Công tác quản lý kinh tế và vốn nhà nước giao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tăng năng suất lao động tại công ty tnhh mtv thủy lợi tây nam nghệ an (Trang 56 - 60)

Thực trạng về cơ cấu vốn trong Công ty Thủy lợi Tây Nam và được thể hiện cụ thể thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 2. 3: Cơ cấu vốn chủ sở hữu năm của Công ty Thủy lợi Tây Nam, 2013-2017 (Đơn vị: triệu đồng)

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

Vốn chủ sở hữu 110.937 132.055 133.056 592.533 600.228

Trong đó:

- Vốn góp của chủ sở hữu 110.874 131.104 132.056 592.514 600.208

- Quỹ phát triển đầu tư 20 20 20 20 20

- Nguồn kinh phí và quỹ khác 129 931 1280 961 733

(Nguồn: Tổng hợp từ phòng tài chính - kế toán Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ an)

Từ bảng số liệu trên ta thấy, nhìn chung vốn chủ sở hữu của công ty có sự gia tăng qua các năm từ năm 2013 đến năm 2017. Trong đó, tăng nhanh nhất là giai đoạn 2015- 2016: tăng 448% từ 132 tỷ đồng vào năm 2015 lên tới 592 tỷ đồng vào năm 2016. Các giai đoạn khác có tăng song tốc độ tăng không lớn, khoảng 1% đến 11,9%.

Mặt khác, khi nhìn vào cơ cấu vốn của doanh nghiệp cho thấy: vốn góp từ Ngân sách nhà nước là nhân tố chính và tăng lên về quy mô từ năm 2013 đến năm 2017. Vốn từ ngân sách nhà nước chiếm từ 99,2% (năm 2015) đến 99.9% (2017). Về quy mô vốn nhà nước tăng lên 489 tỷ đồng trong 5 năm từ mức 110 tỷ đồng năm 2013 lên 600 tỷ đồng năm 2017. Bảng số liệu cũng chỉ ra rằng quỹ phát triển đầu tư gần như không đổi qua các năm, khoảng 20 triệu đồng mỗi năm bổ sung cho nguồn vốn của doanh nghiệp. Nguồn kinh phí và quỹ khác thay đổi theo từng năm, diễn biến tùy thuộc vào ngân sách và duyệt chi của nhà nước.

2.3.2.1 Quản lý doanh thu

Doanh thu từ hoạt động kinh doanh là toàn bộ tiền bán sản phẩm, hàng hoá, cung ứng, dịch vụ sau khi trừ (-) khoản giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại (nếu có chứng từ hợp lệ) được khách hàng chấp nhận thanh toán (không phân biệt đã thu hay chưa thu được tiền).

Là một doanh nghiệp nhà nước, thực hiện nhiệm vụ chủ yếu là dịch vụ công ích tưới tiêu cho ngành thủy lợi, nên doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An chủ yếu là từ nguồn: doanh thu thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích tưới tiêu và ngoài ra còn doanh thu từ hoạt động kinh tế của công ty. Doanh thu từ hoạt động kinh tế xuất phát từ hoạt động kinh doanh mặt hàng xăng dầu, thi công công trình, cho thuê mặt nước lòng hồ để nuôi trồng thủy sản… để cung cấp cho tiêu dùng và hoạt động kinh tế khác của nền kinh tế.

Bảng dưới đây sẽ dẫn chứng cụ thể doanh thu từ các nguồn này của Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An:

Bảng 2. 4: Doanh thu của Công ty thủy lợi Tây Nam Nghệ An từ năm 2015 đến năm 2017 và dự kiến năm 2018

Đơn vị tính: Triệu đồng

Nội dung Doanh thu thực tế

Doanh thu dự kiến 2015 2016 2017 2018 Tổng doanh thu 12.056 15.734 16.150 16.500 - Từ cấp bù thủy lợi phí 7.328 11.347 11.374 11.500 - Từ hoạt động kinh tế 4.497 3.965 4.525 4.700 - Khác 230 294 132 300

(Nguồn: Phòng Tài chính - kế toán công ty)

Từ bảng trên cho thấy kết quả kinh doanh của Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An thay đổi theo hướng tích cực qua các năm. Điều này thể hiện qua việc doanh thu tăng lên đều đặn từ năm 2015 đến năm 2017 và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng vào năm 2018.

Sự tăng lên của tổng doanh thu được hình thành từ sự tăng lên của các doanh thu thành phần. Từ năm 2015 đến năm 2017, doanh thu từ cấp bù thủy lợi phí tăng từ

7.3 tỷ đồng đến 11.3 tỷ đồng, doanh thu từ sản xuất kinh tế tăng lên từ 4.497 triệu đồng lên 4.525 tỷ đồng.

Nhìn vào cơ cấu doanh thu của công ty, chúng ta có thể thấy doanh thu thực hiện sản phẩm dịch vụ công ích tưới tiêu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Điều này hoàn toàn dễ hiểu đối với một công ty hoạt động trong lĩnh vực thủy lợi như Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An.

Bảng 2. 5: Cơ cấu doanh thu của Công ty Thủy lợi Tây Nam

Đơn vị tính: %

Nội dung Doanh thu thực tế Doanh thu dự kiến

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Tổng doanh thu 100 100 100 100

- Từ cấp bù thủy lợi phí 60.78 72.11 70.42 69.7

- Từ hoạt động kinh tế 37.30 25.20 28.01 28.48

- Khác 1.9 1.86 0.81 1.8

2.3.2.2 Quản lý chi phí

Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An là một doanh nghiệp 100% vốn nhà nước được thành lập để hoạt động công ích, trong đó nhiệm vụ chủ yếu là vận hành tưới tiêu các công trình thủy lợi phục vụ nông nghiệp… Do đó các chi phí phát sinh chủ yếu là chi phí sản xuất sản phẩm như chi phí nhân công, chi phí điện, máy móc… và các chi phí quản lý.

Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được hình thành từ: + Chi phí nhân công.

+ Chi phí công cụ dụng cụ.

+ Chi phí khấu hao tài sản cố định. + Chi phí dịch vụ mua ngoài. + Các chi phí bằng tiền khác.

Trong số đó, chi phí nhân công, chi phí khấu hao tài sản cố định và chi phí công cụ dụng cụ là ba khoản mục chi phí luôn nhận được sự quan tâm của các nhà

quản lý tài chính của Công ty Thủy lợi Tây Nam Nghệ An cũng như sự giám sát chặt chẽ của Sở tài chính.

Ngoài ra, lãnh đạo Phòng tài chính – kế toán và cá nhân cán bộ nhân viên của phòng tuỳ theo chức năng nhiệm vụ chịu trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ được giao, đồng thời tham mưu, giúp việc trưởng ban trong các công tác thuộc lĩnh vực kinh tế - hành chính - Tổ chức – văn thư - Tài vụ như:

- Chịu trách nhiệm kiểm tra, lập kế hoạch, thực hiện việc mua sắm các loại văn phòng phẩm, các loại trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho hoạt động của đơn vị. - Tham dự các cuộc họp theo yêu cầu của lãnh đạo, ghi đầy đủ chính xác các nội dung của cuộc họp, các ý kiến tham gia đóng góp cho cuộc họp, ý kiến kết luận của trưởng ban. Ra thông báo nghị quyết cuộc họp tới các bộ phận và cá nhân liên quan.

- Chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ cơ sở vật chất trang bị của đơn vị. Bao gồm các tài sản thiết bị làm việc giao cho cá nhân sử dụng gồm máy tính, máy photocopy, máy điện thoại, bàn ghế, tài sản thiết bị phương tiện ở các phòng làm việc, hội trường, Thường xuyên theo dõi, kiểm tra cơ sở vật chất, các thiết bị văn phòng. Lập kế hoạch và thủ tục tiến hành việc sửa chữa, bảo hành, bảo trì các thiết bị, vật dụng của Ban khi có sự xuống cấp, hư hỏng trên tinh thần triệt để tiết kiệm.

- Giúp trưởng ban trong các công tác mua sắm trang thiết bị. Các trường hợp khác thực hiện theo quy định hiện hành của nhà nước.

- Chịu trách nhiệm chuẩn bị Hội trường trong các buổi hội họp của Ban, tiếp khách đến giao dịch, làm việc theo quy định.

- Lưu giữ, chuyển công văn và làm các công tác văn thư, lưu trữ theo quy định. - Tất cả các công văn đến và đi đều phải được cập nhật và lưu giữ trong sổ theo dõi.

-Thực hiện đúng các quy định: Luật kế toán, các Nghị định hướng dẫn của Chính phủ, văn bản hướng dẫn của các Bộ ngành ở TW và ĐP quy định đối với loại hình đơn vị mình, ngoài ra còn cần phải thực hiện một số quy định sau: - Kiểm tra, kiểm soát toàn bộ chứng từ thanh toán thu chi.

- Kiểm tra thủ tục, hồ sơ pháp lý, giá trị nghiệm thu ứng vốn nghiệm thu thanh toán để trình lãnh đạo Ban giải quyết.

- Thảo và trình các loại văn bản, tờ trình liên quan đến công tác Kế toán - Tài vụ. - Kiểm tra, tính toán chính xác hồ sơ thẩm định quyết toán các hạng mục công trình, với hội đồng thẩm định quyết toán của tỉnh trình trưởng ban.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tăng năng suất lao động tại công ty tnhh mtv thủy lợi tây nam nghệ an (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)