Kiến đánh giá về công tác đánh giá, xếp loại cán bộ công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ cán bộ CÔNG CHỨC tại cục dự TRỮ NHÀ nước KHU vực BÌNH TRỊ THIÊN (Trang 87)

5. Kết cấu của luận văn

2.4.5. kiến đánh giá về công tác đánh giá, xếp loại cán bộ công chức

Công tác đánh giá cán bộ, công chức để làm rõ phẩm chất chính trị, đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao. Kết quả đánh giá là căn cứ để bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với công chức. Nó gắn với các nội dung như: Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc, năng lực, trình độ chuyên môn. Thực hiện việc đánh giá cán bộ, công chức để tiến hành phân loại đối với từng cá nhân với các mức: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; Hoàn thành tốt nhiệm vụ; Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và Không hoàn thành nhiệm vụ.

Bảng 2.23: Ý kiến đánh giá của CBCC vềcông tác đánh giá, xếp loại cán bộ

TT Tiêu chí Tần suất đánh giá (%) Trung

bình

1 2 3 4 5

5.1 Chính sách khen thưởng - kỷ luật được thực hiện nghiêm

túc, đúng chế độ 0,00 6,34 16,90 51,41 25,35 3,96

5.2 Việc bình xét thi đua khen thưởng, kỷ luật chính xác,

công bằng vàminh bạch 0,00 3,52 22,54 41,55 32,39 4,03

5.3 Việc đánh giá, xếp loại thi đua được thực hiện định kỳ

hàng năm 0,00 2,82 20,42 55,63 21,13 3,95

5.4 Anh chị hài lòng với kết quả

xếp loại thi đua tại đơn vị 0,00 0,70 26,76 45,07 27,46 3,99

(Kết quả điều tra khảo sát năm 2018)

Kết quả khảo sát cán bộ công chức tại Cục Dự trữ về công tác đánh giá xếp loại thu được kết quả khá cao. Hầu hết các CBCC đều đồng ý và hài lòng với kết quả đánh giá, xếp loại thi đua hàng năm của mình tại đơn vị. Tiêu chí bình xét thi

đua khen thưởng, kỷ luật chính xác, công bằng và minh bạch có điểm bình quân là 4,03 điểm, thể hiện hầu hết mọi người đều đồng tình với tiêu chí này với 74,94% ý kiến đánh giá ở mức đồng ý trở lên. Hiện nay, việc bình xét thi đua khen thưởng

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

được thực hiện dựa trên việc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và dựa trên năng lực giải quyết từng công việc cụ thể mà cấp trên giao phó.

Công tác đánh giá cán bộ, công chức được coi là khâu khó và nhạy cảm vì có ảnh hưởng đến tất cả các khâu khác, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cũng như giúp cán bộ, công chức phát huy ưu điểm, khắc phục các nhược điểm, tiến bộ không ngừng trong việc nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, năng lực và hiệu quả công tác của cán bộ, công chức; việc đánh giá đúng sẽ tạo điều kiện cho cán bộ, công chức phát huy được sở trường, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

2.4.6. Ý kiến đánh giá về công tác nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ công chức ngành Dự trữ

Quá trình đổi mới đã và đang đặt ra những yêu cầu mới, nhất thiết phải không ngừng hoàn thiện và tăng cường sức mạnh cơ quan, đơn vị đặc biệt là các cơ quan nhà nước trong đó có Cục Dự trữ Nhà nước. Điều này đòi hỏi đơn vị cần phải không ngừng đổi mới tổ chức hoạt động, nhằm phát huy mạnh mẽ vai trò của mình; đổi mới tổ chức, để nâng cao hiệu quả hoạt động, đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới; cần phải xây dựng và nâng cao chất lượng đội

ngũ CBCC đủ về số lượng, bảo đảm về trình độ, năng lực, có bản lĩnh chính trị

vững vàng,… đáp ứng yêu cầu trong tình hình mới, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

Xuất phát từ đó, tác giả tiến hành điều tra thu thập thêm các ý kiến đánh giá liên quan đến công tác nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của cán bộ công chức tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên. Kết quả thu được ở bảng

2.24 dưới đây:

Qua kết quả điều tra ta thấy, có nhiều phương án được chọn nhằm nâng cao

hơn nữa chất lượng đội ngũ cán bộ công chức theo đánh giá của các đối tượng được

khảo sát. Tiêu chí Cần tập trung nâng cao tính hiệu quả của các chương trình đào

tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và nhận thức của CBCC được lựa chọn nhiều

nhất, chiếm 86,62% tương đương 123 người.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Tiêu chí Cần đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công tác thi đua, khen thưởng

để đảm bảo đánh giá đúng, công bằng và tạo động lực thúc đẩy sự hăng hái, nhiệt

tình của cán bộ công chức cũng chiếm tỷ lệ khá cao, chiếm 80,28% ý kiến đánh giá.

Bên cạnh đó, việc quan tâm hơn nữa đến chếđộđãi ngộđối với công chức cũng là 1

tiêu chí theo ý kiến của các CBCC tại Cục Dự trữ khu vực Bình Trị Thiên lựa chọn

trong việc nâng cao chất lượng cán bộ công chức và chiếm 80,99%. Điều này cũng

hoàn toàn dễ hiểu vì khi các chế độ, chính sách được thực hiện tốt, đảm bảo được

quyền và lợi ích của cán bộ công chức thì họ sẽchuyên tâm hơn vào công việc, đảm

bảo hoàn thành các nhiệm vụđược giao.

Bảng 2.24: Ý kiến đánh giá của CBCC về công tác nâng cao chất lƣợng, hiệu quả hoạt động đối với Cán bộ Công chức

TT Tiêu chí Sốlƣợng Tỷ lệ

(ngƣời) (%)

1 Cần đổi mới công tác tuyển dụng, đưa các chính sách

tốt nhằm thu hút người tài 96 67,61

2 Cần có bảng mô tả công việc chi tiết, cụ thể cho từng

vị trí công việc 93 65,49

3 Cần tập trung nâng cao tính hiệu quả của các chương

trình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ và nhận

thức của CBCC

123 86,62

4

Cần đổi mới công tác đánh giá cán bộ, công tác thi

đua, khen thưởng để đảm bảo đánh giá đúng, công

bằng và tạo động lực thúc đẩy sựhăng hái, nhiệt tình

của công chức

114 80,28

5 Cần quan tâm hơn nữa chế độ đãi ngộ đối với công

chức 115 80,99

6 Cần thi hành tốt hơn nữa nội quy, kỷ luật của cơ

quan 93 65,49

(Kết quả điều tra khảo sát năm 2018)

Các phương án để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đưa ra nhiều, tuy nhiên tỷ lệđánh giá của các cán bộ công chức tại Cục Dự trữ có tỷ lệ lựa chọn khác nhau.

Đây sẽlà căn cứ để tác giảđề xuất các giải pháp hoàn thiện hơn nữa chất lượng đội

ngũ cán bộ công chức của Cục trong tương lai.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

2.5. Đánh giá chung về chất lƣợng cán bộ công chức tại Cục Dữ trữ Nhà nƣớc khu vực Bình Trị Thiên

2.5.1. Một số kết quảđạt đƣợc

Nguồn nhân lực tại Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Bình Trị Thiên được sử

dụng theo tiêu chí ngạch bậc theo quy định của Luật Cán bộ, công chức. Việc sử

dụng nguồn nhân lực theo chế độ ngạch bậc tại đơn vị có nhiều lợi thế được khai

thác như: người lao động được sử dụng đúng chuyên ngành đào tạo, sự cân bằng

trong việc phân chia ngạch, bậc. Qua đó, đơn vị cũng đẩy mạnh việc xây dựng kế

hoạch sử dụng nguồn nhân lực trung và dài hạn, đơn vị đã làm chủđược việc bố trí

được nguồn nhân lực thay thếtrong tương lai những người sắp nghỉ hưu.

Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, hàng năm Cục dữ trữ thường xuyên

lên kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho

CBCC của Cục. Trong kế hoạch trung và dài hạn, đơn vị đã xây dựng được những

vị trí cần sử dụng nguồn lao động nhiều và có chất lượng cũng như sự tận tụy với

công việc như các ngạch Thủ kho bảo quản, kỹ thuật viên bảo quản. Đây là những

vị trí thực sự cần sự tận tâm, yêu ngành và hiểu ngành của người cán bộ công chức.

Bởi đây là những ngạch được tiếp xúc trực tiếp với nguồn hàng dự trữ, có liên quan

đến chất lượng hàng hóa trong suốt quá trình bảo quản. Hàng hóa có đạt yêu cầu chất lượng và về tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia hay không cũng phụ thuộc một phần lớn vào đội ngũ công chức thuộc các bộ phận này.

Chất lượng CBCC tương đối đảm bảo, có trình độ chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học tuy chưa cao nhưng đáp ứng cơ bản yêu cầu công việc.

Kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng CBCC đã được quan tâm triển khai

với quy trình khá chặt chẽ. Kế hoạch, chương trình đào tạo, bồi dưỡng luôn luôn

được cụ thể hóa một cách tối đa, luôn có sự đánh giá, điều chỉnh qua các khóa học

nhằm ngày một hoàn thiện và phù hợp với người học hơn.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

2.5.2. Hạn chế, nguyên nhân * Hạn chế * Hạn chế

Hiện tại đội ngũ công chức tại đơn vị giữ ngạch Thủ kho bảo quản và kỹ thuật viên bảo quản đang chiếm tỷ lệ hạn chế trong một vài năm tới, nguồn lực này đang đáp ứng được hiệu quả công việc. Với tầm nhìn xa hơn, tới năm 2020, chắc chắn đơn vị đang đứng trước nguy cơ thiếu một lực lượng lao động chuyên môn cao, được đào tạo bài bản về công tác bảo quản hàng hóa.

Mặc dù đạt được rất nhiều thành tích trong công tác và luôn hoàn thành suất

sắc mọi nhiệm vụ được giao, nhưng trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển của nền công nghiệp hiện đại, cùng với sự lớn mạnh mỗi ngày của ngành Dự trữ Nhà nước, đơn vị đang phải đối mặt với những thiếu thốn về nguồn nhân lực và trình độ chuyên môn của các CBCC hiện chưa cao, chưa sánh bằng với mặt bằng chung ngành Dữ trữ, đặc biệt là các vị trí Thủ kho bảo quản, Kỹ thuật viên bảo quản, là những ngạch công chức trực tiếp làm công việc bảo quản và kiểm tra hàng hóa dự trữ đạt chất lượng, hầu hết đều chỉ ở trình độ trung cấp.

Bên cạnh đó, việc học tập nâng cao trình độ của một bộ phận người lao động vẫn còn ứ trệ. Nhiều người trong độ tuổi từ 45-55, là những người có độ tuổi cao, mặc dù kinh nghiệm về công tác rất dày dặn nhưng họ rất ngại việc học tập, đào tạo thêm để làm chủ các kiến thức và làm chủ các công nghệ hiệnđại. Đây cũng là một trở ngại trong chiến lược đào tạo, bồi dưỡng thêm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại đơn vị.

* Nguyên nhân hạn chế

Công tác bảo quản hàng hóa là một trong những công tác quan trọng của ngành dự trữ nhưng lại không tránh khỏi sự nặng nhọc, độc hại, đó là thường xuyên phải tiếp xúc với nguồn hàng hóa, thực hiện công tác bảo quản hàng hóa bằng các hình thức phun thuốc khử độc, khử trùng mối mọt. Những công việc này hết sức vinh quang nhưng cũng đòi hỏi sự cố gắng, yêu ngành, nghề của tầng lớp cán bộ, công chức. Phần lớn công chức giữ ngạch thủ kho bảo quản là những người đã gắn bó với nghề từ lúc đất nước vẫn còn nhiều khó khăn, sự chịu thương chịu khó của

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

họ là một thái độ rất đáng quý và đáng ghi nhận. Tuy nhiên, ngày nay đội ngũ công chức trẻ quen với công nghệ thông tin, truyền thông, có vẻ như những công việc đòi hỏi sự nhẫn nại, kiên tâm này không thu hút được nhiều người trẻ. Bên cạnh đó, đội ngũ các cán bộ lâu năm gắn bó từ trước đến nay chỉ đạt trình độ trung cấp là chủ yếu và độ tuổi cũng khá lớn. Do đó, việc đưa vào danh sách đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cũng như lý luận chính trị cũng gặp rất nhiều khó khăn.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

CHƢƠNG 3:MÔT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÁN BỘ CÔNG CHỨC TẠI CỤC DỮ TRỮ NHÀ NƢỚC KHU VỰC

BÌNH TRỊ THIÊN

3.1. Định hƣớng về nâng cao chất lƣợng Cán bộ Công chức tại Cục Dữ trữ nhà nƣớc khu vực Bình TrịThiên trong giai đoạn sắp tới

Với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực dự trữ quốc gia đảm bảo đủ về số lượng, nâng dần chất lượng, có cơ cấu hợp lý, có phẩm chất chính trị và năng lực công tác đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, Cục dự trữ Bình Trị Thiên đã và đang xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trung và dài hạn.

Việc xây dựng nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu hội nhập là một yêu cầu bức thiết và vô cùng quan trọng đối với Cục dự trữ Bình Trị Thiên. Phòng tổ chức - hành chính với chức trách, nhiệm vụ được

phân công thường xuyên thực hiện công tác tham mưu trong việc xây dựng và thực

hiện kế hoạch quy hoạch nguồn nhân lực tại đơn vị.

Với các mục tiêu đề ra trong ngắn hạn và lâu dài, tùy vào tình hình thực tế, tại đơn vị đã xây dựng kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn từ 2019-

2020 và tầm nhìn đến năm 2022 nhằm tạo sự chủ động trong công tác cán bộ, trên cơ sở đảm bảo tính kế thừa, phát triển và chuyển tiếp giữa các thế hệ cán bộ cũng như giữ vững khối đoàn kết nội bộ, ổn định chính trị trong cơ quan. Bám sát các

mục tiêu đề ra, đơn vị đã lập kế hoạch xây dựng nguồn nhân lực sử dụng trong tương lai nhưng luôn xem xét các yếu tố về đạo đức, tư cách của người cán bộ, cũng như trình độ lý luận chính trị, trình độ chuyên môn, sự trung thành, tâm huyết đối với công việc, với ngành.

Công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý cần có sự vào cuộc của nhiều cấp, nhiều đơn vị. Tại Cục dự trữ Bình Trị Thiên đã có được sự liên hệ chỉ đạo của cấp trên trực tiếp là Tổng cục Dự trữ Nhà nước trong lộ trình xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thế hệ kế cận có đủ về số lượng, đáp ứng về chất lượng đào tạo cho tương lai. Việc quy hoạch đúng đối tượng, đúng nguyên tắc giúp cho đơn vị không bị hụt trong công tác cán bộ, đặc biệt là cán bộ lãnh đạo, quản lý.

TRƯỜ NG ĐẠI HỌC KINH T Ế HU Ế

Theo lộ trình quy hoạch trong thời kỳ ngắn từ năm 2019 - 2022, đơn vị đặt ra mục tiêu những người trong diện quy hoạch lãnh đạo cấp trưởng, phó phòng, Chi cục trưởng, phó chi cục trưởng phải có trình độ chuyên môn đại học đạt 100%. Hiện tại đơn vị đã đạt được mục tiêu này, 100% công chức được tín nhiệm, xếp vào diện quy hoạch có trình độ chuyên môn đại học. Về trình độ lý luận chính trị, đơn vị cũng đặt ra tỷ lệ tăng lên là 60% công chức được qua lớp bồi dưỡng lý luận chính trị từ trung cấp trở lên.

Công tác quy hoạch nguồn nhân lực được thực hiện chi tiết dựa trên các kế hoạch của đơn vị, đó là xây dựng các tiêu chuẩn chức danh cán bộ và tiêu chí đánh giá cụ thể đối với từng chức danh, từng đối tượng cán bộ; bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, khách quan, toàn diện, công tâm; lấy chất lượng, hiệu quả hoàn thành nhiệm vụ làm thước đo chính; coi trọng và phát huy trách nhiệm của người đứng đầu, người trực tiếp quản lý, sử dụng cán bộ.

Đơn vị cũng tích cực khuyến khích bộ phận công chức trẻ, có trình độ chuyên môn cao phấn đấu trong công tác để được đưa vào quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý. Thực hiện Kết luận số 37-KL/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X về việc tiếp tục đẩy mạnh Chiến lược cán bộ từ nay đến năm 2020, công tác quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG đội NGŨ cán bộ CÔNG CHỨC tại cục dự TRỮ NHÀ nước KHU vực BÌNH TRỊ THIÊN (Trang 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)