7. Kết cấu luận văn
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm
1.3.1. Thị phần của doanh nghiệp
Thị phần của doanh nghiệp là phần thị trường doanh nghiệp đã chiếm lĩnh được. Thực chất nó là phần phân chia thị trường của doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh trong ngành, và được dùng để đo mức độ tập trung của người bán trong một thị trường. Tiêu chí này được tính theo công thức:
Thị phần = doanh thu bán hàng của doanh nghiệp / Tổng doanh thu của thị trường
hay Thị phần = Số sản phẩm bán ra của doanh nghiệp / Tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.
Mở rộng thị trường trên trên góc độ tăng thị phần nghĩa là dùng nhiều biện pháp để lôi kéo thêm khách hàng (có thể là những khách hàng chưa sử dụng hàng hóa của doanh nghiệp cung cấp hay là những khách hàng của đối thủ cạnh tranh). Nói cách khác, doanh nghiệp vẫn tiếp tục kinh doanh những hàng hóa quen thuộc trên thị trường hiện tại, nhưng doanh nghiệp tìm cách đẩy mạnh khối lượng hàng hóa tiêu thụ trên thị trường đó. Thị phần được chia thành thị phần tuyệt đối và thị phần tương đối.
- Thị phần tuyệt đối: là tỷ lệ phần doanh thu của doanh nghiệp so với toàn bộ hàng hóa cùng loại được tiêu thụ trên thị trường (F1, F2)
F1 = F2 =
- Thị phần tương đối: được xác định trên cơ sở thị phần tuyệt đối của doanh nghiệp so với thị phần tuyệt đối của đối thủ cạnh tranh (F3)
F3 = x 100%
Tăng thị phần là mục tiêu rất quan trọng của doanh nghiệp, nó làm tăng nhanh tốc độ tiêu thụ hàng hóa, góp phần vào việc thúc đẩy phát triển mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng vòng quay của vốn, tăng lợi nhuận.
1.3.2. Sản lượng sản phẩm tiêu thụ
Trong một thời kỳ nhất định, số lượng chủng loại hàng hóa được tiêu thụ tăng lên được dùng như một chỉ tiêu để đánh giá việc mở rộng thị trường của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần so sánh tỷ lệ tăng sản lượng trong năm thực hiện với năm kế hoạch, xem xét mức độ kế hoạch là bao nhiêu, sản phẩm nào tăng, sản phẩm nào giảm rồi từ đó kết hợp với các chỉ tiêu khác như chỉ tiêu về tổng doanh thu tiêu thụ, cơ cấu doanh thu của các chủng loại hàng hóa, chỉ tiêu này có thể cho thấy hiệu quả của việc mở rộng thị trường theo hướng gia tăng chủng loại hàng hóa cung cấp. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định tiếp tục phát triển chủng loại hàng hóa mới đó hoặc dừng việc tung ra thị trường chủng loại hàng hóa kém hiệu quả…
1.3.3. Tổng doanh thu
Đây là một chỉ tiêu tổng hợp bao quát toàn bộ công tác mở rộng thị trường của các loại sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất trên các thị trường khác nhau. Cũng như chỉ tiêu về sản lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh nghiệp cũng cần phải có sự đánh giá mức độ tăng trưởng doanh thu kỳ trước, doanh thu của ngành và của đối thủ cạnh tranh. Do chỉ tiêu này có liên quan đến tiền tệ nên doanh nghiệp cũng cần phải chú ý đến yếu tố lạm phát, tỷ giá hối đoái tránh để bị tính toán sai lệch.
1.3.4. Lợi nhuận của doanh nghiệp
Đây là chỉ tiêu được quan tâm hàng đầu đối với doanh nghiệp. Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ báo cáo dựa trên tính toán cơ sở khoản chênh lệch giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh. Nếu lợi nhuận từ kinh doanh hàng hóa càng cao thì doanh nghiệp càng coi trọng đến việc phát triển hàng hóa và ngược lại.
Chỉ tiêu này được xác định:
Lợi nhuận ròng = Doanh thu – Chi phí
Doanh thu trực tiếp từ việc kinh doanh hàng hóa
Chi phí bao gồm: Giá vốn hàng bán, chi phí bán hàng, chi phí quản lý.
1.3.5. Thương hiệu và uy tín
Thương hiệu cũng là một yếu tố quan trọng gắn liền với việc mở rộng thị trường và sự ổn định trong kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Trước đây rất ít doanh nghiệp xem trọng đến thương hiệu, họ chỉ coi trọng việc họ là bán được hàng, nâng cao được doanh thu và thu hút được nhiều khách hàng. Nhưng hiện nay thì đã khác, thương hiệu đã chở thành một phần không thể thiếu của mỗi doanh nghiệp, thương hiệu của doanh nghiệp không phải là do doanh nghiệp tạo ra mà được hình thành khi mà sản phẩm của doanh nghiệp được một bộ phận khách hàng đã sử dụng và chỉ sử dụng sản phẩm đó khi có nhu cầu lúc đó thương hiệu đã tồn tại trong tâm trí của khách hàng.
Một doanh nghiệp có thương hiệu lớn mạnh sẽ có rất nhiều người biết đến họ và các sản phẩm của họ, điều đó sẽ dễ dàng nảy sinh ra hành vi mua hàng của khách hàng cho sản phẩm của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà hiện nay các doanh nghiệp luôn chú trọng trong công tác xây dựng hình ảnh thương hiệu và từ đó nâng cao uy tín của mình trên thị trường.