Với lịch sử gần 30 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển với tốc độ tương đối nhanh và đạt được nhiều thành tựu to lớn. Với chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, sự nỗ lực của nhân dân, nước ta là một nước giảm nghèo thành cơng. Bộ mặt các xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn có sự thay đổi đáng kể, nhất là về kết cấu hạ tầng. Chất lượng cuộc sống của người dân các xã nghèo được nâng cao, nhất là nhóm hộ nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số ở miền núi và phụ nữ. tuy nhiên, cùng với một bộ phận dân cư trở nên giàu có, thì vẫn cịn khơng ít người nghèo, hộ nghèo đói, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang là thách thức đối với sự phát triển đất nước theo hướng nhanh và bền vững.
Theo báo cáo của Ủy ban Dân tộc, sau 5 năm thực hiện các chương trình phát triển KT - XH và giảm nghèo, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn cũ cả nước đã giảm từ 20% năm 2006 xuống còn 9,45% năm 2010; đến năm 2012, cả nước còn 2.149.110 hộ nghèo, chiếm 9,60%, 1.469.727 hộ cận nghèo chiếm 6,57%; trong đó hộ dân tộc thiểu số nghèo chiếm trên 50%. Tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo vùng dân tộc và miền núi được đánh giá là cao nhất cả nước: Tỷ lệ hộ nghèo/cận nghèo khu vực miền núi Tây Bắc năm 2012 là 28,55%∕11,48%; miền núi Đông Bắc là 17,39%/8,92%; Tây Nguyên 15,00%/6,19%; các tỉnh Bắc Trung Bộ 15,01%∕13,04%; các xã đặc biệt khó khăn có tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo trên 45%, các biệt có những xã, thơn, nhóm dân tộc rất ít người tỷ lệ lên tới trên 90%.
Trong những năm vừa qua trên địa bàn cả nước, tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn của từng giai đoạn đều có chiều hướng giảm dần theo từng năm. Tuy nhiên, thực trạng xuất phát điểm thấp đi đơi với khó khăn về địa bàn sinh sống, nguồn sinh kế ngày càng thu hẹp dẫn tới hậu quả đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng và vùng dân tộc thiểu số nói chung là đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong quá trình phát triển; cùng với ảnh hưởng nghiêm trọng về biến đổi khí hậu, ơ nhiễm mơi trường, thiên tai, lũ lụt, kết quả giảm
nghèo vùng dân tộc thiểu số thiếu tính bền vững, tỷ lệ tái nghèo và phát sinh nghèo cao.
Theo nhu UNDP nhận định thì “Việt Nam, sau hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh, giờ đây được coi là một câu chuyện thành công về phát triển. Cơng cuộc đổi mới về chính trị và kinh tế (cơng cuộc Đổi mới) được khởi xướng vào năm 1986 đã đưa Việt Nam từ một trong những nước nghèo nhất trên thế giới trở thành nước có mức thu nhập trung bình chỉ trong vịng một phần tư thế kỷ. Sự tăng trưởng ngoạn mục đó, kèm theo kết quả thu nhập bình qn đầu người tăng từ mức dưới 100 USD lên khoảng 1.596 USD vào năm 2012, đã diễn ra đồng thời với tỷ lệ nghèo giảm mạnh từ 58% xuống 14% trong giai đoạn 1993 - 2008 và ước tính cịn khoảng 11,8% vào năm 2011. Mặc dù Việt Nam đã hoàn thành một số Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ trước thời hạn 2015 và cải thiện hầu hết chỉ số phát triển, song có những thách thức mới đang nảy sinh khi Việt Nam bước vào giai đoạn phát triển mới.”
Biểu đồ 1.1: Tỷ lệ hộ nghèo các vùng trong cả nước 2011-2012
(Báo cáo tình hình và kết quả thực hiện các chính sách và Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo)
Theo Báo cáo Phát triển con người năm 2013 được giới thiệu tại Việt Nam, xếp Việt Nam trong số hơn 40 nước đang phát triển đạt được những tiến bộ hơn cả mong đợi về phát triển con người trong những thập kỷ gần đây.
Theo báo cáo tồn cầu của Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP), chỉ số phát triển con người của Việt Nam đã tăng 41% trong vòng hai thập kỷ qua. Năm 2012, Việt Nam đứng thứ 127 trong tổng số 187 quốc gia - nằm trong nhóm xếp loại ‘trung bình’ về phát triển con người.
Với tựa đề “Sự trỗi dậy của các nước Nam bán cầu: Tiến bộ về con người trong một thế giới đa dạng”, Báo cáo phát triển con người năm nay tiến hành phân tích đánh giá hơn 40 quốc gia đang phát triển với các thành tựu nổi bật về phát triển con người trong những năm gần đây. Báo cáo nhận định những kết quả này có được là nhờ các cam kết mạnh mẽ của Chính phủ nhằm cải cách hệ thống giáo dục và y tế công cộng, các chương trình xóa đói giảm nghèo mang tính đột phá và sự tham gia mang tính chiến lược vào nền kinh tế thế giới.
Báo cáo nêu rõ: “Sự trỗi dậy của các nước Nam bán cầu chưa từng có tiền lệ cả về tốc độ và quy mô. Trong lịch sử chưa bao giờ mà điều kiện sống và triển vọng tương lai của nhiều người lại thay đổi nhanh chóng và đáng kinh ngạc đến vậy”.Theo báo cáo, “Tăng trưởng kinh tế không tự chuyển thành tiến bộ về phát triển con người. Các chính sách hỗ trợ người nghèo và sự đầu tư thích đáng vào năng lực con người - chú trọng vào giáo dục, dinh dưỡng, y tế và các kĩ năng lao động - có thể tăng khả năng tiếp cận cơng ăn việc làm và tạo cơ sở cho phát triển bền vững.”Các nước đạt được nhiều thành tựu nổi bật nhất ở khu vực Đơng Á khơng chỉ có Trung Quốc mà cịn có cả Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Brunei.
Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội đó, cơng cuộc xóa đói, giảm nghèo nước ta cũng phải đối mặt với khơng ít khó khăn và thách thức. Nước ta vẫn là một trong các nước nghèo, trong thời kỳ đổi mới kinh tế phát triển nhanh,
đời sống của các tầng lớp dân cư được cải thiện, song thu nhập bình quân và chi tiêu bình quân đầu người hiện nay vẫn ở mức thấp.
Phần lớn thu nhập của người nghèo từ nông nghiệp
Xuất phát điểm từ một nước có tập qn sinh sống từ nơng nghiệp, nên nếu mọi nhân tố tác động nhằm thúc đẩy phát triển nền kinh tế địa phương là khơng có hiệu quả vì ngun nhân nào đó thì tồn bộ thu nhập của người nghèo là từ nông nghiệp. Thêm vào đó thì nguồn lực về đất đai, lao động, vốn của người nghèo thường rất ít, khơng có dư thừa, thu nhập của những người nghèo rất bấp bênh và dễ bị biến động trước những tác động của thiên tai, lũ lụt, hạn hán, hậu quả dẫn đến mất mùa, thiếu đói. Nhiều gia đình tuy có mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo nhưng vẫn dao động quanh mức đó khiến khi có dao động về thu nhập vì bất cứ lý do gì cũng có thể khiến họ quay lại ngưỡng nghèo. Bên cạnh đó, tính vụ mùa trong sản xuất nơng nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo. Yêu cầu đặt ra về giống, chất lượng, mùa vụ lại địi hỏi về trình độ hiểu biết về khoa học kỹ thuật tạo nên một vịng trịn quẩn quanh của tình trạng nghèo đói.
Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn
Đa số người nghèo sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, cằn cỗi, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như vùng núi, vùng sâu, vùng xa hoặc ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, thêm vào đó do sự biến động của khí hậu mà nguyên nhân sâu xa từ hiện tượng biến đổi khí hậu, ơ
nhiễm mơi trường và cả sự phát triển nóng của các khu cơng nghiệp chưa chú trọng đến vảo vệ môi trường chung. Các hiện tượng bão, lũ lụt, hạn hán thường
xuyên xảy ra nhiều hơn, gây thiệt hại lớn, liên tiếp cả về người và tài sản, khiến
cho các điều kiện sinh sống gặp nhiều khó khăn, khó phục hồi. Các trận thiên tai như vậy khiến cho điều kiện về cơ sở hạ tầng thấp kém, kéo theo hàng loạt các hệ lụy về trình độ, nhận thức của người dân sống ở những vùng có điều
Nghèo đói tập trung trọng yếu ở khu vực nơng thơn
Tình trạng nghèo đói tập trung ở khu vực nông thôn với hơn 90% số nguời nghèo sinh sống ở nông thôn. Trên 80% nguời nghèo là nông dân thiếu trình độ hiểu biết, trình độ tay nghề thấp, ít có khả năng tiếp cận với nguồn lực trong sản xuất.
Nghèo đói trong khu vực thành thị
Tỷ lệ nghèo ở các khu vực thành thị giảm từ 25,1% năm 1993 xuống còn 3,3% năm 2008 cho thấy nghèo về thu nhập khơng cịn là hiện tuợng phổ biến ở các khu vực thành thị. Tuy nhiên, đơ thị hóa nhanh và làn sóng di cu từ nơng thơn ra các thành phố lớn trong những năm qua làm nảy sinh những vấn đề mới, bao gồm nhà ở không đảm bảo, nuớc sạch và vệ sinh môi truờng, ô nhiễm và hạn chế trong việc sử dụng các dịch vụ xã hội cơ bản cũng nhu an sinh xã hội, nhất là đối với công nhân nghèo là nguời di cu và công nhân làm việc tự do. Do đó, tỷ lệ các nhóm dân thành thị có nguy cơ nghèo khổ về nhiều phuơng diện của cuộc sống con nguời ngoài vấn đề nghèo về thu nhập ngày càng tăng. Với nhiều bản chất khác nhau, cần phải có các chiến luợc khác nhau để giải quyết nghèo thành thị.
Tỷ lệ hộ nghèo còn khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao
Các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít nguời sinh
sống, có tỷ lệ nghèo đói cao. Có tới 64% số nguời nghèo tập trung tại các vùng núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền Trung. Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với
với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai xảy ra thuờng xuyên.
Tỷ lệ hộ nghèo đặc biệt cao ở nhóm dân tộc thiểu số ít người
Tính đến năm 2008, 50% các dân tộc thiếu số vẫn sống duới chuẩn nghèo chung và có tới 31% vẫn thiếu đói. Các nhóm dân tộc thiểu số chiếm hơn 50% tổng số nguời nghèo ở Việt Nam và tốc độ giảm nghèo của họ chậm
ở người dân tộc thiểu số nghèo. Tỷ lệ nghèo cao nhất là ở Tây Bắc (45,7%) và Tây Nguyên (24,1%) nơi có nhiều người dân tộc thiểu số sinh sống, và một số nhóm dân tộc thiểu số như Ba-na, Gia-rai, Ê-đê, Cờ-ho, H’mông và Mường. Tốc độ giảm nghèo của các dân tộc thiểu số về các khía cạnh khác ngồi thu nhập như giáo dục, y tế, nước, vệ sinh môi trường và nhà ở cũng chậm hơn so với tốc độ trung bình trên tồn quốc.
Nghèo ở trẻ em
Gần đây, Việt Nam đã xây dựng phương thức tính tốn đa chiều của riêng mình để đo lường nghèo ở trẻ em. Phương pháp này dựa vào một số yếu tố về nghèo bao gồm giáo dục, y tế, dinh dưỡng, nơi ở, nước sạch và vệ sinh, lao động trẻ em, vui chơi giải trí, hịa nhập xã hội và bảo vệ trẻ em. Áp dụng phương thức mới này cho các số liệu từ Điều tra Hộ gia đình năm 2008 cho thấy khoảng 1/3 trẻ em dưới 16 tuổi là trẻ em nghèo. Con số này bao gồm khoảng 7 triệu trẻ em hoặc tỷ lệ nghèo ở trẻ em là 28,9%. Theo cách tính đa chiều này thì tỉ lệ nghèo ở trẻ em cao nhất là trẻ em sống ở nông thôn, trẻ em dân tộc thiểu số và trẻ em sống ở vùng Tây Bắc và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Hiện tại, vùng Tây Bắc và vùng Đồng bằng sơng Cửu Long có tỷ lệ nghèo trẻ em cao nhất là 64,6% và 52,8%.