Phƣơng pháp đặt khe hở và chia nhỏ khe hở

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN HIỆU QUẢ BỌC CHẮN ĐỂ ĐẢM BẢO TÍNH TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT (Trang 66 - 68)

5. Bố cục đề tài

3.5.4 Phƣơng pháp đặt khe hở và chia nhỏ khe hở

Khi trƣờng tới gặp tấm chắn, chúng cảm ứng sinh ra các dòng điện chạy trên bề mặt tấm chắn nhƣ hình 3.10a, nó có tác dụng nhƣ một trƣờng phản xạ.

Trƣờng phản xạ này có xu hƣớng chống lại bức xạ của trƣờng tới để đáp ứng đúng các điều kiện biên, tại đó là tổng cƣờng độ điện trƣờng tiếp xúc với một mặt phẳng vật liệu dẫn điện phải bằng 0. Tuy nhiên, để tấm chắn có thể loại bỏ đƣợc bức xạ của trƣờng tới theo nguyên tắc trên thì các dòng điện cảm ứng sinh ra chạy trên đó phải đƣợc lƣu thông hoàn toàn mà không gặp bất kỳ một sự cản trở nào. Nhƣng do sự tồn tại của các khe hở trên bề mặt tấm

chắn đã làm cản trở và gây ra sự gián đoạn đối với các dòng điện này nhƣ hình 3.10b. Vì vậy, hiệu quả bọc chắn sẽ bị giảm đi.

Hình 3.10 a)Dòng điện cảm ứng chạy trên tấm chắn kim loại khi không có các khe hở, b)Dòng điện cảm ứng chạy

trên tấm chắn kim loại khi có khe hở

Do đó, để cải thiện hiệu quả bọc chắn, ta phải thiết kế các khe hở đặt ở các vị trí nhƣ thế nào, độ lớn ra sao... để đảm bảo các dòng điện cảm ứng chạy trên tấm chắn đƣợc lƣu thông một cách tốt nhất có thể. Phƣơng pháp tốt nhất chính là đặt khe hở sao cho chiều dài khe hở tiếp xúc với hƣớng dòng điện cảm ứng càng nhỏ càng tốt. Trong trƣờng hợp này, ta sẽ đặt khe hở theo hƣớng song song với hƣớng của dòng điện cảm ứng. Lúc này dòng điện cảm ứng đƣợc lƣu thông tốt hơn, vì vậy, khe hở ít làm ảnh hƣởng đến hiệu quả của việc bọc chắn.

Hình 3.11 Cải thiện bọc chắn bằng việc đặt khe hở song song với hướng dòng điện cảm ứng

Tuy nhiên, để xác định chính xác đƣợc hƣớng của dòng điện cảm ứng cũng nhƣ việc đặt các khe hở đúng vị trí thích hợp là điều rất khó khăn. Do đó, một phƣơng pháp nữa để cải thiện hiệu quả bọc chắn chính là chia khe hở

lớn thành nhiều khe hở nhỏ. Vì vậy, dòng điện cảm ứng đƣợc lƣu thông rất tốt làm tăng hiệu quả bọc chắn một cách đáng kể.

Hình 3.12 Cải thiện bọc chắn bằng phương pháp chia khe hở lớn thành nhiều khe hở nhỏ

Việc chia khe hở ra thành nhiều khe hở nhỏ thì chiều dài của mỗi khe hở đó phải đƣợc chọn phù hợp với dãy tần số của bức xạ điện từ. Để tăng cƣờng hiệu quả của việc bọc chắn thì chiều dài của mỗi khe đƣợc chọn thƣờng nhỏ hơn nhiều so với nửa bƣớc sóng (λ/2).

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN HIỆU QUẢ BỌC CHẮN ĐỂ ĐẢM BẢO TÍNH TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)