Cân đối theo kỳ hạn và theo nội ngoại tệ

Một phần của tài liệu 0533 Giải pháp về tính cân đối giữa huy động và sử dụng nguồn vốn nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh tại NH đầu tư và Phát triển chi nhánh Quảng Bình Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 69 - 76)

5. Kết cấu của đề tài

2.3.1. Cân đối theo kỳ hạn và theo nội ngoại tệ

Qua 3 năm 2009, 2010, 2011, chi nhánh BIDV Quảng Bình đều tăng trưởng khá về cả huy động và dư nợ cho vay. Tuy nhiên, tỷ lệ cấp tín dụng/nguồn vốn huy động (hay còn gọi là hệ số Q) lại không mấy khả quan.

Năm 2009: 2,638.12 tỷ đồng HQ= —--- ---x 100% = 192% 1,371.27 tỷ đồng Năm 2010: 3,138.39 tỷ đồng HQ= —--- ---x 100% = 174% 1,802.37 tỷ đồng Năm 2011: 3,626.68 tỷ đồng HQ= —--- ---x 100% = 158% 2,290.67 tỷ đồng

Các chỉ số trên cho thấy trong cả 3 năm, nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của chi nhánh đều không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay. Điều này cũng là hệ quả tất yếu của những khó khăn tài chính giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu, khi cung luôn thấp hơn cầu. Do đó trong thời gian này theo cơ chế điều chỉnh vốn giữa BIDV Việt nam với các chi nhánh trong cùng hệ thống thì, BIDV Việt nam sẽ tiến hành cho vay khi chi nhánh thiếu nguồn cung tín dụng và chi nhánh phải trả lãi suất cho khoản vay này. Như vậy trong 3 năm qua, BIDV Quảng Bình đã nhận vốn điều chuyển từ trung tâm điều hành BIDV Việt nam khoảng 1,000 tỷ đồng mỗi năm. Đây là con số đáng quan tâm và lo ngại. Tuy nhiên, với sự nỗ lực hết mình của toàn thể cán bộ nhân viên và sự chỉ đạo sát sao của ban lãnh đạo, BIDV Quảng Bình đã không ngừng phát huy nội lực sẵn có, khắc phục khó khăn, từng bước giảm đáng kể tỷ lệ cấp tín dụng/nguồn vốn huy động từ 192% năm 2009 xuống còn 158% năm 2011, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn điều chuyển từ trung ương.

Việc đi vào phân tích cụ thể hệ số Q trên các yếu tố kỳ hạn và loại tiền sẽ cho thấy sự đánh giá chi tiết tình hình cân đối giữa huy động và cho vay tại chi nhánh BIDV Quảng Bình. Từ đó có những giải pháp khách quan và phù hợp với thực trạng.

2.3.1.1. Tính cân đối giữa huy động và cho vay ngắn hạn

Bảng 2.14: Cân đối huy động ngắn hạn và cho vay ngắn hạn

a.Huy động ngắn hạn 1,100.9 1 6 1,492.2 0 1,914.7 b.Cho vay ngắn hạn 930.4 2 1,254.8 6 1,410.5 2 c.Hệ số sử dụng nguồn (b/a x 100) 84.51 84.09 73.67 Phần dư 170.4 9 237.40 504.18

hạn đều được tài trợ bởi nguồn cung ngắn hạn. Tuy nhiên, chỉ số này ở năm 2011 lại có sự sụt giảm, chỉ còn 73.67%, tương ứng với số dư vốn huy động chưa sử dụng cho vay hết là 504.18 tỷ đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do tốc độ tăng trưởng tín dụng ngắn hạn năm 2011 thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng vốn huy động. Năm 2011, do tác động của những nhân tố khách quan mà nền kinh tế tỉnh nhà gặp nhiều khó khăn, sản xuất kinh doanh thiếu vốn cục bộ nhưng lại vấp phải những trở ngại về hạn mức tín dụng, lãi suất cho vay cao. Là một ngân hàng lớn trên địa bàn, BIDV Quảng Bình đã

Thời gian

Khoản mục

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

a.Huy động ngoại tệ 255.8

4 5 271.4 5 343.8

b.Cho vay ngoại tệ 461.1

4 3 557.7 5 738.5 c.Hệ số sử dụng nguồn(b/a x 100) 180.2 4 6 205.4 9 214.7 a.Huy động nội tệ 845.0 7 1,220.8 1 1,570.8 5

b.Cho vay nội tệ 469.2

8 3 697.1 7 671.9

c.Hệ số sử dụng nguồn (b/a x 100) 55.53 57.10 42.78

51

ngày càng chú trọng hơn đến công tác hỗ trợ vốn vay lưu động đáp ứng nhu cầu quay vòng vốn sản xuất kinh doanh, góp phần phục hồi và nâng cao hoạt động của các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn. Vì vậy, năm 2011, tỷ lệ cho vay trên vốn huy động ngắn hạn tuy có giảm hơn so với 2 năm trước nhưng không ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

Biểu đồ 2.3: Biểu đồ cân đối vốn ngắn hạn

Tuy nhiên, với số vốn dư thừa do chênh lệch giữa nguồn vốn huy động và cho vay ngắn hạn, chi nhánh có thể tham gia vào việc điều chuyển vốn đến các đơn vị còn thiếu vốn trên cùng hệ thống hoặc hỗ trợ vốn đối với các ngân hàng thương mại nhỏ trên địa bàn, vừa tránh được tình trạng ứ đọng vốn mà vẫn thu được lợi nhuận.

Bên cạnh đó, nguyên nhân mang tính cơ cấu dẫn đến sự chênh lệch vốn huy động và cho vay cũng cần được quan tâm xem xét. Xét về mặt tổng quan thì vốn ngắn hạn được huy động và cho vay như vậy là tương đối hợp lý, cân đối. Nhưng phân tích theo loại tiền lại cho thấy những bất cập.

52

Bảng 2.15: Cân đối huy động-cho vay nội, ngoại tệ ngắn hạn

a.Huy động trung dài hạn 270.36 310.11 375.9 7

b.Cho vay trung dài hạn 1,707.70 1,883.53 2,216.16

c.Hệ số sử dụng nguồn(b/a x 100) 631.64 607.3

7

589.4 5

Phần dư -1,437.34 -1,573.42 -1,840.19

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản nội bảng năm 2009,2010,2011)

Bảng 2.15 cho thấy qua 3 năm, vốn ngoại tệ lâm vào tình trạng mất cân đối trầm trọng, hệ số sử dụng nguồn năm 2009 đã lên tới 180.24% và tiếp tục tăng nhanh đến 214.79% vào năm 2011. Chi nhánh chỉ huy động được 343.85 tỷ đồng (sau khi đã quy đổi theo tỷ giá) nhưng lại cho vay đến 738.55 tỷ đồng. Như vậy, có 394.7 tỷ đồng cho vay được lấy từ các nguồn khác. Trong khi đó, nguồn vốn nội tệ lại quá dư thừa, trong cả 3 năm hệ số sử dụng nguồn đều chỉ xấp xỉ trên dưới 50%, đặc biệt năm 2011, chi nhánh thực hiện cho vay chưa được một nửa so với số huy động được. Nguyên nhân có thể kể đến ngoài những khó khăn nội tại của nền kinh tế còn có yếu tố biến động tỷ giá.

2.3.1.2. Tính cân đối trong cho vay và huy động trung-dài hạn

Nguồn vốn ngắn hạn dư thừa trong khi tổng quan tỷ lệ cho vay/huy động vốn lại mất cân đối nghiêm trọng. Như vậy, có thể thấy ngay nguyên nhân của sự mất cân đối này mang tính cơ cấu, nghĩa là do sự phân bổ vốn không đồng đều giữa các kỳ hạn khác nhau. Trong đó, vốn trung dài hạn tất yếu sẽ có tỷ lệ cho vay/ huy động rất cao.

Bảng 2.16: Cân đối huy động trung dài hạn và cho vay trung dài hạn

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản nội bảng năm 2009,2010,2011)

Năm 2009, 2010, dư nợ tín dụng luôn cao gấp 6 lần số vốn huy động, chi nhánh luôn phải bù đắp sự thiếu hụt vốn cho vay bằng cách nhận vốn điều chuyển từ trung ương và phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn này. Sở dĩ có điều này là do BIDV Quảng Bình là một ngân hàng lớn trên địa bàn, ngoài hoạt động kinh doanh tài chính thông thường, BIDV Quảng Bình luôn là đối tác tài chính chiến lược cho các dự án lớn trên địa bàn, trong đó các dự án xây dựng cơ bản chiếm hơn 60%. Điều này có đóng góp không nhỏ đến sự phát triển chung của tỉnh nhà, thực hiện theo mục tiêu và chính sách phát triển địa phương, định hướng của BIDV Việt Nam. Nhưng tập thể cán bộ nhân viên chi nhánh đã không ngừng nỗ lực tăng cường công tác huy động trong dân cư và các tổ chức kinh tế kỳ hạn dài kết hợp nhiều ưu đãi, kiểm soát chặt chẽ công tác tín dụng, tránh nguy cơ tín dụng đen, nợ xấu. Nhờ vậy, năm 2011 đã giảm hệ số sử dụng nguồn đáng kể. Tuy nhiên, về số tuyệt đối thì không những giảm mà phần vốn thiếu hụt lại tăng lên đến 1,840.19 tỷ đồng đòi hỏi ngân hàng cần có những giải pháp tích cực hơn nữa để cân bằng công tác huy

Thời gian

Khoản mục

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

a.Huy động ngoại tệ 47.44 79.01 46.62

b.Cho vay ngoại tệ 541.3

3 9 494.5 6 301.6 c.Hệ số sử dụng nguồn(b/a x 100) 1,141.0 9 8 625.9 6 647.0 a.Huy động nội tệ 222.9 2 231.1 0 329.3 5

b.Cho vay nội tệ 1,166.3

7 1,388.94 1,914.50

c.Hệ số sử dụng nguồn (b/a x 100) 523.2

2 1 601.0 0 581.3

động và cho vay trong dài hạn, tránh tình trạng lấy nguồn ngắn hạn cho vay trung dài hạn kéo theo những hệ luỵ không đáng có.

Biểu đồ 2.4: Biểu đồ cân đối vốn trung dài hạn

□ Huy động trung dài hạn □ Cho vay trung dài hạn

Sự mất cân đối trầm trọng giữa cho vay và huy động trung dài hạn còn được thể hiện rõ về cả nội tệ lẫn ngoại tệ. Trong đó, do huy động và cho vay trung dài hạn chủ yếu tập trung ở nội tệ nên mặc dù hệ số sử dụng nguồn ngoại tệ rất lớn nhưng phần vốn thiếu ở nội tệ lại chiếm phần nhiều, trên 1,000 tỷ đồng mỗi năm. Nguyên nhân là do sự biến động mạnh và không ổn định của tỷ giá khiến tâm lý găm giữ ngoại tệ trong khối dân cư tăng, doanh nghiệp hạn chế tối đa các hợp đồng bằng ngoại tệ nhằm tránh rủi ro tỷ giá nên huy động và cho vay bằng ngoại tệ đều giảm mạnh. Ngược lại, khi các chỉ tiêu này ở ngoại tệ giảm sút thì đối với đồng nội tệ lại không ngừng tăng. Tuy nhiên, do tốc độ tăng của huy động trung dài hạn không bắt kịp tốc độ tăng dư nợ tín dụng nên dẫn đến tình trạng thiếu vốn. Mặc dù vậy, không phải thời điểm nào trong năm cân đối vốn trung dài hạn của chi nhánh cũng lâm vào tình trạng xấu như vậy.

Bảng 2.17: Cân đối huy động-cho vay nội, ngoại tệ trung dài hạn

(Nguồn: Bảng cân đối tài khoản nội bảng năm 2009,2010,2011)

Một phần của tài liệu 0533 Giải pháp về tính cân đối giữa huy động và sử dụng nguồn vốn nhằm đảm bảo hiệu quả kinh doanh tại NH đầu tư và Phát triển chi nhánh Quảng Bình Luận văn Thạc sĩ Kinh tế (Trang 69 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(106 trang)
w