7. Kết cấu đề tài
1.5.1. Kinh nghiệ mở một số huyện
1.5.1.1. Kinh nghiệm của huyện Parkngeum
Huyện Parkngeum là huyện nằm ở vùng phía nam thành phố Viêng Chăn còn nhiều khó khăn; nhưng do nhận thức được tầm quan trọng và có đồng bộ các giải pháp; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện của huyện được nâng lên, cơ cấu đội ngũ CBCC ngày càng hợp lý; tỷ lệ cán bộ trẻ, nữ, người dân ngành, lĩnh vực tăng lên đáng kể. Một số giải pháp Mayparkngeum thành phố Viêng Chăn đã thực hiện đó là:
Hàng năm, công tác đào tạo, bồi dưỡng CBCC được quan tâm trên cơ sở căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch CBCC.
Quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng; bản lĩnh chính trị; ý thức trách nhiệm; tác phong; thái độ làm việc cho đội ngũ CBCC cấp huyện; Không ngừng nêu cao tinh thần đoàn kết; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch xa rời nhân dân các hành vi tham nhũng, lãng phí. “Trong công tác quy hoạch, xem xét lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn, phù hợp với tình hình của địa phương để đưa vào nguồn quy hoạch, từng bước thử thách, giao nhiệm vụ cùng vớ i
rèn luyện trong môi trường thực tiễn, sau đó cử đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu các chức danh tạo nguồn CBCC kế cận, bổ sung”. Công tác tuyển dụng, thu hút nhân tài được ưu tiên một bước, trước tiên là ưu tiên người địa phương, người tham gia công tác lâu năm và người có trình độ. Trong quá trình đánh giá; nhận xét cán bộ có sự phối hợp giữa chính quyền cơ sở và các phòng ban chuyên môn cấp huyện.
Trên cơ sở đánh giá xếp loại CBCC cấp huyện hàng năm huyện đã tiến hành tổng hợp, phân tích chất lượng đội ngũ CBCC từ đó có biện pháp bổ sung; điều chỉnh kịp thời về công tác quy hoạch; đào tạo; bồi dưỡng và sử dụng CBCC cho từng xã trên địa bàn toàn huyện. “Huyện rất chú ý bố trí; sử dụng CBCC là người dân tộc địa phương có đảm bảo đủ tiêu chuẩn theo quy định”. Ngoài ra đối với CBCC là nữ đã được quan tâm trong công tác quy hoạch; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và bố trí tỷ lệ hợp lý trong bộ máy chính quyền cấp huyện. “Xây dựng kế hoạch tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra công chức thực thi công vụ; trong đó đặc biệt quan tâm kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của CBCC. Kịp thời luân chuyển những CBCC có năng lực ngay từ đầu nhiệm kỳ để rèn luyện; bồi dưỡng cán bộ cho nhiệm kỳ sau. Đa số các CBCC luân chuyển được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, có nhiều đóng góp, tạo động lực mới thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của địa phương”.
1.5.1.2. Kinh nghiệm của huyện Ta Ội, tỉnh SaLạ Văn Lào
Huyện Ta Ội, tỉnh SaLạ Văn Lào là huyện trung du nằm ở vùng phía nam của Lào còn nhiều khó khăn nhưng do nhận thức được tầm quan trọng và có đồng bộ các giải pháp; chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức Huyện Ta Ội được nâng lên, cơ cấu đội ngũ công chức ngày càng hợp lý; tỷ lệ cán bộ trẻ, nữ, người dân tộc ở một số ngành, lĩnh vực tăng lên đáng kể.
Một số giải pháp Huyện Ta Ội đã thực hiện đó là:
Hàng năm, công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức được quan tâm trên cơ sở căn cứ vào tiêu chuẩn của từng chức vụ, chức danh, yêu cầu nhiệm vụ và phù hợp với quy hoạch công chức.
Quan tâm công tác giáo dục chính trị tư tưởng, bản lĩnh chính trị, ý thức trách nhiệm, tác phong, thái độ làm việc cho đội ngũ công chức Huyện Ta Ội. Không ngừng nêu cao tinh thần đoàn kết; đẩy mạnh tự phê bình và phê bình; kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện quan liêu, hách dịch xa rời nhân dân các hành vi tham nhũng, lãng phí. Trong công tác quy hoạch, xem xét lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn, phù hợp với tình hình của địa phương để đưa vào nguồn quy hoạch, từng bước thử thách, giao nhiệm vụ cùng với rèn luyện trong môi trường thực tiễn, sau đó cử đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu các chức danh tạo nguồn công chức kế cận, bổ sung.
Công tác tuyển dụng, thu hút nhân tài được ưu tiên một bước, trước tiên là ưu tiên người địa phương, người tham gia công tác lâu năm và người có trình độ. Trong quá trình đánh giá nhận xét cán bộ có sự phối hợp giữa chính quyền cơ sở và các phòng ban chuyên môn cấp huyện. Trên cơ sở đánh giá xếp loại công chức hàng năm huyện đã tiến hành tổng hợp, phân tích chất lượng đội ngũ công chức từ đó có biện pháp bổ sung, điều chỉnh kịp thời về công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng công chức cho từng xã trên địa bàn toàn huyện quan tâm trong công tác quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ và bố trí tỷ lệ hợp lý trong bộ máy chính quyền.
Xây dựng kế hoạch tiến hành thường xuyên công tác kiểm tra công chức thực thi công vụ, trong đó đặc biệt quan tâm kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ được giao của công chức. Kịp thời luân chuyển những công chức có năng lực ngay từ đầu nhiệm kỳ để rèn luyện, bồi dưỡng cán bộ cho nhiệm kỳ sau. Đa số các công chức luân chuyển được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ, có nhiều đóng góp, tạo động lực mới thúc đẩy hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của địa phương.