Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huyđộng

Một phần của tài liệu 0533 Giải pháp về tính cân đối giữa huy động và sử dụng nguồn vốn nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh tại NH đầu tư và Phát triển chi nhánh Quảng Bình Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 32 - 34)

5. Kết cấu của đề tài

1.3.6. Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huyđộng

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động (hay còn được gọi là hệ số Q) là một trong những tỉ lệ an toàn được nhiều nước trên thế giới sử dụng khá phổ biến. Ở các nước, tỉ lệ này được sử dụng dưới hình thức mối quan hệ giữa cho vay so với tiền gửi (loan - to - deposit ratio hoặc credit/deposit ratio- LDR). Các nhà phân tích và quản lí thường xuyên đánh giá năng lực hoàn trả của ngân hàng đối với người gửi tiền và các chủ nợ khác mà không kèm theo các chi phí quá đắt, đồng thời, vẫn duy trì tăng trưởng nguồn vốn. Cái được gọi là “thanh khoản” hay “khả năng chi trả” (liquidity) của một ngân hàng được đánh giá thông qua một tập hợp đa dạng các công cụ và kĩ thuật, nhưng tỉ lệ LDR là một trong những thước đo nhận được nhiều sự quan tâm nhất.

Tỉ lệ LDR, đúng như tên gọi của nó, bằng tổng các khoản cho vay chia cho tổng tiền gửi - biểu hiện % các khoản cho vay của ngân hàng được tài trợ thông qua tiền gửi.

LDR = Tổng các khoản cho vay/ Tổng tiền gửi

Một sự gia tăng tỉ lệ LDR cho thấy ngân hàng đang có ít hơn “tấm đệm” để tài trợ cho tăng trưởng và bảo vệ mình khỏi nguy cơ rút tiền gửi đột ngột, nhất là các ngân hàng dựa quá nhiều vào nguồn tiền gửi để tài trợ cho tăng trưởng. Khi tỉ lệ LDR tăng đến mức tương đối cao, các nhà quản trị ngân

hàng ít muốn cho vay và đầu tư. Hơn nữa, họ sẽ thận trọng khi tỉ lệ LDR tăng lên và đòi hỏi phải thắt chặt tín dụng, do đó, lãi suất có chiều hướng tăng lên. Mặc dù, một tỉ lệ LDR cao chưa bao giờ được lượng hóa, nhưng nó là một nhân tố ảnh hưởng đến các quyết định về đầu tư và cho vay.

Việc sử dụng mối quan hệ giữa cho vay và tiền gửi như một thước đo về thanh khoản dựa trên tiền đề cho rằng tín dụng là tài sản kém linh hoạt nhất trong số các tài sản sinh lời của ngân hàng. Vì thế, khi tỉ lệ LDR tăng thì tính thanh khoản của ngân hàng giảm đi một cách tương ứng.

Tuy nhiên, tỉ lệ LDR vẫn có một số hạn chế nhất định. Trước hết, nó không cung cấp thông tin về thời gian đáo hạn hoặc bản chất của các khoản cho vay. Việc đánh giá tính thanh khoản của một khoản cho vay đòi hỏi phải có thông tin về thời gian đáo hạn trung bình của nó; khoản cho vay này được trả dần hay trả một lần và những thông tin về hồ sơ tín dụng của người vay. Hai ngân hàng có cơ sở tiền gửi và tỉ lệ LDR như nhau có thể có tính thanh khoản rất khác nhau nếu một ngân hàng có các khoản vay có tính khả mại cao, trong khi, ngân hàng kia có nhiều khoản vay rủi ro, các khoản vay dài hạn. Điều tương tự cũng đúng đối với cơ sở tiền gửi ngân hàng. Một số khoản mục tiền gửi như tiền gửi kì hạn có thời hạn dài sẽ có tính ổn định hơn các khoản mục khác, nên rủi ro rút tiền gửi cũng sẽ nhỏ hơn. Thứ hai, tỉ lệ LDR không cho ta một ý niệm gì liên quan đến bản chất của các tài sản “Có” nằm ngoài các khoản mục cho vay. Một ngân hàng có thể có 20% tiền gửi được đầu tư vào chứng khoán chính phủ ngắn hạn, ngân quỹ; trong khi, một ngân hàng khác có thể có cùng tỉ lệ như thế đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp, nhưng cả hai ngân hàng này có thể có cùng tỉ lệ LDR như nhau. Rõ ràng hai ngân hàng này sẽ không có cùng chung một thước đo về thanh khoản. Thứ ba, gần đây, một số nhà phân tích cho rằng tỉ lệ LDR không chuyển tải nhiều thông tin hữu ích như trước đây nó đã từng có. Chẳng hạn,

Tên đầy đủ: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Quảng Bình

Tên giao dịch Quốc tế: Bank for Investment and Development of Vietnam - Quang Binh Branch

Tên viết tắt: BIDV Quảng Bình

22

ngày nay, một ngân hàng có thể dễ dàng hơn nhiều trong việc bán đi các khoản cho vay tiêu dùng hoặc các khoản cho vay thế chấp (thông qua nghiệp vụ mua bán nợ hay chứng khoán hóa). Do đó, một ngân hàng có LDR cao có thể dễ dàng thực hiện cho vay mới bằng cách đơn giản là thanh lí các khoản cho vay cũ. Ngân hàng cũng có nhiều nguồn phi tiền gửi mới (như vay Ngân hàng Trung ương (NHTƯ), phát hành chứng chỉ tiền gửi có giá trị lớn (Negotiable CDs), hợp đồng mua lại (Repurchase Agreement). Hơn nữa, ngày nay, ngân hàng cũng có nhiều công cụ, kĩ thuật tài chính cho phép họ quản lí rủi ro thanh khoản tốt hơn, bất chấp tỉ lệ LDR tương đối cao.

Mặc dù có những hạn chế, tỉ lệ LDR vẫn có một số giá trị nhất định, đó là, khi tỉ lệ tăng lên là tín hiệu cảnh báo, thúc đẩy các nhà quản trị, giám sát ngân hàng đánh giá toàn bộ chương trình bành trướng của nó. Đây không phải là một thước đo hoàn hảo về tính thanh khoản, nhưng là một công cụ đo lường gần đúng và là biểu thị số học về tính cân đối giữa huy động và sử dụng nguồn vốn của mỗi ngân hàng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Tính cân đối giữa huy động và sử dụng nguồn vốn không chỉ có vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM mà còn có ý nghĩa đối với nền kinh tế. Nghiên cứu các vấn đề lý luận về nguồn vốn ngân hàng và đặc biệt là tính cân đối giữa huy động và sử dụng nguồn vốn của ngân hàng, những nhân tố tác động ảnh hưởng đến vấn đề này và hậu quả của trạng thái mất cân đối giúp cho các NHTM đưa ra các giải pháp thích hợp để đảm bảo hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình và tính an toàn của cả hệ thống.

23

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG VỀ CÂN ĐỐI GIỮA HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TẠI NGÂN HÀNG BIDV QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu 0533 Giải pháp về tính cân đối giữa huy động và sử dụng nguồn vốn nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh tại NH đầu tư và Phát triển chi nhánh Quảng Bình Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w