.Phân tích hiệu quả kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh an giang (Trang 29 - 32)

Phân tích hiệu quả kinh tế có vai trò quan trọng việc quyết định các mục tiêu phát triển và chiến lược nâng cấp sau này, bao gồm việc đánh giá toàn bộ giá trị gia tăng, chi phí sản xuất, doanh thu, lợi nhuận.

* Giá trị gia tăng (GTGT): Là mức đo độ thịnh vượng được tạo ra trong chuỗi giá trị, là hiệu số giữa tổng giá trị bán và giá trị các hàng hóa trung gian

GTGT được tính bằng cách lấy giá bán trừ đi giá mua vào mà chưa trừ đi các chi phí tăng thêm (GTGT = Giá bán – giá mua)

* Doanh thu: là toàn bộ số tiền bán hàng sau khi thực hiện việc bán hàng. * Chi phí sản xuất: là số tiền mà một doanh nghiệp hay cá nhân phải chi ra để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh hàng hóa nhằm mục đích thu được lợi nhuận.

* Lợi nhuận (LN): Còn gọi là giá trị gia tăng thuần, được tính bằng cách lấy giá trị gia tăng trừ đi các chi phí tăng thêm (LN = GTGT – Chi phí tăng thêm).

1.1.5. Chiến lược nâng cấp chuỗi

Có ba cơ sở cơ bản để đưa ra chiến lược nâng cấp CGT: - Thực trạng CGT hiện tại dựa trên phân tích toàn CGT.

- Phân tích SWOT toàn chuỗi ngành hàng nhằm đưa ra các gói giải pháp kết hợp nâng cấp chuỗi.

- Xác định cơ hội thị trường và nghiên cứu thị trường.

a. Các chiến lược nâng cấp chuỗi giá trị

- Chiến lược cắt giảm chi phí: Tăng thu nhập toàn chuỗi dựa vào việc bán ra với số lượng nhiều hơn từ việc sản xuất sản phẩm quy mô lớn với giá thành thấp nhờ đầu tư công nghệ và giá ổn định.

- Chiến lược nâng cao chất lượng: Nhằm tăng thu nhập toàn chuỗi dựa vào việc bán ra với số lượng nhiều hơn và giá tốt hơn nhờ có sản phẩm có chất lượng tốt hơn và mở rộng thị trường từ việc cải tiến chất lượng và đổi mới quy trình.

- Chiến lược đầu tư công nghệ: Tăng thu nhập và giá trị gia tăng toàn chuỗi dựa vào việc tăng số lượng bán ra với giá thành cạnh tranh do đầu tư công nghệ sản xuất mang tính quy mô. Ngoài ra chiến lược này còn mang lại nhiều lợi ích khác về mặt xã hội như tạo thêm việc làm và việc làm mới.

- Chiến lược tái phân phối: Tạo cho nhà sản xuất ban đầu chủ động hoàn toàn trong việc sản xuất và tiêu thụ theo yêu cầu thị trường bằng cách hợp tác các liên kết ngang nhằm tăng năng lực đàm phán và sản xuất có tính quy mô cũng như hợp đồng sản xuất với đầu ra, trực tiếp marketing, chế biến và đóng gói nhằm tăng giá trị gia tăng cho nhà sản xuất ban đầu.

b. Hỗ trợ thành lập các liên kết kinh doanh

- Liên kết theo chiều ngang: Liên kếtgiữa các nhà hoạt động cùng tham gia trong một khâu của chuỗi, cụ thể là liên kết giữa nông dân với nông dân; được thể hiện qua việc thành lập tổ hợp tác, hợp tác xã, hiệp hội.

Hình 1.2 Liên kết kinh doanh theo chiều ngang

- Liên kết kinh doanh theo chiều dọc: Là liên kết giữa các tác nhân tham gia chuỗi, đặc biệt là liên kết giữa những nhà cung cấp đầu vào với nông dân. Liên kết dọc được thể hiện bằng hợp đồng.

Hình 1.3 Liên kết kinh doanh theo chiều dọc

Sự phát triển từ các sản phẩm truyền thống đến các sản phẩm giá trị cao Các thương nhân, người thu gom Các nhà SX Quy mô nhỏ Thương nhân bán buôn Các DN, nhà XK Hiệp hội các nhà SX quy mô nhỏ Ngành chế biến thực phẩm Hiệp hội các nhà SX quy mô nhỏ Bán lẻ (siêu thị) Thương nhân bán buôn Thương nhân Bán lẻ

Thị trường giao ngay Thị trường giao ngay

Thị trường giao ngay Thị trường giao ngay

Thị trường giao ngay

Hợp đồng

Hợp đồng Hợp đồng

Thương nhân Bán lẻ

Nông dân Nông dân Nông dân

Tổ hợp tác, HTX, hiệp hội

1.2. Tiến trình nghiên cứu

Hình 1.4 Sơ đồ tiến trình nghiên cứu

1.3. Phương pháp nghiên cứu

1.3.1. Phương pháp chọn vùng nghiên cứu

An Giang có 11 huyện, thị, thành với diện tích và sản lượng nuôi được thống kê vào năm 2015 như sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh an giang (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)