Lựa chọn chiến lược để phát triển ngành hàng Cá tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh an giang (Trang 85 - 87)

5. Tổng quan lĩnh vực nghiên cứu

2.4.2. Lựa chọn chiến lược để phát triển ngành hàng Cá tra

Từ kết quả phân tích SWOT có thể liệt kê thàn bốn nhóm chiến lược SO, WO, ST, WT. Cụ thể như sau:

Bảng 2.27 Các nhóm chiến lược

Chiến lược SO Chiến lược WO

S1,S2,S3,S4 + O1,O4,O5Phát triển thị trường

S3,S4,S5 + O1,O2,O3 Đa dạng hóa sản phẩm

W2,W4,W5,W7,W8 + O1, O2  Liên kết sản xuất

W1,W2,W3,W6 + O1,O2,O3,O4,O5 Đầu tư công nghệ theo chiều sâu

Chiến lược ST Chiến lược WT

S1,S2,S3,S4,S5,S6 + T5,T6  Xây dựng phát triển sản phẩm

W1,W2,W3,W4,W5,W7 +

T1,T2,T3,T4  Thu hẹp sản xuất

Với cơ hội là nhu cầu tiêu thụ Cá tra trong thời gian tới tăng, thị trường xuất khẩu Cá tra luôn mở rộng sang các nước mới do ngày càng có nhiều nước biết và muốn tiêu thụ Cá tra của Việt Nam. Nhưng điểm yếu của ngành hàng này là sản phẩm chưa có thương hiệu trên thị trường quốc tế, chất lượng chưa ổn định. Do vậy sử dụng nhóm chiến lược “Phát triển thị trường, liên kết sản xuất và đầu tư theo chiều sâu” sẽ được lựa chọn.

- Chiến lược phát triển thị trường: Bám sát thị trường tiêu thụ sản phẩm ngoài nước, chú trọng thị trường trong nước.

- Chiến lược liên kết sản xuất: Tổ chức liên kết giữa nhà chế biến xuất khẩu và người nuôi Cá tra, hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thông qua hợp đồng chia sẻ rủi ro và lợi nhuận, cùng tồn tại và phát triển. Mở rộng liên kết ngang giữa những người nuôi và giữa các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu.

- Chiến lược đầu tư theo chiều sâu: Áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong nuôi Cá tra thương phẩm, nâng cao chất lượng con giống, tăng chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi trường vùng nuôi. Song bên cạnh đó đầu tư công nghệ chế biến để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng cao, tận dụng được phế phẩm, đa dạng hóa sản phẩm tiêu thụ trong và ngoài nước.

Tóm lại, hướng đi cơ bản của ngành hàng này là nỗ lực phát triển thị trường truyền thống và thâm nhập thị trường mới với những sản phẩm đa dạng có giá trị gia tăng cao đáp ứng được tiêu chuẩn về chất lượng của thị trường thế giới.

* Tóm tắt chương 2

Sản xuất Cá tra là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của An Giang đã góp phần đáng kể trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh. Hiện nay có nhiều hình thức nuôi nhưng chiếm tỷ trọng lớn nhất là nuôi thâm canh trong các ao. Nhờ ứng dụng tốt khoa học kỹ thuật nên năng suất những năm qua có xu hướng tăng. Tuy nhiện diện tích nuôi trong những năm gần đây không tăng và có xu hướng giảm mà nguyên nhân chủ yếu là do giá cá tra thương phẩm không ổn định và thấp dẫn đến thua lỗ nên người nuôi thu hẹp quy mô sản xuất.

Tình hình xuất khẩu Cá tra của An Giang cũng có những biến động, nhìn chung những năm gần đây có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Để tiếp cận được các thị trường xuất khẩu khó tính, người nuôi Cá tra ngày càng quan tâm đến chất lượng nhiều hơn đã tham gia xây dựng và đăng ký các tiêu chuẩn về chất lượng như ASC, Global GAP... nhưng chủ yếu là vùng nuôi của các doanh nghiệp. Trong 3 doanh nghiệp được tỉnh An Giang chọn để thực hiện chuỗi liên kết cá tra nhưng hiện nay đi vào hoạt động và đem lại hiệu quả chỉ có Công ty Sản xuất Thương mại Dịch vụ Thuận An.

Nội dung chương còn mô tả chuỗi giá trị Cá tra, phân tích kinh tế của từng tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị Cá tra từ đó nhận biết rõ vai trò, vị trí lợi ích kinh tế của từng tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị. Song bên cạnh đó có sự so sách về lợi ích kinh tế của các tác nhân giữa các kênh thị trường. Kết quả cho thấy tác nhân hưởng lợi cao nhất là công ty chế biến.

Qua kết quả phân tích tính kinh tế của từng tác nhân trong các kênh thị trường chủ yếu, việc phân tích ma trận SWOT cũng được nghiên cứu đề cập đến để nhận thấy được những thuận lợi và khó khăn của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị qua đó đề xuất một số giải pháp để phát triển ổn định ngành hàng Cá tra ở An Giang.

CHƯƠNG 3 : MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CẤP CHUỖI GIÁ TRỊ CÁ TRA Ở TỈNH AN GIANG

Sau khoảng thời gian tăng trưởng mạnh, hiện không ít người nuôi Cá tra buộc phải “treo ao” vì nhiều lý do. Tuy nhiên, việc Việt Nam ký Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) hứa hẹn sẽ mở ra nhiều cơ hội cho ngành hàng này. Hiện nay, sản xuất Cá tra theo chuỗi giá trị vùng Đồng bằng sông Cửu Long là mô hình mới, mang lại lợi ích cho những hộ nuôi nhỏ lẻ cũng như doanh nghiệp. Theo đó, cả hai bên đều an tâm trong quá trình nuôi, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm cho mình. Tuy nhiên để chuỗi giá trị này đạt được lợi ích cao nhất đòi hỏi đôi bên phải tuân thủ nghiêm túc hợp đồng ký kết, có như vậy mới đảm bảo được tính bền vững.

Để đảm bảo hài hòa lợi ích giữa người nuôi với doanh nghiệp xuất khẩu và nhà cung cấp thức ăn, con giống… nhằm cung cấp cho người tiêu dùng thế giới sản phẩm Cá tra chất lượng, giá cả hợp lý là mục tiêu mà ngành hàng Cá tra tỉnh An Giang đã và đang hướng tới. Căn cứ vào các chiến lược đã được lựa chọn, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp về đầu tư công nghệ, liên kết sản xuất và phát triển thị trường của ngành hàng Cá tra An Giang.

Để đề ra giải pháp nâng cấp chuỗi giá trị hiệu quả trong thời gian tới đối với ngành hàng Cá tra cần phải có chiến lược cụ thể, phải xác định được tầm nhìn trong chiến lược phát triển. Vì vậy, trước tiên cần xác định được chiến lược nâng cấp chuỗi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh an giang (Trang 85 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)