Giải pháp về công tác quản lý tài chính, kỹ thuật của hệ thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tăng năng suất lao động tại công ty tnhh mtv thủy lợi tây nam nghệ an (Trang 81 - 84)

3.3.1.1 Công tác quản lý tài chính

Đổi mới cơ chế chính sách tài chính kinh tế theo hướng tạo khung pháp lý để huy động, tạo lập các vốn của xã hội và sử dụng các nguồn vốn có hiệu quả, thực hiện công bằng xã hội, bảo đảm tài chính bền vững cho các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi. Cần khắc phục một số nguyên nhân tồn tại trong công tác quản lý tài chính: - Xóa bỏ tính xin cho đối với một số cơ chế chính sách về tài chính trong quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi;

- Hướng dẫn cụ thể việc giải ngân kinh phí miễn thuỷ lợi phí, đồng thời tăng cường tập huấn nâng cao năng lực quản lý tài chính cho các ban thủy lợi xã và các tổ chức thủy nông cơ sở;

- Nhờ hỗ trợ từ việc thực hiện chính miễn thuỷ lợi phí, các tổ chức thủy nông cơ sở đã có kinh phí chủ động để duy tu, sửa chữa kịp thời các công trình bị hư hỏng, xuống cấp nhưng đòi hỏi phải có cơ chế chính sách tài chính đối với công tác duy tu sửa chữa CTTL do các tổ chức thủy nông cơ sở thực hiện;

- Duy trì phương thức đặt hàng, và tiến tới thực hiện đấu thầu nhiệm vụ quản lý khai thác công trình thủy lợi và mô hình đổi mới phương thức thực hiện chính sách hỗ trợ miễn, giảm thủy lợi phí trên địa bàn tỉnh.

- Giao quyền tự chủ tự chịu trách nhiệm của các đơn vị về tài chính, sử dụng lao động, kế hoạch sản xuất, liên doanh liên kết và phân phối thu nhập. Hỗ trợ, ưu đãi các hoạt động kinh doanh khai thác tổng hợp nhằm khai thác tối đa tiềm năng và lợi thế của công trình thủy lợi tạo thêm nguồn thu cho đơn vị, giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.

3.3.3.2 Giải pháp về công tác quản lý kỹ thuật của hệ thống thủy lợi

1. Nâng cao hiệu quả cung cấp nước tưới:

- Quy định rõ ràng quyền và trách nhiệm của các tổ chức quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi đối với đất đai thuộc phạm vi công trình thuỷ lợi do tổ chức đó quản lý;

- Có chính sách khuyến khích các tổ chức cá nhân sử dụng nước tiết kiệm, áp dụng các biện pháp tưới tiên tiến; Nhân rộng mô hình tưới phun mưa, tưới nhỏ giọt trong điều kiện đảm bảo chất lượng, trữ lượng nước; Nghiên cứu các hình thức trữ nước tạo nguồn tưới tiết kiệm giá thành thấp để áp dụng nhiều hình thức đa dạng như kho (hồ chứa) trữ lấy từ nguồn nước mùa mưa để sử dụng cho mùa khô; trữ từ nguồn nước dư thừa trong kênh mương, ao hồ; nghiên cứu các mạng ống dẫn tưới phù hợp với điều kiện canh tác cây hàng năm, cây lâu năm;

- Nghiên cứu các cơ chế, chính sách gắn với nâng cao hiệu quả quản lý tưới cho cây trồng nhằm tiết kiệm nước, giảm phát thải khí nhà kính. Hướng dẫn thiết kế các hệ thống thủy lợi nội đồng;

- Ứng dụng có hiệu quả khi được chuyển giao công nghệ chế tạo các cấu kiện, thiết bị cho xây dựng, gắn với xây dựng giao thông nội đồng để áp dụng phương thức canh tác nông nghiệp tiên tiến; Công nghệ thông tin, vật liệu mới, nâng cao năng lực dự báo trong phòng chống thiên tai, đảm bảo an toàn đập và phòng chống lũ cho hạ lưu, quản lý khai thác CTTL; Công nghệ tiên tiến phục vụ thiết kế, thi công các công trình ứng phó với BĐKH.

2. Củng cố cơ sở hạ tầng công trình thủy lợi theo hướng hiện đại hóa:

- Theo tác giả để củng cố cơ sở hạ tầng công trình thủy lợi trên địa bàn Tỉnh hướng hiện đại hóa thì phải xây dựng mới các công trình đầu mối, cải tạo nâng cấp công trình thủy lợi hiện có đã xuống cấp phục vụ nhiệm vụ cấp nước, tiêu thoát nước, cải thiện môi trường và phòng chống thiên tai do nước gây ra. Tác giả đề xuất củng cố cơ sở hạ tầng công trình thủy lợi từ hệ thống thủy lợi nội đồng do tổ chức thủy nông cơ sở quản lý và công trình đầu mối, hệ thống kênh do các đơn vị quản lý khai thác của tỉnh quản lý. Cụ thể như sau:

- Đến năm 2017 các xã trên địa bàn tỉnh đã có 114/144 xã hoàn thành Chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới, đã thực hiện đào đắp giao thông thủy lợi nội đồng để có thể áp dụng các phương thức canh tác tiên tiến, tổ chức lại sản xuất theo quy mô lớn, thúc đẩy cơ giới hóa trong nông nghiệp gắn liền với việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về Nông thôn mới nhằm mục đích góp phần nâng cao năng suất, giảm chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, tiết kiệm nước, nâng cao thu nhập của

nhân dân. Để tạo điều kiện phát triển sản xuất cho người dân, tác giả đề xuất thực hiện giải pháp củng cố hệ thống thủy lợi nội đồng do tổ chức thủy nông cơ sở quản lý trong thời gian tới là tiếp tục từng bước xây dựng kiến cố hóa các tuyến kênh tưới tiêu nước, kiên cố hóa đường giao thông nội đồng để tiết kiệm nước tưới và tạo điều kiện để nông dân phát triển sản xuất theo hướng cơ giới hóa nền sản xuất nông nghiệp.

3. Áp dụng khoa học công nghệ:

- Áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ trong xây dựng, quản lý, vận hành khai thác công trình thủy lợi; công nghệ tưới hiện đại, tiết kiệm nước, tiết kiệm điện năng. Ưu tiên áp dụng cho các khu chuyên canh rau, hoa, cây cảnh, cây ăn quả, vùng trồng lúa chất lượng cao.

- Đổi mới phương pháp chuyển giao công nghệ và nhập khẩu công nghệ từ các nước phát triển, lấy chủ thể là các doanh nghiệp sản xuất, cung ứng công nghệ, nhà nước hỗ trợ cho liên kết giữa cơ quan khoa học, các doanh nghiệp và tổ chức của người dân. - Nghiên cứu cơ sở khoa học, luận cứ để hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách để thúc đẩy phát triển thủy lợi hiệu quả, bền vững; huy động nguồn lực thông qua hợp tác công - tư, thúc đẩy sự tham gia của khu vực tư nhân và đẩy mạnh xã hội hóa trong quản lý khai thác; phát huy vai trò chủ thể của người dân trong quản lý khai thác công trình thủy lợi.

- Ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hướng dẫn thiết kế phục vụ hoàn chỉnh hệ thống thủy lợi nội đồng, lắp đặt hệ thống tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; nghiên cứu chuyển giao công nghệ sản xuất, chế tạo cấu kiện, thiết bị cho xây dựng thủy lợi gắn với giao thông nội đồng để có thể áp dụng phương pháp canh tác nông nghiệp tiên tiến, đáp ứng yêu cầu chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo quy hoạch tái cơ cấu của từng vùng, từng hệ thống.

- Hướng dẫn các tổ chức quản lý thủy lợi cơ sở, người dân phương pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước kết hợp các biện pháp canh tác khoa học, phục vụ mô hình “Cánh đồng lớn” trong sản xuất nông nghiệp.

- Nghiên cứu cơ chế tài chính bền vững trong quản lý khai thác CTTL.

- Mô hình thủy lợi tiên tiến đáp ứng phát triển nền nông nghiệp có tưới, canh tác nông nghiệp thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu.

Để các quản lý, vận hành, khai tác công trình thủy lợi trên địa bàn Tỉnh có hiệu quả hơn, theo Tác giả cần phải tăng cường công tác quản lý nhà nước về thủy lợi như sau: - Hoàn thiện các quy định về tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy lợi từ tỉnh, huyện đến các xã, thị trấn, làm cơ sở tăng cường năng lực của các cơ quan này.

- Tăng cường nguồn lực cho bộ phận tham mưu về quản lý khai thác công trình thủy lợi của Chi cục Thủy lợi và PCLB. Đảm bảo cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về thủy lợi ở cấp huyện có ít nhất 01 cán bộ có chuyên môn về thủy lợi có trình độ đại học;

- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước các cấp về lĩnh vực thủy lợi; Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý thủy lợi cơ sở; Tăng cường công tác quản lý và xử lý các vi phạm Pháp lệnh khai thác và Bảo vệ công trình thủy lợi; Thực hiện cắm mốc chỉ giới phạm vi bảo vệ công trình thủy lợi;

- Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thường xuyên trong lĩnh vực quản lý khai thác công trình thủy lợi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tăng năng suất lao động tại công ty tnhh mtv thủy lợi tây nam nghệ an (Trang 81 - 84)