Hoàn thiện, đổi mới công tác đào tạo, đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện sá muội, tỉnh sa lạ văn, lào (Trang 88 - 94)

1.3.3 .Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, tác phong, lối sống

3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lƣợng đội ngũ công chứccủa Huyện

3.2.3. Hoàn thiện, đổi mới công tác đào tạo, đánh giá

- Nâng cao nhận thức về hoạch định đào tạo

Hoạch định đào tạo công chức của Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công chức. Tuy

nhiên hiện trạng hoạch định đào tạo của Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào chưa được chú trọng thực hiện. Công tác đào tạo được Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào thực hiện để giải quyết một số vấn đề như:

Giải quyết hiện tượng trình độ chuyên môn kỹ thuật không đáp ứng được yêu cầu của lực lượng công chức hiện tại. Trong quá trình thực hiện công việc của Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào một số công chức không theo kịp sự thay đổi của sự phát triển kinh tế do đó Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào tổ chức đào tạo cho lực lượng lao động này những kiến thức mới đáp ứng nhu cầu công việc.

Khi tuyển dụng công chức vào các vị trí còn thiếu của Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào nhận thấy trình độ, năng lực của công chức chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào mới tổ chức các lớp đào tạo cấp tốc. Hoạt động đào tạo không có quy hoạch này của Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào ảnh hưởng đến khả năng làm việc của công chức khi được tuyển dụng, gây tốn chi phí, ảnh hưởng đến chất lượng công việc cơ quan cần tổ chức nhìn nhận một cách chính xác tầm quan trọng của quy hoạch đào tạo công chức của cơ quan ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của cơ quan. Nội dung chính của giải pháp là nâng cao nhận biết cho công chức của cơ quan về những tác dụng của hoạch định đào tạo tới hiệu quả công việc của cơ quan gồm: Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho CBCC của trong cơ quan về vai trò của hoạch định đào tạo. Hoạch định đào tạo quyết định đến sự thành công hay thất bại của quá trình đào tạo.

Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào cần tổ chức học tập, bồi dưỡng kiến thức về hoạch định cho mỗi công chức trong Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào về vai trò của hoạch định đối với mọi hoạt động nói chung và với hoạt động đào tạo nói riêng; Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và thực hành hoạch định đào tạo cho CC trong Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào đặc biệt là bộ phận lãnh đạo các phòng ban của Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào. Triển khai theo trình tự sau: Xác định công việc có nhu cầu đào tạo. Công việc có

nhu cầu đào tạo là công việc hiện tại của cơ quan chưa có người đảm nhiệm hoặc người đảm nhiệm chưa có người thay thế, người đảm nhiệm không phù hợp nhu cầu đổi mới của công việc; công chức cần xác định nguồn nhân lực cần đề đào tạo là những nguồn nào.

Nguồn lực để đào tạo gồm nhiều nguồn khác nhau: nguồn bên trong đơn vị, nguồn bên ngoài Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào. Phụ thuộc vào tính cấp bách, mức độ quan trọng của công việc để lựa chọn nguồn nhân lực cho đào tạo một cách hợp lý; Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào cần xác định và đưa ra các nguồn tài chính phục vụ cho đào tạo vì tài chính quyết định hoạt động đào tạo có diễn ta hay không.

Nguồn tài chính còn quyết định độ dài của quá trình đào tạo; Xác định thời gian diễn ra đào tạo. Thời gian diễn ra đào tạo là thời gian bắt đầu quá trình đào tạo. Thời gian đào tạo có thể được bắt đầu ngay khi đủ điền kiện để bắt đầu hoặc bắt đầu tạ một thời điểm trong tương lại; Bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về kiểm tra hoạt động hoạch đinh đào tạo, thực hiện đào tạo. Hoạch định là xác định trước các công việc phải làm trong tương lai do đó kiến thức, kỹ năng để kiểm tra hoạch định là rất quan trọng. Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào cần tổ chức các lớp học bồi dưỡng kiến thức về kiểm tra giám sát quá trình đào tạo nói chung và quá trình hoạch định chiến lược nói riêng.

- Hoàn thiện các chương trình đào tạo:

Các chương trình đào tạo là cụ thể hóa của công tác hoạch định đào tạo. Để hoàn thiện các chương trình đào tạo đơn vị cần nghiên cứu và đưa ra bản hoạch định đào tạo tối ưu. Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào cần đánh giá nguồn lực, nguồn nhân lực, các điều kiện khác của Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào để đưa ra các chương trình đào tạo. Một chương trình đào tạo khả thi thường bao gồm các bước sau:

Sơ đồ 3.1. Quy trình xây dựng chƣơng trình đào tạo công chức

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Quy trình xây dựng các chương trình đào tạo phải thực hiện thông qua 6 bước bao gồm:

Bước 1: Đánh giá hoạch định đào tạo.

Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào phải dựa trên bản hoạch định đào tạo đã được xây dựng trước đây để xây dựng các chương trình đào tạo. Các chương trình đào tạo chính là thực hiện công tác hoạch định đào tạo. Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào thực hiện đánh giá lại bản hoạch định đào tạo để xác định lại những vấn đề cần đào tạo đã nêu trong bản hoạch định có còn cần đào tạo hay không.

Bước 2: Đánh giá nguồn nhân lực, nguồn tài chính.

Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào cần cân đối lại nguồn nhân lực của Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào để đưa ra quyết định có cần đào tạo mới hay phân công cán bộ kiêm nhiệm thêm công việc. Nguồn tài chính của

Huyện trong giai đoạn xây dựng chương trình đào tạo có đáp ứng được hết các chương trình đào tạo hay chỉ đáp ứng một chương trình đào tạo. Tóm lại Huyện phải cân đối nguồn tài chính, nguồn nhân lực trước khi xây dựng các chương trình đào tạo.

Bước 3: Xét duyệt các yếu tố xây dựng chương trình đào tạo.

Lãnh đạo căn cứ vào định hướng phát triển chung của tỉnh, của Bộ Nội vụ để để đưa đến các quyết định phê duyệt các yếu tố để xây dựng chương trình đào tạo.

Bước 4: Xây dựng các chương trình đào tạo.

Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào phải xây dựng một chương trình đào tạo chi tiết về thời gian bắt đầu, thời gian kết thúc, quy mô đào tạo, chất lượng dự kiến sau đào tạo, lựa chọn loại hình đào tạo (thuê đào tạo, tự đào tạo, kết hợp đào tạo…)

Bước 5: Thực hiện đào tạo.

Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào theo dõi quá trình thực hiện đào tạo để có những thay đổi đào tạo ngay. Kiểm tra giám sát quá trình đào tạo sẽ là yếu tố quan trọng nhất để quá trình đào tạo của Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào thành công.

Bước 6: Đánh giá chất lượng công chức sau đào tạo.

Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào cần có hoạt động tổng kết đánh giá chất lượng công chức sau đào tạo để có biện pháp khắc phục cho những lần xây dựng chương trình đào tạo sau.

- Hoàn thiện quy trình đào tạo:

Hiện tại các hoạt động đào tạo của Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào đều bị động khi xuất hiện nhu cầu đào tạo mới xây dựng quá trình đào tạo. Do đó quá trình đào tạo của Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào chưa phát huy được tác dụng của nó trong việc nâng cao chất lượng công chức của cơ quan.

Sơ đồ 3.2: Quy trình đào tạo công chức

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Quy trình đào tạo là một vòng tròn có tính chất chu trì phát triển tuần hoàn. Quy trình đào tạo là hoạt động luôn diễn ra ở đơn vị nhằm nâng cao chất lượng CBCCVC, nâng cao hiệu quả của công việc. Để hoàn thiện quy trình đào tạo đơn vị cần thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình, khi kết thúc quy trình cần đánh giá quy trình đào tạo đã thực hiện và đưa ra quy trình đào tạo mới. Cụ thể đơn vị cần hoàn thiện từng bước như sau:

Bước 1: Hoạch định đào tạo.

Đơn vị cần xác định lại các yếu tố, điều kiện để đào tạo lại hoặc đào tạo mới công chức của đơn vị. Hoạch định đào tạo là xác định nguồn nhân lực, nguồn tài chính, các chương trình đào tạo trong tương lai… Vì thể đơn vị phải hoạch định đào tạo một cách tỷ mỉ, cẩn trọng để không bỏ quên một yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình đào tạo.

Bước 2: Xác định đối tượng đào tạo.

Đối tượng quan trọng nhất của quy trình đào tạo là con người và công việc cần thực hiện. Đơn vị cần đánh giá hiệu quả các công việc đang thực

hiện trong đơn vị. Đơn vị thực hiện công việc nào có hiệu quả chưa cao, có yêu cầu phải nâng cao hiệu quả công việc. Đánh giá lại hiệu quả công việc khi đó đơn vị đưa ra quyết định chọn nguồn nhân lực nào để đào tạo nhằm nâng cao hiệu quả của công việc đã định.

Bước 3: Xây dựng các chương trình đào tạo.

Bước này đơn vị cần xây dựng một số chương trình đào tạo với một số nội dung nhằm trả lời một số câu hỏi sau: Nguồn đào tạo CBCCVC? Ngành nghề, kỹ thuật chuyên môn cần đào tạo? Thời gian đào tạo bắt đầu khi nào? Hoạt động kiểm tra, đánh giá diễn ra như thế nào? Nguồn tài chính để đào tạo lấy từ đâu? … Giải pháp để đơn vị giải quyết vấn đề này đó là một số chương trình đào tạo cụ thể.

Bước 4: Thực hiện đào tạo là quá trình đơn vị thực hiện các chương trình đào tạo.

Bước 5 đánh giá chất lượng công chức sau đào tạo.

Đơn vị phải đánh giá hiệu quả công việc mà CBCCVC đã qua đào tạo thực hiện. Các công việc của Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào hoàn thành có hiệu quả, chất lượng cao thì quá trình đào tạo của đơn vị đã thành công và ngược lại hiểu quá công việc thấp, chất lượng kém thì đơn vị cần tổ chức đào tạo lại.

Bước 6: Đánh giá sự thay đổi của công việc, sự phát triển của kinh tế - xã hội.

Bước này là bước cơ quan cần thực hiện để đánh giá hiệu quả công việc thay đổi như thế nào khi kinh tế - xã hội thay đổi từ đó Huyện Sá Muội, tỉnh Sa Lạ Văn, Lào quyết định hoạch định đào tạo lao động bắt đầu một quy trình đào tạo mới.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức tại huyện sá muội, tỉnh sa lạ văn, lào (Trang 88 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)