Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại minh dũng (Trang 82 - 86)

Duy trì hoạt động và tham gia các Hội nghị -Hội thảo kêu gọi đầu tư do Chính phủ, các tổ chức nước ngoài, các địa phương tổ chức để nắm bắt thông tin.

Xây dựng hồ sơ tài liệu, hình ảnh giới thiệu quảng cáo về năng lực của công ty.

Bố trí bộ phận chuyên trách nghiên cứu thị trường tiếp thị kinh doanh. Có kế hoạch và những hình thức đào tạo thích hợp đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu thị trường.

Có chương trình và kế hoạch Đầu tư kinh phí hợp lý cho công tác quảng cáo tiếp thị. Thời gian qua, Công ty đã xây dựng được thương hiệu, là nhà thầu tin cậy của nhiều chủ đầu tư trong tỉnh và ngoài tỉnh. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế Việt Nam tiếp tục hội nhập sâu, rộng, làm cho cạnh tranh trên thị trường xây dựng ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam có thể thất bại ngay trên sân nhà nếu không kịp thời điều chỉnh chiến lược phát triển phù hợp. Yêu cầu về năng suất, chất lượng, hiệu quả của các sản phẩm xây dựng hơn bao giờ hết đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng phải có những bước đột phá.

Để sử dụng tập trung và hiệu quả các nguồn lực, Công ty cần phải xây dựng chiến lược cho giai đoạn 2017 -2020 và tầm nhìn đến năm 2025, theo hướng bảo đảm phù hợp với định hướng, mục tiêu của Công ty về tầm nhìn và sứ mạng; phù hợp với các điều kiện, môi trường kinh doanh giai đoạn 2017 -2020; đảm bảo tính khoa học, hiệu quả cao trong sản xuất, kinh doanh. Việc lựa chọn chiến lược của Công ty tập trung vào các tiêu chí, như: chiến lược chi phí thấp; chiến lược tập trung vào một số mục tiêu chủ yếu, Công ty có thể đồng thời đáp ứng yêu cầu của nhiều phân đoạn thị trường khác nhau (hạ tầng giao thông, thủy điện…) với năng lực cốt lõi là khả năng đáp ứng khách hàng, đổi mới công nghệ và chất lượng thi công.

Để thực hiện thành công Chiến lược, Công ty đang tích cực nghiên cứu, tiến hành đồng bộ các giải pháp cơ bản sau:

Trong tổ chức và quản lý. Việc tái cơ cấu Công ty, tổ chức lại bộ máy quản lý, tổ chức sản xuất không chỉ nhằm thực hiện các định hướng phát triển chung, mà còn là tiền đề để triển khai thực thi chiến lược kinh doanh trong tương lai gần. Công ty cũng tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện hệ thống kiểm soát với việc tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát bắt đầu ngay từ bộ phận quản lý của từng đơn vị, nhằm có thông tin số liệu đánh giá nhanh và sát thực. Theo đó, để Công ty có thể thực hiện thành công chiến

lược, cần tiến hành kiểm soát thường xuyên quá trình triển khai và đánh giá hiệu quả chiến lược, kế hoạch qua từng giai đoạn. Hoạt động kiểm soát góp phần hướng dẫn việc thực hiện chiến lược, đánh giá so sánh kết quả thực tế với kết quả kỳ vọng để đề xuất các biện pháp điều chỉnh, các hoạt động khắc phục, phòng ngừa. Đối với việc kiểm soát chiến lược, cần thành lập ban kiểm soát và triển khai việc thực hiện chiến lược trên toàn hệ thống. Các chỉ tiêu kiểm soát đánh giá cần khắc phục tính chất tài chính đơn thuần. Nội dung các chỉ tiêu này, ngoài yếu tố tài chính, cần đánh giá bao quát, toàn diện hơn hoạt động kinh doanh của Công ty, như: thị phần, tốc độ tăng trưởng, uy tín thương hiệu, sự trung thành và gắn bó của khách hàng -chủ đầu tư, v.v.

Về nguồn nhân lực. Hoạch định chiến lược quản trị nguồn nhân lực để nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý của bộ máy quản lý điều hành và trình độ kỹ thuật, tay nghề của người lao động trong toàn bộ Công ty và các đơn vị thành viên, đáp ứng yêu cầu thực hiện các mục tiêu chiến lược của Công ty.

Tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý và tuyển dụng lao động quản lý mới. Yêu cầu đặt ra đến năm 2020: 100% cán bộ quản lý có trình độ đại học và sau đại học; 30% cán bộ công nhân trực tiếp sản xuất có trình độ trung cấp kỹ thuật trở lên. Cùng với đó là hoàn thiện cơ chế quản lý và sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực sẵn có của Công ty. Tăng cường cơ chế phân quyền, đề cao trách nhiệm cá nhân, kết hợp chặt chẽ giữa thù lao, khen thưởng vật chất, thăng tiến với kết quả công việc của cá nhân. Ngoài ra, cần xây dựng kế hoạch đào tạo từ bên ngoài và tự đào tạo cho cán bộ; tổ chức đào tạo ngắn hạn, bổ sung kỹ năng tay nghề cho người lao động thường xuyên, v.v.

Về hoạt động sản xuất và công nghệ. Tiếp tục đầu tư thiết bị xây dựng hiện đại chuyên ngành xây dựng công trình giao thông, thủy điện, nhằm nâng cao vị thế trong đấu thầu xây dựng. Dự kiến, Công ty sẽ đầu tư theo các danh mục, như: thiết bị máy móc chuyên dụng (cẩu, thiết bị định hình xây dựng, phương tiện vận tải…); thiết bị dụng cụ thi công cá nhân: máy khoan, máy mài, máy cắt gọt, phương tiện đo kiểm tra chất lượng. Đảm bảo đầu tư đồng bộ các phương tiện, thiết bị hiện đại chuyên ngành xây dựng công trình giao thông, thủy điện.

Cần phải đẩy nhanh áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Trong điều kiện hiện nay cách mạng khoa học hết sức phát triển các máy móc thiết bị dùng vào thi công xây dựng công trình vừa tăng năng suất lao động vừa giảm độ nặng nhọc của người lao động. Do vậy cần phải dần hiện đại máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ mới vào những công trình xây dựng để đảm bảo sự cạnh tranh và có uy tín trên thị trường xây dựng. Nhưng để làm được điều đó, Công ty gặp rất nhiều khó khăn như nhu cầu vốn để đầu tư thiết bị công nghệ mới vào sản xuất.

Để khắc phục vốn, công ty có thể huy động vốn dài hạn bằng nhiều hình thức khác nhau: liên doanh liên kết với các ngân hàng, tiến hành cổ phần hàng hoá, tăng vốn điều lệ hoặc là vay của cán bộ công nhân viên. Biện pháp huy động vốn này rất thuận lợi, Công ty cần tham khảo kinh nghiệm của những Công ty khác đã làm. Trong xây dựng việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất là yếu tố cực kỳ quan trọng, nó cho phép doanh nghiệp hạ giá thành sản phẩm nhất là trong điều kiện hiện nay khi nền kinh tế nước ta đã hội nhập kinh tế quốc tế, thị trường xây dựng cũng ngày càng cạnh tranh một cách gay gắt hơn.

Công ty cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề tiết kiệm chi phí sản xuất, thông qua lợi thế quy mô khi tiến hành “tiêu chuẩn hóa” nhiều bộ phận cấu thành trong sản phẩm cuối cùng, như: sản phẩm thiết kế, đánh giá tác động môi trường, sản phẩm thi công phần cạn, v.v.

Vấn đề hệ thống lưu kho kịp thời cũng có thể giúp Công ty giảm chi phí vật tư, nguyên vật liệu, giúp cải thiện chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm. Điều này là quan trọng đối với Công ty khi mà chất lượng và độ tin cậy là các thành phần cơ bản của sự hấp dẫn các sản phẩm và uy tín, thương hiệu của Công ty.

Về tài chính. Một là, xây dựng cơ chế quản lý tài chính thích ứng với kế hoạch chiến lược, nhằm hướng vào quản lý hiệu quả các nguồn lực vật chất của Công ty trong từng giai đoạn thực hiện chiến lược. Trong đó, vấn đề quan trọng là, phải tập trung áp dụng các biện pháp quản lý khoa học, cân đối nhu cầu dự trữ vật tư hàng hóa phù hợp, nhằm giảm thiểu lượng hàng hóa vật tư tồn kho nhưng vẫn bảo đảm đáp ứng yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Quản lý chặt chẽ các khoản công nợ của khách hàng (nếu có) và

giảm thiểu nợ tồn đọng quá hạn. Có chính sách tài chính ưu tiên cho lĩnh vực nghiên cứu phát triển và hoạt động marketing. Hai là, cân đối các nguồn tài chính huy động, đáp ứng yêu cầu đầu tư phát triển. Trong đó, phải đầu tư chiều sâu về máy móc thiết bị chuyên ngành xây dựng cầu đường, thủy điện. Ba là, hoàn thiện cơ chế quản lý kinh tế tài chính tới các đơn vị, các tổ sản xuất gắn với cơ chế khoán, nhằm nâng cao trách nhiệm cá nhân, tập thể, tăng năng suất lao động, tiết giảm chi phí quản lý trung gian, hạ giá thành sản phẩm.

Về công tác Marketing:Công ty cần tăng cường đầu tư cho tổ chức điều tra nghiên cứu thị trường, nắm bắt xu hướng vận động của thị trường một cách khoa học và xác thực. Chẳng hạn, thu thập và nghiên cứu các thông tin thứ cấp liên quan đến công tác dự báo thị trường xây dựng cơ sở hạ tầng và các nhân tố có ảnh hưởng đến thị trường này; điều tra, thu thập thông tin khách hàng (đã và chưa dùng sản phẩm của Công ty) qua phiếu điều tra, nhằm đánh giá mức độ hài lòng hoặc những mong đợi của khách hàng -chủ đầu tư; nghiên cứu và từng bước mở rộng thị trường xây lắp ra các khu vực lân cận. Tổng Công ty cần tăng cường xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông trên các phương tiện truyền thông, marketing. Cùng với đó, cần đầu tư các hoạt động PR, nhằm củng cố và phát triển quan hệ với các đối tác, các chủ đầu tư; đồng thời, phải chú trọng nâng cao khả năng đấu thầu, đàm phán trong kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại minh dũng (Trang 82 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)