.19 Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của các công ty chế biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh an giang (Trang 74 - 77)

Khoản mục Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ tăng

Tổng doanh thu (tỷ đồng) 6.737,4 7.362,6 9,3%

Doanh thu xuất khẩu (tỷ đồng) 5.319,9 5.551,8 4,4%

Khoản mục Năm 2014 Năm 2015 Tốc độ tăng

Tổng chi phí (tỷ đồng) 6.669,9 7.318,5 9,7%

Lợi nhuận (tỷ đồng) 67,5 44,1 -34,7%

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 1,0% 0,6% -40,2%

(Nguồn: Các Báo cáo tài chính của Công ty, 2015)

Tốc độ tăng chi phí cao hơn tốc độ tăng doanh thu nên dẫn đến tốc độ tăng của lợi nhuận giảm đến 34,7%. Kim ngạch xuất khẩu trung bình giảm 4,5% cho thấy các công ty gặp khó khăn trong xuất khẩu, hàng tồn kho ứ đọng và dẫn đến vòng quay vốn luân chuyển chậm.

Phân tích tình hình chung của ngành sản xuất chế biến xuất khẩu Cá tra có thể thấy rõ kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015 giảm. Có nhiều nguyên nhân như luân chuyển vốn chậm, thiếu vốn và một trong những nguyên nhân chủ yếu là do chi phí đầu vào tăng nhưng giá bán có xu hướng giảm nên ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ tiêu lợi nhuận.

d. Đánh giá chung hoạt động của các Công ty chế biến * Thuận lợi

- Cơ sở hạ tầng vùng nuôi của các Công ty:Vùng nuôi của các doanh nghiệp đều được đầu tư xây dựng có quy mô lớn, đầy đủ các hạng mục công trình cần thiết theo quy định.Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ đáp ứng được theo yêu cầu sản xuất quy mô công nghiệp đáp ứng được điều kiện về môi trường và an toàn thực phẩm.

- Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm chế biến xuất khẩu:Các Công ty có vùng nuôi hiện nay đều có khả năng thực hiện áp dụng theo các tiêu chuẩn chất lượng GlobalGAP, ASC…, đã chứng nhận một số vùng nuôi và đang làm hồ sơ chứng nhận tiếp tục. Các Công ty có đủ nhân lực và tài lực để đầu tư vùng nuôi cung cấp sản phẩm theo yêu cầu chất lượng của các nước nhập khẩu.

- Chất lượng sản phẩm: Đảm bảo được tiêu chuẩn quốc tế

- Nguyên liệu đầu vào: Các Công ty có vùng nuôi nên chủ động được vùng nguyên liệu.

- Máy móc thiết bị: Trang thiết bị khá hiện đại Công ty sản xuất theo dây chuyền khép kín.

- Thị trường: Nhu cầu tiêu thụ Cá tra tăng đặc biệt là thị trường Mỹ và EU.

* Khó khăn

- Tín dụng: Chính sách tín dụng của ngân hàng đã mở, lãi suất đã giảm nhiều, nhưng điều kiện vay vẫn không dễ… Chính vì vậy, việc tiếp cận vốn đầu tư vùng nuôi phục vụ chế biến xuất khẩu vẫn là bài toán khó.

- Sản phẩm xuất khẩu: Tỷ lệ xuất khẩu nguyên liệu thô cao, sản phẩm có giá trị gia tăng cao chiếm tỷ lệ rất thấp. Bên cạnh đó việc kiểm soát dư lượng kháng sinh của nguyên liệu đầu vào cũng gặp không ít khó khăn do không có sự kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng các kháng sinh của người nuôi.

- Rào cản thương mại: Rào cản của các chính sách bảo hộ từ các quốc gia nhập khẩu, EU gia tăng kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm.

- Khả năng chủ động: Chưa chủ động đối phó với các vụ kiện về chống bán phá giá...

- Cạnh tranh:Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị xuất khẩu ảnh hưởng tới chất lượng, hiệu quả sản xuất kinh doanh và uy tín sản phẩm.

- Quảng bá sản phẩm:Việc quảng bá thương hiệu và sản phẩm Cá tra đến người tiêu dùng trên thế giới và công tác tiếp cận thị trường mới chỉ dừng ở việc tham gia hội chợ quốc tế, gặp gỡ nhà phân phối…

Tóm lại, các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị Cá tra bao gồm: cơ sở sản xuất giống, người nuôi, công ty chế biến trong quá trình sản xuất kinh doanh tuy gặp không ít khó khăn nhưng qua kết quả khảo sát chung thì mỗi tác nhân đều có lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu lần lượt là: cơ sở sản xuất giống 17,8%, người nuôi 6,8%, thương lái 6,4%, công ty chế biến 0,6%. Khó khăn chung mà các tác nhân đang phải đối phó là thiếu vốn sản xuất, giá bán không ổn định, khó kiểm soát chất lượng và truy xuất nguồn gốc sản phẩm đầu vào.

2.3. Phân tích kinh tế chuỗi

2.3.1. Phân tích kinh tế toàn chuỗi giá trị Cá tra

Sản phẩm cuối cùng của chuỗi giá trị được chọn để phân tích là Cá tra fillet đông lạnh, trong khi sản phẩm tiêu thụ của người nuôi, Thương lái là Cá tra nguyên liệu. Để thống nhất cách tính các chỉ tiêu kinh tế thì Cá tra nguyên liệu được quy đổi về sản phẩm Cá tra fillet. Theo đó thì 1kg Cá tra fillet tương ứng với định mức sử dụng là 2,23kg cá tra nguyên liệu và tỷ lệ thu hồi phụ phẩm được tính toán trung bình là 14%. Như vậy định mức tiêu hao nguyên liệu được quy đổi theo hệ số chế biến là 1,9 (2,23 x 86%).

Kênh thị trường được chọn phân tích toàn chuỗi là kênh thị trường được thực hiện qua đầy đủ các tác nhân tham gia, bao gồm: người nuôi, thương lái, công ty chế biến, người bán lẻ và người tiêu dùng.

Hình 2.4 Kênh thị trường của toàn chuỗi

Các chỉ tiêu được chọn để phân tích bao gồm: chi phí đầu vào, chi phí tăng thêm, tổng chi phí và giá trị gia tăng thuần (lợi nhuận).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh an giang (Trang 74 - 77)