh tế đang trong quá trinh chuyển đổi, nhiều thị trường mới hình thành và có nhiều biến động, trong thẩm định hiệu quả tài chính của dự án cần phân tích rủi ro và độ nhạy của dự án trên cơ sở tính các chỉ tiêu hiệu quả với các biến số thay đổi (áp dụng mô hình tính toán xác suất và quy hoạch động). Để tránh đánh giá quá cao những tác động liên kết ảnh hưởng ngoại lại, cần thiết phải tính đến mức độ ảnh hưởng khi “có” hoặc “ không có” liên kết hay tác động trong phân tích về nguy cơ và độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả.

Thứ năm: cần sử dụng nhất quán các chỉ tiêu và tiêu chuẩn hiệu quả để thẩm định, lựa chọn dự án đầu tư. Việc thẩm định dự án đầu tư theo các chỉ tiêu khác nhau sẽ đưa đén kết luận không giống nhau. Hơn nữa có rất nhiều chỉ tiêu mà việc tính toán sẽ rất khó thực hiện hoặc khó áp dụng trong từng thời kỳ, từng giai đoạn phát triển của nền kinh tế.

Trong bối cảnh hiện nay, tác giả khuyến nghị sử dụng đồng thời bốn chỉ t iêu: T (thời gian thu hồi vốn), IRR, giá trị hiện tại thuần và BCR (tỷ lệ chi phí - lợi ích). Đây cũng là bộ chỉ tiêu sử dụng phổ biến nhất trên thế giới để thẩm định hiệu quả của dự án đầu tư.

Việc cải tiến kỹ thuật thẩm định đòi hỏi người thực hiện phải biết kết hợp kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm trong việc tính toán và vận dụng một cách linh hoạt các chỉ tiêu, tiêu chuẩn thẩm định cho từng dự án cụ thể. Từ đó đưa ra các báo cáo thẩm định có độ tin cậy cao không những phục vụ cho công tác ra quyết định đầu tư cho vay, thu nợ hợp lý, an toàn mà còn giúp cho chủ đầu tư và các chủ thể khác tham gia có định hướng cho việc duy trì và nâng cao hiệu quả của dự án trong mọi khâu cảu chu trình dự án.

3.2.3.2. Soạn thảo cẩm mang thẩm định dự án đầu tư

Để tạo điều kiện thuận lợi trong việc thực hiện những thay đổi về mặt kỹ thuật, mỗi ngân hàng nên biên soạn và phát hành “ Cẩm mang thẩm định dự án đầu tư”, trong đó trình bày các kỹ thuật và quy trình áp dụng trong việc xác định, đánh giá tất cả các khía cạnh liên quan của dự án đầu tư được mô tả, trình bày chi tiết.

Cuốn cẩm mang hướng dẫn phải trình bày được tất cả các kỹ thuật hiện đại, có tính khả thi và có thể áp dụng trong việc thẩm định và đánh giá tất cả các khía cạnh của dự án. Cẩm mang cần trình bày cách tiếp cận, kỹ thuật và quy trình thẩm định dự án đầu tư dưa trên các chỉ tiêu hiệu quả và tiêu chuẩn đánh giá.

Cẩm mang cần trình bày các nghiên cứu tình huống có thể áp dụng trong từng trường hợp cụ thể của dự án, từ đó giúp cán bộ học và áp dụng một cách dễ dàng trong quá trình thẩm định. Bên cạnh đó, việc trang bị sách điện tử và phần mềm

thẩm định dự án đầu tư, phát triển dựa trên chuẩn mực quốc tế phù hợp với điều kiện Việt Nam sẽ là phương tiện vô cùng hữu ích cho các nhà thẩm định dự án.

Để đẩy nhanh tiến độ soạn thảo và đảm bảo chất lượng soạn thảo, cần thành lập hội đồng chỉ đạo biên soạn. Bên cạnh các chuyên gia giỏi của ngành, có kinh nghiệm, có khả năng phân tích các khía cạnh của dự án một cách chuẩn xác và có hệ thống, hội đồng nên mời các chuyên gia giỏi trong và ngoài nước có kinh nghiệm liên quan đến lĩnh vực thẩm định dự án đầu tư thuộc các tổ chức tài chính, các viện nghiên cứu và các trường đại học.

3.2.3.3. Xây dựng dữ liệu và thông tin toàn ngành về thẩm định và cho vay theo dự án đầu tư

Để hỗ trợ cho việc cải tiến quy trình thẩm định, cần thiết phải xây dựng mạng dữ liệu và thông tin trong toàn hệ thống. Dữ liệu và thông tin có thể lấy từ các kênh trong và ngoài ngành, các nguồn khác nhau và các dạng khác nhau ( ví dụ: thông tin dành cho tính toán, thông tin hướng dẫn áp dụng các phương pháp kỹ thuật thẩm định dự án, hoặc thông tin tham khảo) được lưu giữ ở những dạng khác nhau (như lưu trong mạng máy tính hoặc ở dạng tài liệu in).

Để có được thông tin dữ liệu đầy đủ, chính xác và cập nhật phục vụ việc phân tích kinh tế, cần tạo lập và vận hành tốt hệ thống thông tin ngành. Hệ thống này sẽ lưu giữ các thông tin và dữ liệu của tất cả các đơn vị thành viên các ngành, các lĩnh vực của đất nước một cách đầy đủ, chính xác và cập nhật trong mạng máy tính (bao gồm các tiêu chuẩn kỹ thuật và chuẩn mực, định mức của sản phẩm , của ngành, lĩnh vực, hoặc kinh nghiệm thẩm định của đơn vị thành viên về một sản phẩm nào đó).

Mạng dữ liệu này được sử dụng trong toàn hệ thống ngân hàng, đảm bảo hoạt động tốt và dễ dàng truy cập. Các khảo sát, thăm dò ý kiến đối với từng loại sản phẩm hoặc từng loại chỉ tiêu hiệu quả chuẩn được lấy từ cán bộ thẩm định, từ các đơn vị thành viên có thể thu thập và phân tích qua hệ thống e-mail hoặc trang web.

Bên cạnh đó, các cán bộ thẩm định dự án nên tham khảo các thông tin từ hệ thống các tổ chức hoặc từ các nhà chuyên moojoon thuộc cán bộ, ngành liên quan. Trong trường hợp dự án sử dụng nhiều công nghệ phức tạp, các nhà thẩm định có thể nhờ đến các chuyên gia bên ngoài chuyên về một số lĩnh vực công nghệ cụ thể theo yêu cầu. Thực tế cho thấy, sự hình thành và hoạt động tốt các cơ sở dữ liệu cần một lượng lớn các nguồn thông tin từ trong và ngoài ngành.

3.2.3.4. Nâng cao chất lượng thông tin thu thập phục vụ cho quá trình thẩm định, đảm bảo thông tin chính xác, đầy đủ và kịp thời.

Trong thời đại ngày nay, thông tin được sử dụng như là một nguồn lực, một vũ khí trong môi trường cạnh tranh, ai nắm bắt và xử lý thông tin chính xác, kịp thời hơn sẽ là người chiến thắng trong cạnh tranh. Thông tin là nguyên liệu chính quyết định đến chất lượng thẩm định. Thông tin chính xác, kịp thời sẽ giúp cho hiệu quả thẩm định cao hơn, hạn chế rủi ro có thể xảy ra. Vấn đề đặt ra là thu thập thông tin từ đâu, với số lượng và chất lượng như thế nào để tiết kiệm và hiệu quả nhất cần quan tâm. Để giải quyết vấn đề này, cần xây dựng một hệ thống thông tin toàn diện có chiều sâu, cụ thể như sau:

♦ Những thông tin về người xin vay vốn (doanh nghiệp): để có thông tin về doanh nghiệp ngoài các bao cáo tài chính mà doanh nghiệp cung cấp cho ngân hàng và luận chứng kinh tế kỹ thuật trình, cán bộ tín dụng có thể lấy thông tin bằng cách điều tra nơi hoạt động kinh doanh của người xin vayvà phỏng vấn trực tiếp một số cán bộ của dự án. Chi nhánh cũng có thể yêu cầu các đơn vị xin vay phải thuê các Công ty kiểm toán độc lập chứng nhận tính trung thực, chính xác của các thông tin mà họ cung cấp.

♦ Những thông tin từ sổ sách của ngân hàng: Một ngân hàng có thể lưu trữ hồ sơ tập trung của người vay vốn, từ đó có thể nhận được thông tin về tín dụng. Như từ sổ sách có thể cho biết việc chi trả về những khoản cho vay trước đây, số dư tài khoản tiết kiệm và tài khoản séc và cũng có thể biết được liệu người xin vay có thói quen rút quá số dư tài khoản của họ không.

♦ Những nguồn thông tin bên ngoài tín dụng: Như thông tin về thị trường sản phẩm, thông tin về kỹ thuật công nghệ và môi trừơng, tư bạn bè của người xin vay, từ các đối thủ cạnh tranh, từ báo chí, phương tiện truyền thông, các bộ ngành liên quan ...

3.2.3.5. Thành lập trung tâm tính toán và dự báo

Việc tính toán giá cả kinh tế đầu vào và đầu ra của dự án cũng như việc xác định tỷ suất chiết khấu sử dụng trong thẩm định hiệu quả tài chính là rất phức tạp và đòi hỏi một hệ thống thông tin, dữ liệu đầy đủ, chính xác và cập nhật. Song việc thu nhập và xử lý thông tin ở các cấp chi nhánh, đơn vị thành viên trong hệ thống rất khó khăn, mặc dù các cán bộ thẩm định có thể được tham gia các khóa đào tạo thực hành.

Do vậy, cần thiết phải thành lập trung tâm tính toán và dự báo kinh tế ngành với chức năng chủ yếu là tính toán và cung cấp cho các đơn vị thành viên các thông tin và dự báo về thị trường đầu vào/ đầu ra, hệ số chuyển đổi, tỷ lệ chiết khấu xã hội xã hội... phục vụ công tác thẩm định dự án đầu tư.

Trung tấm trực thuộc ngân hàng, hoạt động độc lập và liên kết chặt chẽ với: các cơ quan quản lý nhà nước ( thống kê, đầu tư, xây dựng, tài chính, thương mại, khoa học, công nghệ, môi trường.), các viện nghiên cứu, các trường đại học kinh tế. Đồng thời, trung tâm cần kết nối với mạng dữ liệu và thông tin toàn ngành vừa để truy cập thông tin, vừa để cung cấp các thông số phục vụ công tác thẩm định dự án đầu tư trong toàn ngành.

3.2.3.6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình thẩm định bằng các máy tính hiện đại và các phần mền chuyên dụng.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các quy trình ngân hàng là một yếu tố rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự thành công của một ngân hàng trong giai đoạn ngày nay. Đặc biệt trong nghiệp vụ thẩm định tài chính dự án, mà ở đó việc tính toán rất khó khăn và phức tạp mà việc tính toán thủ công sẽ tốn nhiều thời gian công sức và nhiều khi không đem lại kết quả như mong muốn, nhưng với việc sử

dụng các phần mền chuyên dụng sẽ khắc phục được những khó khăn trên. Để có thể nhanh chóng hiện đại hoá hệ thống thông tin, ngân hàng nên ưu tiên đầu tư công nghệ thông tin nhằm tự động hoá trong hệ thống thanh toán kế toán tại ngân hàng.

3.2.3.7. Tổ chức phối hợp chặt chẽ giữa các phòng nghiệp vụ

Công việc thẩm định tài chính dự án đầu tư không chỉ là công việc riêng của phòng thẩm định và cấn bộ thẩm định mà đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ của các phòng khác. Việc tham gia,đóng góp ý kiến và cung cấp các thông tin cân thiết từ các phong khác sẽ giúp cho kết quả thẩm định hiệu quả hơn, đầy đủ hơn và khả thi hơn.Nhiều vấn đề phát sinh trong quá trình thẩm định tài chính dự án mà cán bộ thẩm đinh không biết hoặc còn thiếu chắc chắn mà lại thuộc phạm vi của các phòng khác thì có thể xin ý kiến đánh giá, nhận xét.

3.2.3.8. Học hỏi kinh nghiệm thẩm định của các ngân hàng thương mại

Thẩm định dự án đòi hỏi phải có chuyên môn, trình độ, kinh nghiệm và khả năng nhạy bé, không ngừng trao dồi nâng cao nghiệp vụ. Sở Giao dịch I mới tiến hành triển khai theo mô hình mới, vì vậy việc học hỏi kimh nghiệm thẩm định của các ngân hàng khác phải được Ngân hàng chú trọng thông qua cho vay hợp vốn với các NHTM khác.

Một phần của tài liệu 0850 nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án trong hoạt động cho vay tại sở giao dịch NH phát triển việt nam luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 106 - 112)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w