Đánh giá thực trạng kế toán thu-chi tại bảo hiểm xã hội huyện Tiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán thu chi tại bảo hiểm xã hội huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 69)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Đánh giá thực trạng kế toán thu-chi tại bảo hiểm xã hội huyện Tiên

huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên

huyện Tiên Lữ tỉnh Hưng Yên tài khoản phù hợp với tình hình hoạt động đặc thù của cơ quan.

- Các hóa đơn chứng từ lập ra đều phù hợp với yêu cầu quản lý và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Các chứng từđược sử dụng đúng theo mẫuvà quy

định của Bộ Tài Chính ban hành. Mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh đều được phản ánh trên các hóa đơn, chứng từ phù hợp cả về số lượng, nguyên tắc ghi chép cũng như yêu cầu của Công tác quản lý hóa đơn, chứng từ. Đó là cơ sở

ban đầu để thực hiện trong công tác kế toán, do đó các hóa đơn chứng từ đều

được ký hiệu, đánh số thứ tự thời gian và được kiểm tra thường xuyên về nội dung nghiệp vụ phát sinh, kiểm tra các chứng từ gốc kèm theo, kiểm tra các con số, các chữ ký, kiểm tra các định khoản.Tại những đơn vịứng dụng phần mềm kế toán TCKT, việc lập các chứng từ thu (Phiếu Thu), các chứng từ chi (phiếu chi, quản lý ủy nhiệm chi, danh sách tạm ứng, danh sách chi trả lương hưu hàng tháng) được thực hiện hoàn toàn tự động.

- Trong quá trình ghi sổ, kế toán đã sử dụng các mẫu sổ chi tiết theo

đúng mẫu sổ và quy định của Bộ Tài Chính ban hành. Các mẫu sổ chi tiết

được lập ra phù hợp với yêu cầu quản lý và các nghiệp vụ phát sinh.

- Hình thức kế toán áp dụng tại BHXH huyện Tiên Lữ là hình thức ghi sổ Nhật ký – Sổ Cái được xử lý bằng phần mềm đã giúp giảm bớt công việc ghi chép số liệu tạo điều kiện thuận lợi cho việc lên các báo cáo quyết toán.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán thu chi tại bảo hiểm xã hội huyện tiên lữ tỉnh hưng yên (Trang 69)