Các nguồn nhiễu công nghiệp

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN HIỆU QUẢ BỌC CHẮN ĐỂ ĐẢM BẢO TÍNH TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT (Trang 25 - 27)

5. Bố cục đề tài

1.4.2Các nguồn nhiễu công nghiệp

a. Các nguồn nhiễu vô tuyến điện

Tất cả các thiết bị điện hoặc điện tử tồn tại các cấp nguồn nhiễu vô tuyến điện khác nhau. Các thiết bị này có thể đƣợc phân loại tùy theo bản chất của các tín hiệu vô tuyến điện mà thiết bị tạo ra và tùy theo kiểu nhiễu mà nó sinh ra.

Các kiểu nhiễu này có thể sinh ra bởi:

-Các thông tin phát đi của máy phát vô tuyến điện. -Các sự bức xạ hài của các thông tin phát này.

-Các tín hiệu nhiễu dẫn hoặc bức xạ của thiết bị điện hoặc điện tử.

a1. Máy phát vô tuyến điện

Hiện nay trên thế giới có hàng chục triệu máy phát vô tuyến điện đã đƣợc thống kê. Đôi khi các máy phát này gây nhiễu loạn các máy thu của các dịch vụ vô tuyến điện khác hoặc ngay cả việc làm nhiễu loạn sự vận hành của các thiết bị điện tử nhạy cảm hoặc các thiết bị bảo vệ kém đối với bức xạ trƣờng điện từ mức cao.

a2. Các nguồn bức xạ không cố ý

-Các máy móc công nghiệp, khoa học và y tế. -Thiết bị xử lý thông tin.

-Các hệ thống đánh lửa của các xe động cơ nổ.

-Các thiết bị điện gia dụng, các thiết bị xách tay có động cơ điện. -Mạng điện cao áp và hạ áp.

-Đèn huỳnh quang và các bảng hiệu phát sáng.

-Các hệ thống hiển thị và các máy thu hình với điện áp rất cao. -Đèn chớp điện tử.

-Hệ thống chuyển mạch cơ điện…

b. Các hiệu ứng của tín hiệu nhiễu

b1. Sự phân bố thống kê của mức nhiễu

Tính chất ngẫu nhiên của nhiễu và khái niệm về xác suất của nhiễu là các yếu tố chính để dự đoán chất lƣợng vận hành và sự tối ƣu hóa của hệ thống vô tuyến điện. Sự biến động của nhiễu vô tuyến điện thƣờng đƣợc mô tả bởi khái niệm về phân bố xác suất biên độ của nhiễu. Sự phân bố này chỉ ra số phần trăm thời gian trong đó hình bao của nhiễu vƣợt qua khỏi các mức dữ liệu, các mức này đƣợc đo tại các tần số đƣợc xác định rõ và một kiểu tách sóng xác định.

Trái với nhiễu có nguồn gốc tự nhiên, nhiễu công nghiệp có những đặc tính rất khác nhau và sự phân tích thống kê của nó càng phức tạp hơn.

b2. Nhiễu ở các hệ thống thu vô tuyến điện

Các hệ thống thu vô tuyến điện, đặc biệt là các hệ thống đặt trong các vùng công nghiệp, chúng có độ nhạy cảm cao đối với tất cả các loại nguồn nhiễu. Để nghiên cứu những nguy cơ bị nhiễu loạn của một hệ thống thu, cần thiết phải biết các đặc tính vô tuyến điện của nguồn nhiễu, các đặc tính của hệ thống thu và bản chất ghép giữa nguồn nhiễu với hệ thống thu.

b3. Nhiễu do bức xạ của một thiết bị không phải là vô tuyến điện

Ngƣỡng nhạy cảm về bức xạ điện trƣờng là mức trƣờng điện từ tối đa thiết bị có thể chịu đƣợc mà không bị sai sót trong vận hành cũng nhƣ không bị sụt giảm về chất lƣợng. Để đảm bảo một sự nhạy cảm tối thiểu cho các thiết bị điện tử, cần phải đảm bảo một ngƣỡng nhạy cảm lớn hơn hoặc bằng 1 V/m ở mọi tần số. Tuy nhiên, tùy theo mục đích cũng nhƣ độ an toàn của sự

vận hành thiết bị mà Ủy ban Kỹ thuật điện quốc tế đã đƣa ra các ngƣỡng nhạy cảm cho từng loại thiết bị khác nhau. Ví dụ: hạng 1 (1V/m), hạng 2 (3V/m), hạng 3 (10V/m)…

Các nguồn giao thoa điện từ EMI điển hình trong bệnh viện bao gồm động cơ, đèn huỳnh quang, thiết bị gắn với nguồn điện… Phẫu thuật điện, dao đốt điện hoặc mổ điện là nguồn EMI lớn trong bệnh viện.

Các nguồn EMI khác là điện thoại di động và các dịch vụ vô tuyến cứu thƣơng. Những nguồn này tạo ra cƣờng độ trƣờng cao ở khoảng cách ngắn, nó thay đổi tỉ lệ nghịch với khoảng cách từ anten.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN HIỆU QUẢ BỌC CHẮN ĐỂ ĐẢM BẢO TÍNH TƯƠNG THÍCH ĐIỆN TỪ LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT (Trang 25 - 27)