.10 Doanh thu, lợi nhuận 1ha của người nuôi cá giống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh an giang (Trang 62 - 64)

Khoản mục Chỉ tiêu

Năng suất (kg/ha) 40.050

Giá bán (đồng/kg) 19.330

Doanh thu ( đồng/ha) 774.166.500

Chi phí (đồng/ha) 764.471.098

Lợi nhuận (đồng/ha) 9.695.402

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (%) 1,25%

(Nguồn: Các mẫu khảo sát, 2015)

d. Đánh giá chung hoạt động sản xuất giống *Thuận lợi

- Kinh nghiệm, kỹ thuật: Người nuôi có kinh nghiệm và được hỗ trợ tập huấn kỹ thuật.

- Ý thức về chất lượng cá giống: Các hộ sản xuất ương giống cũng đã nhận thức được trách nhiệm trong việc cung cấp giống sạch và chất lượng, có cơ sở đã đăng ký tiếp nhận đàn cá tra bố mẹ hậu bị cải thiện chất lượng di truyền để thay thế dần đàn cá tra bố mẹ hiện có.

* Khó khăn

- Thiếu vốn sản xuất: Người nuôi thiếu vốn trong quá trình nuôi, do vậy người nuôi có chiều hướng thu hẹp về quy mô sản xuất. Các hộ nuôi còn lại sản xuất cầm chừng để giữ khách hàng, không có hộ muốn mở rộng quy mô sản xuất. Các chính sách hỗ trợ vốn vay tập trung vào nuôi cá tra thương phẩm chưa có chính sách hỗ trợ vốn cho người nuôi cá tra giống.

- Nguồn gốc cá giống: Hầu hết cá tra giống đều có nguồn gốc từ sinh sản nhân tạo nên con giống đã nhanh chóng bị thoái hóa, cá ương dễ bị nhiễm bệnh.

- Kỹ thuật nuôi: Có những cơ sở nuôi cá tra bột, cá tra giống chưa đáp ứng được các quy trình kỹ thuật sản xuất giống, chủ yếu chỉ dựa vào kinh nghiệm.

- Giá tiêu thụ: Giá bán cá giống không ổn định, vào thời điểm cá giống xuống thấp các cơ sở sản xuất giống thực hiện giải pháp hạn chế chi phí đầu tư như giảm lượng thức ăn hàng ngày, không bổ sung các vitamin, chất dinh dưỡng cho cá, giảm chi phí bơm thay nước và hạn chế sử dụng các hóa chất xử lý môi trường nước để hạn chế chi phí đầu vào nhằm chờ biến động tăng giá cá tra giống.

2.2.4.2. Phân tích tác nhân nuôi cá tra thương phẩm

Tổng số quan sát điều tra người nuôi cá tra thương phẩm vào năm 2015 là 42 mẫu với tổng diện tích nuôi là 54,35 ha, bình quân mỗi hộ nuôi 1,6 ha. Trong đó vùng nuôi của doanh nghiệp chiếm diện tích là 24 ha tương ứng tỷ lệ là 44,2%. Thời gian nuôi trung bình là 7,8 tháng, dao động từ 6 đến 12 tháng. Trọng lượng cá khi thu hoạch khoảng từ 0,8kg đến 1,2 kg. Mật độ nuôi trung bình 69,8 con/m2, tỷ lệ hao hụt trung bình 30,7%.

Số đáp viên là nam chiếm tỷ lệ 99%, độ tuổi trung bình của các đáp viên là 51 tuổi, trình độ văn hóa trung bình là 7, số năm kinh ngiệm là 8,5 năm. Số lao động trung bình tham gia nuôi cá 3 lao động/ha. Các hộ nuôi có sử dụng lao động gia đình chiếm tỉ lệ đến 94% trên tổng số mẫu khảo sát.

a. Hoạt động mua

- Mua con giống: Người nuôi chọn giống chủ yếu mua từ các cơ sở sản xuất giống chiếm tỷ lệ 96%, còn lại tự ương là 4%. Cá giống đều được người mua kiểm tra chất lượng dựa vào kinh nghiệm với hình thức quan sát bằng mắt là kích thước cân đối, đồng đều, màu sắc sáng (lưng đen, bụng trắng bạc).

- Nguồn thức ăn: Theo các mẫu khảo sát thì người nuôi tự chế biến thức ăn bằng cách mua cá bột cá, cám, rau muống ... tự chế biến chiếm tỷ lệ 10% về diện tích nhưng lại chiếm 41% số hộ nuôi được khảo sát, điều này cho thấy các hộ nuôi có diện tích nhỏ sử dụng nguồn thức ăn tự chế biến nhiều hơn. Trong khi các hộ nuôi có diện tích lớn sử dụng thức ăn công nghiệp chiếm tỷ lệ đến 90% trên tổng diện tích được khảo sát. Riêng các vùng nuôi của doanh nghiệp thì hoàn toàn sử dụng thức ăn công nghiệp do công ty tự chế biến và cung cấp cho các vùng nuôi.

b. Hoạt động nuôi cá tra thương phẩm

- Chi phí: Trong hoạt động nuôi cá tra các loại chi phí chủ yếu là con giống, thức ăn, nhân công, thuốc thủy sản, nhiên liệu, lãi vay ngân hàng...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phân tích chuỗi giá trị cá tra ở tỉnh an giang (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)