Hình 2. 1: Bản đồ hành chính tỉnh Nghệ An
Vị trí địa lý kinh tế
Công ty thủy lợi Tây Nam Nghệ An nằm trên địa bàn 4 huyện phía Tây Nam tỉnh Nghệ An gồm: huyện Anh Sơn, Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn. Địa bàn quản lý của công ty nằm trong hành lang kinh tế Đông Tây (trục đường 7), trên các tuyến du lịch Quốc gia và Quốc tế (xuyên Việt theo đường Hồ Chí Minh, Vinh - Cánh đồng Chum - Luangprabang - Viên Chăn - Băng Cốc… qua Quốc lộ 7), có nhiều lợi thế để
phát triển du lịch và dịch vụ. Để nắm rõ hơn về địa bàn quản lý của công ty, tác giả xin giới thiệu sơ lược về các huyện trong địa bàn quản lý của công ty gồm 4 huyện nêu trên. Chúng ta hãy tìm hiểu rõ hơn về vị trí địa lý cũng như những tiềm năng to lớn của các huyện này.
a) Anh Sơn là một huyện miền núi thuộc miền Tây tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Anh Sơn là huyện miền núi thấp nằm về phía Tây Nam tỉnh Nghệ An. Toạ độ địa lý của trung tâm Huyện là: 18058'04'' Vĩ độ Bắc, 105004'30'' Kinh độ Đông. Diện tích đất tự nhiên (theo thống kê diện tích ngày 01/01/2014) toàn huyện: 60.326,11 km2, xếp thứ 11 trong 20 huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh. Dân số huyện Anh Sơn có 102.902 khẩu, 28.189 hộ (theo niêm giám thống kê huyện Anh Sơn đến 31/12/2013). Anh Sơn giáp huyện Tân Kỳ và huyện Quỳ Hợp ở phía Bắc, huyện Thanh Chương ở phía Nam, huyện Đô Lương ở phía Đông, phía Tây giáp huyện Con Cuông và nước CHDC nhân dân Lào. Thị trấn Anh Sơn cách thành phố Vinh khoảng 100 km. Huyện Anh Sơn có Quốc lộ 7 chạy qua theo hướng từ Đông sang Tây, đường Hồ Chí Minh chạy từ Bắc vào Nam. Có sông Lam, sông Con và sông Giăng chảy qua với bãi sông lớn nhất tỉnh, có vùng chè Gay nổi tiếng và thắng cảnh lèn Kim Nhan… có điều kiện thuận lợi để phát triển KTXH.
b) Con Cuông là một huyện trực thuộc tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Huyện Con Cuông là một nằm ở phía tây tỉnh Nghệ An, phía đông nam giáp huyện Anh Sơn, phía đông bắc giáp huyện Quỳ Hợp và Tân Kỳ, phía tây bắc giáp huyện Tương Dương, phía tây nam có đường biên giới nước Lào dài 55,5 km. Là huyện vùng cao, lợi thế về vị trí và điều kiện thuận lợi để phát triển nông - lâm nghiệp và du lịch, thương mại. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An
c) Tương Dương là một huyện miền núi vùng cao nằm ở phía Tây Nam tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh gần 200 km và cửa khẩu Nặm Cắn 90 km, là huyện có diện tích tự nhiên rộng nhất trong các huyện của Việt Nam, gấp hơn 3 lần tỉnh Bắc Ninh và gần gấp đôi tỉnh Thái Bình. Có 2 mặt khác nhau giáp lào có quốc lộ 7A đi qua. Huyện Tương Dương phía Tây giáp huyện Kỳ Sơn, phía Bắc và phía Nam giáp nước Lào;
phía Đông Bắc giáp huyện Quế Phong, phía Đông giáp huyện huyện Quỳ Châu, phía Đông Nam giáp huyện Con Cuông. Huyện có diện tích tự nhiên là 281.129,37 ha (chiếm 17% diện tích toàn tỉnh), trong đó diện tích đất nông nghiệp chỉ có 901,09 ha (chiếm 0,32% diện tích tự nhiên của huyện), còn lại là đất lâm nghiệp và các loại đất khác. Toàn bộ huyện nằm trong vùng địa hình có độ cao trung bình từ 65-75 m so với mực nước biển, địa hình phức tạp, núi non hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn. Khí hậu và thời tiết khắc nghiệt. Tài nguyên thiên nhiên khá phong phú.
d) Kỳ Sơn là một huyện phía Tây tỉnh Nghệ An, Việt Nam. Đây là huyện được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc Khu dự trữ sinh quyển miền tây Nghệ An. Kỳ Sơn chủ yếu là núi, trong đó có nhiều dãy núi cao, hiểm trở. Dãy núi Pu xài Leng thuộc xã Nậm Càn có đỉnh cao 2.711 m, là ngọn núi cao nhất của Nghệ An và cả hệ Trường Sơn. Ngoài ra, trên địa bàn huyện cũng có nhiều đỉnh núi cao khác như Pu Soong (2.365 m), Pu Tông (2.345 m), Pu Long (2.176 m),...Hệ thống sông suối chảy qua Kỳ Sơn khá dày đặc gồm dòng sông Cả với hai nhánh phụ là Nặm Nơn và Nặm Mộ dài khoảng 125 km, diện tích lưu vực khoảng 1 nghìn km² và hàng trăm khe suối lớn nhỏ như: khe Nằn, khe Chảo, Huổi Pà, Nhinh, Huồi Giảng, Ca Nhăn,... Đây vừa là những khó khăn, song cũng là tiềm năng để phát triển thủy điện vừa và nhỏ.