Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tăng năng suất lao động tại công ty tnhh mtv thủy lợi tây nam nghệ an (Trang 84 - 94)

nông cơ sở

Thực tế đã cho thấy, chất lượng đội ngũ cán bộ, công nhân quản lý khai thác CTTL có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất lao động. Cơ quan quản lý Nhà nước chuyên ngành cấp trên có trách nhiệm theo dõi, đánh giá đội ngũ cán bộ quản lý, thực thi pháp luật cấp dưới, có báo cáo cơ quan quản lý cán bộ và đề xuất giải pháp đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, lập kế hoạch đào tạo trong các trường nghề của tỉnh, của huyện hoặc sắp xếp tuyển dụng người có đủ năng lực vào làm việc trong các cơ quan chức năng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác theo quy định pháp luật; Hỗ trợ đào tạo kiến thức cho cán bộ quản lý và thành viên Tổ quản lý thủy nông cơ sở (bao gồm cả quản lý và khoa học công nghệ).

Theo tác giả việc xây dựng và phát triển nguồn nhân lực là một trong những giải pháp hỗ trợ để nâng cao năng suất lao động. Tác giả xin đề xuất một số nội dung của giải pháp này như sau:

- Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực mạnh về mọi mặt đủ về số lượng với trình độ học vấn và tay nghề cao, có năng lực quản lý, có năng lực sáng tạo và ứng dụng khoa học kỹ thuật, lao động với năng suất chất lượng và hiệu quả ngày càng cao.

- Đối với cán bộ quản lý: Cần xây dựng kiện toàn bộ máy quản lý Nhà nước chuyên ngành thủy lợi, yêu cầu tất cả các cán bộ quản lý trong các cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước lĩnh vực thủy lợi và các ban ngành đều có bằng Đại học trở lên và cần có chính sách chọn lọc cán bộ cử đi học đào tạo các lớp quản lý, quản trị nhằm nâng cao khả năng quản lý lãnh đạo.

- Đối với cán bộ kỹ thuật: Các tổ chức thủy nông cơ sở phải lập kế hoạch để cán bộ kỹ thuật tham gia các lớp đào tạo bồi dưỡng chuyên ngành kết hợp với kinh nghiệm sản xuất, gửi đi học, tập huấn, học tập các mô hình điển hình, vận dụng và sử dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào vận hành hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu phát triển tương lai.

- Cần xây dựng cơ chế động viên cán bộ về vật chất cũng như về tinh thần đối với đội `ngũ cán bộ được cử đi đào tạo và bồi dưỡng kiến thức như được thưởng hoặc trả tiền đi học. Khuyến khích người lao động nâng cao tính tự học hỏi nhằm nâng cao năng lực của bản thân. Người lao động có nhiều cơ hội nâng cao trình độ bằng việc tự học hỏi thông qua các phương tiện thông tin rất phong phú như sách báo, băng đĩa, truyền hình, internet….

- Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, cán bộ quản lý khai thác công trình thủy lợi từ tỉnh đến các xã thị trấn, ưu tiên cấp huyện, xã, các tổ chức thủy nông cơ sở công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh;

- Trong đội ngũ cán bộ của các Ban thủy lợi cần chú ý đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ trẻ, vì cán bộ trẻ thường rất nhiệt tình, năng động, sáng tạo vì thế cần có chiến lược đào tạo đội ngũ cán bộ trẻ, làm tiền đề cho lớp người kế cận sau này;

- Bên cạnh việc đào tạo đội ngũ cán bộ các tổ chức thủy nông cơ sở và các HTX làm dịch vụ thủy lợi cần phải có các giải pháp phát triển con người, thu hút nguồn nhân lực;

- Rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước về thủy lợi, kể cả đội ngũ thanh tra chuyên ngành các cấp, xây dựng kế hoạch đào tạo nâng cao nghiệp vụ, nhận thức cho các đối tượng thực hiện nhiệm vụ quản lý khai thác CTTL;

- Hàng năm, bố trí kinh phí thực hiện đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi đáp ứng yêu cầu quản lý chuyên ngành thủy lợi;

- Xây dựng, ban hành khung chương trình và tài liệu đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân quản lý, vận hành công trình thủy lợi. Nội dung đào tạo cụ thể như sau: Tuyên truyền, giới thiệu về các chủ trương, chính sách trong quản lý khai thác công trình thủy lợi; Kỹ năng, phương pháp tham gia quản lý khai thác công trình thủy lợi; Kỹ thuật, phương pháp tưới tiết kiệm nước, sử dụng nước tiết kiệm; Hướng dẫn lồng ghép kỹ thuật tưới tiên tiến, tiết kiệm nước với kỹ thuật canh tác cây trồng;

- Các nội dung khác theo nhu cầu người học:

+ Sắp xếp lại nhân sự: Xác định nhu cầu nhân sự ở từng bộ phận, phân loại tay nghề, chuyên môn của lực lượng lao động từ đó sắp xếp lại lực lượng lao động này sao cho có hiệu quả nhất;

+ Nâng cao công tác tuyển dụng: Muốn có đội ngũ nhân sự hoạt động có hiệu quả chúng ta phải tuyển chọn đúng người, đúng việc. Thực hiện công tác tuyển dụng qua các trung tâm xúc tiến việc làm, đăng báo, thu hút khích lệ nhân tài con em địa phương sau khi tốt nghiệp các trường Đại học, cao đẳng về phục vụ quê hương phát triển. Muốn như vậy phải xây dựng chính sách lao động hợp lý, đảm bảo đầy đủ quyền lợi thích đáng của họ như: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, phụ cấp... chính sách lương, thưởng gắn với hiệu quả và chất lượng làm việc nhằm tạo động lực để cán bộ công nhân viên sáng tạo trong công việc giúp họ ổn định cuộc sống để tránh tình trạng chảy máu chất xám ra khỏi ngành, địa phương

3.3.3 Cơ chế chính sách và quy chế hoạt động cho các tổ chức thủy nông cơ sở

Để nâng cao năng suất lao động cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp trong đó giải pháp hoàn thiện cơ chế chính sách được cho là quan trọng nhất. Hoàn thiện thể chế chính sách quản lý, khai thác CTTL để xóa bỏ hoàn toàn cơ chế bao cấp, cơ chế quản lý theo mệnh lệnh hành chính và phân phối theo hình thức "cào bằng"; tách bạch

rõ chức năng quản lý nhà nước và chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước và quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp (DN) và các tổ chức thủy nông cơ sở. Hoàn thiện các cơ chế chính sách để các tổ chức thủy nông cơ sở hoạt động phù hợp với cơ chế thị trường; minh bạch hóa các quan hệ kinh tế, khắc phục tình trạng công - tư chồng chéo và quy định rõ quyền hạn và trách nhiệm của người đứng đầu. Phân phối thu nhập phải dựa vào kết quả đầu ra, quyền lợi gắn liền với trách nhiệm. Như vậy mới tạo được động lực cho phát triển, phát huy tính năng động sáng tạo của người lao động, phát huy vai trò chủ thể của người hưởng lợi, đẩy mạnh xã hội hoạt động thủy lợi phù hợp với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.

Để thực hiện quản lý khai thác có hiệu quả thì việc triển khai thi hành các văn bản pháp luật, cơ chế chính sách của Nhà nước là rất cần thiết. Tác giả xin đưa ra một số giải pháp hoàn thiện thể chế, chính sách và thực hiện các văn bản pháp quy như sau:

3.3.3.1 Tạo hành lang pháp lý, đổi mới thể chế quản lý khai thác công trình thủy lợi

Qua thực tiễn triển khai trên địa bàn, cho thấy một số nội dung của Thông tư số 56 hướng dẫn tổ chức hoạt động và phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi (2010) và Thông tư 75 của Bộ Nông nghiệp & PTNT (2004) hướng dẫn việc thành lập, củng cố và phát triển tổ chức dùng nước cần phải được chỉnh sửa cho phù hợp với tình hình thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí trên địa bàn cả nước nói chung và cho tỉnh nói riêng. Một số điểm cần chỉnh sửa cho phù hợp như: hướng dẫn mô hình tổ chức phù hợp, tư cách pháp lý, chức năng nhiệm vụ, hoạt động tài chính, quy chế hoạt động của tổ chức và quy định gắn trách nhiệm của cơ quan địa phương, đặc biệt là cấp huyện và xã trong việc thành lập và hỗ trợ hoạt động của các tổ chức dùng nước. Về phân cấp quản lý công trình, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần tổ chức đánh giá kết quả thực hiện chính sách phân cấp quản lý theo Thông tư số 65/2009 để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, theo hướng chuyển giao cho tổ chức này quản lý các CTTL đơn giảm, ít phức tạp. Sau khi được phân cấp thì chính quyền, cơ quan chuyên môn tiếp tục phải có hướng dẫn, trình tự hỗ trợ về kỹ thuật chuyên môn.

Công ty chưa triển khai thực hiện cơ chế đặt hàng do hoạt động của các công trình thủy lợi và cơ chế vận hành của các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu động lực để nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng, phù hợp tình hình mới, Vì vậy xây dựng hành lang pháp lý để đổi

mới thể chế quản lý khai thác công trình thủy lợi là cần thiết và tập trung vào các vấn đề sau:

- Xây dựng thể chế để nâng cao tính tự nguyện, phát huy vai trò chủ thể của người dân trong việc xây dựng quản lý khai thác công trình thủy lợi để quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh được hiệu quả.

- Phân định rõ trách nhiệm của các cấp chính quyền từ tỉnh đến huyện, xã, cũng như các tổ chức quản lý khai thác trong quản lý khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi. - Tạo điều kiện để phát huy cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi, tạo cơ chế để các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi khai thác tổng hợp, phát huy tiềm năng, lợi thế của công trình để phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp dân sinh kinh tế xã hội, đồng thời phải bảo đảm hoạt động bền vững về tài chính và kỹ thuật.

3.3.3.2 Xây dựng bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trong quản lý khai thác công trình thủy lợi

- Xây dựng cơ chế quản lý tài chính cho các tổ chức quản lý khai thác (bao gồm cả Tổ chức Hợp tác dùng nước) theo hướng áp dụng cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, đẩy mạnh cơ chế khoán, đảm bảo tài chính bền vững, thu hút nguồn nhân lực có chất lượng cao.

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý để thúc đẩy, nhân rộng các hoạt động khai thác tổng hợp, cung cấp các dịch vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, các giải pháp tưới phục vụ nông nghiệp công nghệ cao, nhằm tăng nguồn thu, nâng cao tính tự chủ, bền vững về tài chính, tạo động lực để thu hút nguồn nhân lực.

3.3.3.3 Tăng cường thực thi chính sách trong quản lý khai thác công trình thủy lợi

a. Thực thi chính sách khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng thủy lợi

Chuyển dịch vai trò của nhà nước từ cung cấp trực tiếp dịch vụ công sang xây dựng khung pháp lý, chính sách hỗ trợ, điều phối, giám sát thực hiện, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả vốn đầu tư công. Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý để thúc đẩy đầu tư công trong các hoạt động sau:

- Thực hiện các chính sách để tập trung đầu tư sửa chữa, nâng cấp hoàn chỉnh hệ thống công trình thủy lợi hiện có. Ưu tiên xây dựng kiên cố hóa hệ thống thủy lợi nội đồng, gắn với xây dựng nông thôn mới.

- Thực hiện các chính sách để đẩy mạnh áp dụng giải pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước và nâng cao hiệu quả công trình, như: Chính sách khuyến khích các Doanh nghiệp tham gia sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, tham gia xây dựng và tổ chức quản lý mô hình hệ thống tưới tiết kiệm nước từ nguồn thu qua giá sản phẩm để trả lương cho lao động hợp đồng do Doanh nghiệp và nhân rộng cho các mô hình tương tự.

b. Thực thi chính sách để phát triển tổ chức quản lý thủy nông cơ sở

- Thực hiện chính sách đặc thù, phù hợp với từng loại tổ chức, vùng, hỗ trợ cho các loại hình tổ chức quản lý thủy nông cơ sở: Chính sách hỗ trợ để thành lập, củng cố và ổn định tổ chức; Hỗ trợ đào tạo kiến thức cho cán bộ quản lý và thành viên Tổ chức quản lý thủy nông cơ sở (bao gồm cả quản lý và khoa học công nghệ); Hỗ trợ các tổ chức quản lý thủy nông cơ sở có thể cung cấp các dịch vụ, như: cung cấp nước sạch, cung cấp dịch vụ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, xây dựng nhà lưới, nhà kính, sản xuất các cấu kiện, thiết bị cho kiên cố hóa kênh mương;

- Chính sách thúc đẩy xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng: Hỗ trợ để xây dựng cơ sở hạ tầng thủy lợi nội đồng theo quy mô canh tác tiên tiến, cải tạo đồng ruộng, kết hợp với giao thông nội đồng để đẩy mạnh cơ giới hóa, khuyến khích liên kết sản xuất, canh tác theo quy mô lớn, thực hiện cánh đồng một giống…Các chính sách này bao gồm: Đẩy mạnh việc nghiên cứu, thiết kế mẫu hệ thống cơ sở hạ tầng, xây dựng mô hình trình diễn, tập huấn, hướng dẫn thực hiện; Chính sách hỗ trợ tín dụng, ưu đãi thuế, khoa học công nghệ cho doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ chức thủy lợi cơ sở sản xuất các cấu kiện, thiết bị công nghệ cho kiên cố hóa kênh mương, nhà lưới, nhà kính...

Kết luận chương 3

Chương 3 của luận văn tác giả đã đề xuất giải pháp tăng năng suất lao động ở Công ty TNHH MTV thủy lợi Tây Nam Nghệ An. Từ đó tác giả đề xuất các giải pháp chủ yếu sau: (1) Giải pháp về công tác quản lý tài chính, kỹ thuật của hệ thống; (2) Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, hỗ trợ kỹ thuật cho các tổ chức thủy nông cơ sở; (3) Cơ chế chính sách và quy chế hoạt động cho các tổ chức thủy nông cơ sở; (4) Đề xuất tính định biên cho công ty thủy nông.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Việc tăng năng suất lao động trong ngành thủy lợi là một việc vô cùng quan trọng và cần phải làm trong thời gian tới, làm cơ sở cho việc phát triển bền vững của ngành nông nghiệp nói chung và các ngành kinh tế khác cùng phát triển ổn định và nâng cao đời sống dân sinh kinh tế - xã hội. Như đã phân tích ở trên, nằng suất lao động của công ty vẫn còn nhiều bất cập, năng suất lao động mới cơ bản đáp ứng nhu cầu hiện tại, chưa đáp ứng nhu cầu cải cách thủy lợi mà nước ta đang hướng tới. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để nâng cao năng suất lao động tại Công ty TNHH MTV Thủy Lợi Tây Nam Nghệ An. Do vậy việc nghiên cứu đề tài “Nghiên cứu giải pháp tăng năng suất

lao động tại Công ty TNHH MTV thủy lợi Tây Nam Nghệ An” là cần thiết cả về mặt

lý luận cũng như thực tiễn, luận văn đã thể hiện một số đóng góp sau:

- Trên cơ sở nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về vấn đề tăng năng suất lao động trong ngành thủy lợi và sự cần thiết của việc tăng năng suất lao động tại Công ty TNHH MTV Thủy lợi Tây Nam Nghệ An. Bên cạnh đó cũng đưa ra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả năng suất lao động, những nhân tố ảnh hưởng đến năng suất lao động, kinh nghiệm thực tiễn trong việc tăng năng suất lao động và những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài.

- Từ điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của Nghệ An và ngành thủy lợi Nghệ An nói chung cũng như đặc điểm hoạt động của công ty TNHH MTV Thủy lợi Tây Nam Nghệ An. Với những phân tích, tính toán năng suất lao động của công ty, có thể thấy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu giải pháp tăng năng suất lao động tại công ty tnhh mtv thủy lợi tây nam nghệ an (Trang 84 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)