việc xem xét cấp bảo lãnh trong xây lắp, ngân hàng sẽ thu phí từ việc phát hành bảo lãnh bảo hành hay bảo lãnh tiền tạm ứng thuờng bắt buộc tiền phải về tài khoản của khách hàng tại Chi nhánh. Do vậy, khi ngân hàng có thêm điều kiện về kiểm tra sau khi phát hành bảo lãnh sẽ ràng buộc khách hàng trong việc sử dụng các nguồn vốn đuợc Chủ đầu tu chuyển về, nhu thế ngân hàng cũng tận dụng đuợc số du tài khoản tiền gửi và/hoặc tiền gửi tiết kiệm không nhỏ nếu giá trị công trình lớn.
Để huy động vốn trong xây lắp tốt ngân hàng cần phối hợp với các Chủ đầu tu, nhằm khuyến khích các Chủ đầu tu gửi tiền tại Chi nhánh để chờ khối luợng c ác công trình đủ điều kiện nghiệm thu thanh toán.
3.2.5. Tăng cường công tác quản lý sau cho vay đối với các khoản vayxây lắp xây lắp
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động có nhiều khả năng xảy ra rủi ro đặc biệt là trong cho vay các DNXL có đặc điểm kinh doanh riêng biệt, khó theo dõi đánh gi á, vốn hoạt động chủ yếu là vốn vay ngân hàng, tài sản hình thành bằng vốn tự có không đáng kể, đảm bảo vốn vay là những vật tu hàng ho á, những sản phẩm xây dựng dở dang, những trang thiết bị thi công . . . đòi hỏi công tác kiểm tra kiểm soát chặt chẽ đối với quá trình cho vay, thế chấp tài sản... Công tác kiểm tra kiểm soát của ngân hàng có một ý nghĩa cực kỳ quan trọng đảm bảo hoạt động tín dụng có chất luợng . Đây có thể coi là một giải pháp quan trọng để nâng cao hiệu quả tín dụng nói chung và hiệu qủa tín dụng đối với c ác DNXL nói riêng . Do đó BIDV Thanh Hóa cần hoàn thiện công tác kiểm tra kiểm soát theo huớng:
Một là, đảm bảo thực hiện kiểm tra, kiểm soát trong tất cả các khâu của quá trình cho vay. Cụ thể đối với DNXL thì quá trình kiểm tra, kiểm soát có thể nhu sau:
- Kiểm tra trước khi phát tiền vay về tính hợp pháp, hợp lý của khoản vay; khả năng trả nợ; nguồn vốn thanh toán của công trình, sản lượng thi công
và tiến độ thanh toán của công trình; tình hình tài chính của doanh nghiệp, trong đó khi phân tích bảng cân đối tài sản cần đặc biệt quan tâm tới khoản mục các khoản phải thu và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang; tài sản đảm
bảo nợ vay: giá trị còn lại của tài sản, tính thanh khoản của tài sản, đối với tài
sản đảm bảo nợ vay là cầm cố quyền đòi nợ khối lượng xây dựng cơ bản hoàn
thành phải kiểm tra tính chắc chắn và xác thực của nguồn vốn thanh toán (xác
nhận của chủ đầu tư về nguồn vốn thanh toán và kế hoạch bố trí vốn trong từng thời kỳ).
- Kiểm tra trong khi cho vay: kiểm tra khâu giải ngân, chuyển tiền thanh toán cho khách hàng có phù hợp với mục đích vay hay không? có đủ căn cứ, hợp pháp và hợp lệ hay không,...
- Kiểm tra sau khi cho vay: kiểm tra việc sử dụng vốn vay đúng mục đích vay (có đúng sử dụng cho công trình đó hay không?), kiểm tra đảm bảo
vốn vay, kiểm tra khả năng thu hồi nợ vay trên cơ sở theo dõi tình hình khối lượng xây dựng cơ bản dở dang, tiến độ hoàn thành công trình và tình hình tài
chính của doanh nghiệp . Chi nhánh cũng cần tăng cường kiểm tra sau khi phát
hành bảo lãnh tiền tạm ứng theo hợp đồng thi công xây lắp đảm bảo tiền ứng
77
và kỹ lưỡng nguyên nhân gia hạn nợ cũng như nguồn trả nợ sau khi cơ cấu lại nợ để kịp thời phát hiện những khoản nợ khó đòi . Nếu khả năng của doanh nghiệp suy giảm, ngân hàng phải tăng cường và cải thiện biện pháp thu nợ của mình. Nếu khả năng thu nợ vẫn còn, ngân hàng cơ cấu lại khoản nợ, tăng cường tài sản thế chấp để đảm bảo tiền vay. Nếu tình hình khó khăn thì ngân hàng phải có hành động kịp thời để thu hồi nợ.
Hai là, thực hiện kiểm tra, kiểm so át thường xuyên đối với tất cả các khoản nợ vay của khách hàng.
- Nội dung kiểm tra kiểm soát phải đảm bảo đủ các nội dung sau: xem xét danh mục các khoản vay, các khách hàng vay trong lĩnh vực xây lắp; phân
loại các khoản vay, khách hàng vay trong lĩnh vực xây lắp; định kỳ đánh giá lại tài sản thế chấp của các DNXL; kiểm soát hồ sơ, đ nh gi chất lượng tín dụng các khoản vay, kh ch hàng vay trong lĩnh vực xây lắp; kiểm tra việc tuân thủ các quy trình và chính sách tín dụng của cán bộ tín dụng.
- Phương pháp kiểm tra: kiểm tra thường xuyên thông qua các báo cáo và kiểm tra đột xuất
Ba là, hoàn thiện các bộ phận chức năng kiểm tra kiểm soát:
- Nâng cao trình độ, trách nhiệm của ban lãnh đạo trong quyết định cho vay
- Đảm bảo hội đồng tín dụng hoạt động đầy đủ chức năng nhiệm vụ và hiệu quả.
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ thường xuyên cho từng cán bộ tín dụng. Phân định rõ quyền hạn và trách nhiệm trong quá trình xử lý cho vay.
- Tổ chức đào tạo, tập huấn nghiệp vụ nhằm tiếp tục nâng cao kiến thức, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực công tác của hệ thống kiểm
- Tiếp tục hoàn thiện, đổi mới chế độ thông tin báo cáo hoạt động kiểm tra nội bộ phù hợp với quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Bốn là, định kỳ kiểm tra đánh gi á toàn bộ hoạt động tín dụng đối với DNXL. Nội dụng kiểm tra đánh gi á cần đạt được các vấn đề sau:
- Công tác tuân thủ, chấp hành các quy trình, chính sách tín dụng;
- Rà soát lại dư nợ tín dụng của DNXL để xác định đúng chất lượng tín dụng, nợ có vấn đề, nợ xấu. Xác định số nợ có nguồn thanh toán chắc chắn, số
nợ chưa có nguồn thanh toán hoặc nguồn thanh toán không chắc chắn - Xác định rõ nguyên nhân và các vấn đề có liên quan
- Có biện pháp xử lý, thu hồi giảm thiểu nợ xấu, nợ có vấn đề.
3.2.6. Tăng cường các hoạt động về tài sản đảm bảo nợ vay
- Tập trung phân tích đánh gi á tài sản đảm bảo nợ trên 3 bình diện: sở hữu tài sản, pháp lý của tài sản thế chấp/ cầm cố, giá trị chuyển nhượng lưu thông trên thị trường. Việc định giá tài sản đảm bảo phải được thực hiện trên
cơ sở kiểm tra tại hiện trường để đối chiếu các dữ liệu ghi trên tài liệu với thực tế tài sản bảo đảm.
- Trên cơ sở rà soát, phân loại tín dụng, ngân hàng cần thực hiện thế chấp cầm cố bổ sung các khoản vay cũ chưa có đảm bảo, kể cả trường hợp bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay nhưng chưa làm thủ tục thế chấp
đảm bảo. Tiếp tục bổ sung, hoàn chỉnh với khả năng cao nhất của các hồ sơ đảm bảo nợ, kiên quyết giảm dần dư nợ của c ác khách hàng không đủ điều kiện tín dụng và có nợ xấu.
- Đối với lĩnh vực thi công xây lắp, c ác khách hàng thường sử dụng hình thức bảo đảm tiền vay là cầm cố quyền đòi nợ giá trị xây lắp hoàn thành.
79
Tài liệu chứng minh nguồn vốn thanh toán công trình của chủ đầu tu: Quyết định của UBND tỉnh (đối với nguồn vốn theo kế hoạch XDCB hàng năm); Thông b áo của Bộ tài chính, hoặc Bộ Kế hoạch đầu tu (đối với nguồn trái phiếu Chính phủ); Quyết định của UBND tỉnh hoặc Bộ chuyên ngành hoặc Bộ KHĐT (đối với chuơng trình 135, chuơng trình đặc thù khác (đối với các nguồn trợ giá, trồng rừng, nuôi thuỷ sản, sửa chữa đuờng bộ, phòng chống lũ bão, . . . ); hợp đồng tín dụng hoặc bảo lãnh, cam kết của bên tài trợ dự án công trình (đối với nguồn vốn tín dụng);
về biên bản nghiêm thu là tài liệu kèm theo thủ tục cầm cố, cần thiết phải có để khẳng định giá trị có khối luợng thực . Biên bản cần chú ý nội dung xác định rõ khối luợng công việc đã làm đuợc nghiệm thu đảm bảo chất luợng đủ điều kiện thanh toán, không chấp nhận (loại bỏ) phần không đảm bảo chất luợng, không đủ điều kiện đuợc thanh to n
3.2.7. Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng
Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong đó hoạt động tín dụng là mảng hoạt động tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Rủi ro tín dụng là rủi ro thất thoát tài sản có có thể phát sinh khi khách hàng tín dụng không thực hiện đuợc đầy đủ nghĩa vụ theo hợp đồng đối với ngân hàng. Hiện nay dịch vụ tín dụng của BIDV Thanh Hóa vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong dành mục tài sản có, do đó song song với việc tăng truởng tín dụng, nhiệm vụ đặt ra đối với BIDV Thanh Hóa là phải chú trọng hơn nữa tới việc áp dụng và hoàn thiện các giải pháp nhằm nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng.
Việc quản trị rủi ro tín dụng không chỉ tập trung công việc tại một bộ phận mà ở nhiều bộ phận xuyên suốt quy trình tín dụng từ bộ phận khởi tạo (hay gọi là bộ phận quản lý kh ch hàng) đến bộ phận tác nghiệp giải ngân (quản trị tín dụng).