Trong hoạt động tín dụng, con người luôn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu. Trên một khía cạnh nào đó, chất lượng tín dụng phản ánh kết quả nhận định, phân tích, đánh giá theo chủ quan của người cho vay đối với khoản vay. Chất lượng tín dụng luôn gắn với những con người cụ thể do đó đòi hỏi những người làm công tác tín dụng vừa giỏi về chuyên môn nghiệp vụ vừa có phẩm chất đạo đức tốt. Suy cho cùng thì người làm công tác tín dụng có vai trò to lớn trong việc nâng cao hiệu quả, chất lượng tín dụng.
Để góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, BIDV Thanh Hóa cần phải tiếp tục giải quyết những vấn đề sau:
* Đối với đội ngũ lãnh đạo:BIDV Thanh Hóacần phải xây dựng các tiêu chuẩn cụ thể đối với c ác lãnh đạo như có năng lực điều hành tổ chức, nắm được quy trình tín dụng, ra quyết định chính xác về cho vay hay không cho vay, nắm được các chủ trương, chính s ách của Đảng và Nhà nước liên quan đến c ác lĩnh vực cho vay chẳng hạn như lĩnh vực xây lắp. Cán bộ lãnh
đạo phải đề ra được cách thức điều hành tối ưu nhất sao cho các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, các quyết định của BIDV, các ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo ngân hàng được nhanh chóng quán triệt tới các phòng, ban,
khách hàng đạt hiệu quả cao nhất. Chính vì vậy, trong thời gian tới, Chi nhánh
cần liên hệ với các viện, trường, các tổ chức trong và ngoài nước để mời chuyên gia về giảng dạy, bồi dưỡng những kiến thức về quản lý nghiệp vụ đồng thời đưa c ác cán bộ có năng lực đi tập huấn ở nước ngoài.
* Đối với cán bộ tín dụng:
- Cần xác định rõ c ác tiêu chí để phân công khối lượng công việc cho mỗi cán bộ tín dụng. Cần thiết tổ chức nghiên cứu phân loại cán bộ tín dụng
81
kinh nghiệm nghề nghiệp (thâm niên công tác, khối lượng, chất lượng tín dụng do cán bộ tín dụng đó quản lý...), các nghiệp vụ bổ trợ, phẩm chất đạo đức... Việc phân loại cán bộ tín dụng cùng với việc xác định c ác đối tượng khách hàng vay vốn sẽ giúp ngân hàng đưa ra được thẩm quyền quyết định mức cho vay hợp lý và khối lượng tín dụng phù hợp đối với từng loại cán bộ tín dụng. Nhờ đó sẽ tránh được tình trạng quá tải trong quản lý dư nợ tín dụng đối với cán bộ tín dụng như hiện nay.
- Xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn hoá cán bộ tín dụng theo một số tiêu thức sau: có phẩm chất đạo đức và tư c ách tốt; có thể lực và khả năng giao tiếp tốt, có bản lĩnh vững vàng, trung thực; có ý thức trách nhiệm và ý chí rèn luyện cao; có trình độ chuyên môn vững, hiểu biết xã hội, am hiểu thị
trường và pháp luật, . . . . Riêng đối với cho vay trong lĩnh vực xây dựng cơ bản,
đòi hỏi cán bộ tín dụng không những phải có kinh nghiệm, trình độ năng lực
về các ngành kinh tế, tài chính, ngân hàng mà còn phải có hiểu biết sâu sắc về
các ngành kỹ thuật trong xây dựng cơ bản.
- Thường xuyên đào tạo và đào tạo lại cán bộ, thực hiện đào tạo theo quy hoạch cán bộ như: bố trí những cán bộ có năng lực, có trách nhiệm và đã
có thời gian kinh qua thực tiễn; thường xuyên tổ chức tập huấn những kiến thức về chuyên môn và pháp luật liên quan, c ác cơ chế, thể lệ, chế độ cũng như c ác chính s ách khác của Đảng và Nhà nước. Giáo dục ý thức trách nhiệm,
tính nguyên tắc, tính kỷ cương, tuân thủ tuyệt đối, thực hiện đúng quy định quy chế, quy trình tín dụng; trang bị những kiến thức kh c như: vi tính,