.1 Tình hình nuôi thủy sản của tỉnh An Giang từ năm 2011-2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh an giang (Trang 40 - 41)

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Diện tích nuôi (ha) 3.356 2.681 2.496 2.423 2.480 Sản lượng nuôi (tấn) 295.216 300.837 293.500 306.547 326.565 Năng suất bình quân (tấn/ha) 87,96 112,21 117,58 126,51 131,68

Nhìn vào bảng trên ta thấy diện tích nuôi trồng thủy sản có xu hướng giảm qua các năm từ năm 2012 đến năm 2014, năm 2015 có tăng nhưng không đáng kể, nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm này có nhiều khó khăn do khả năng xuất khẩu các mặt hàng thủy sản giảm, giá cả cũng giảm do bị ép giá và tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng rất lớn đến năng xuất và sản lượng thủy sản của tỉnh. Nhìn chung, sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng liên tục qua các năm, mặc dù diện tích nuôi giảm điều đó cho thấy người nuôi đã có kinh nghiệm và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên sản lượng không ngừng tăng lên kéo theo năng suất bình quân cũng tăng theo qua các năm.

An Giang là một trong những địa phương có diện tích nuôi cá tra hàng đầu nước ta với sản lượng xuất khẩu hàng năm đạt hơn 240 ngàn tấn. Hiện nay, xuất khẩu cá tra của Việt Nam đã vươn tới thị trường của hơn 130 quốc gia vùng lãnh thổ trên thế giới, tuy nhiên sau thời gian tăng trưởng mạnh thì không ít người nuôi cá tra buộc phải “treo ao” vì nhiều lý do. Việc Việt Nam ký kết Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (gọi tắt là TPP) mới đây đã mở ra nhiều cơ hội cho ngành hàng này. Trước những yêu cầu mới từ các thị trường khắt khe ở nước ngoài đang trở thành động lực để các doanh nghiệp nuôi thả Cá tra thay đổi phương thức nuôi và chế biến thích ứng với yêu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh an giang (Trang 40 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)