Lựa chọn hoạt động kinh doanh có hiệu quả

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại minh dũng (Trang 101 - 106)

Để Công ty kinh doanh có hiệu quả thì việc xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với tình hình thực tế của công ty và sự vận động của nền kinh tế thị trường là vô cùng quan trọng. Trong chiến lược kinh doanh cần phải xác định rõ ngành nghề kinh doanh nào là mũi nhọn, ngành nghề nào cần phải được đầu tư và tập trung cao hơn, doanh thu từ hoạt động mũi nhọn này sẽ là doanh thu chính của công ty để duy trì hoạt động và mở rộng đa dạng các ngành nghề kinh doanh khác, mở rộng được thị phần trong thị trường của nền kinh tế hiện nay.

Công ty đã hoạt động trong lĩnh vực xây dựng lâu năm, đã tạo được uy tín và thương hiệu trên thị trường xây dựng của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận, chính vì vậy đây vẫn chính là ngành mũi nhọn cần phải được chú trọng phát triển một cách khoa học, không ngừng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải tiến máy móc thiết bị, áp dụng khoa học công nghệ tiên tiến trong thi công xây dựng để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong lĩnh vực này.

Đối với lĩnh vực xây dựng Công ty cần tập trung mở rộng thị trường hoạt động kinh doanh bằng cách:

-Tăng cường đầu tư trang bị máy móc, thiết bị phục vụ công tác thi công để nâng cao chất lượng công trình xây dựng đồng thời rút ngắn được thời gian thi công, giảm được nhân công lao động thủ công. Khi rút ngắn được thời gian thi công, tăng được chất lượng công trình thì lợi nhuận cũng được nâng lên. Tuy nhiên việc đầu tư máy móc, trang thiết bị cần nhiều kinh phí cũng như phải lên kế hoạch cụ thể cân đối nguồn vốn của công ty.

-Không ngừng nâng cao trình độ của nguồn nhân lực trong công ty, đào tạo đội ngũ kỹ sư tay nghề cao, bắt kịp những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhanh nhạy xử lý trong các tình huống trên công trường . Có thể nói chất lượng nguồn nhân lực cũng là yếu tố

quyết định chất lượng các sản phẩm xây dựng của Công ty, từ đó tạo được uy tín với các Chủ đầu tư, giúp khẳng định vị thế cũng như mở rộng được thị trường kinh doanh của Công ty.

-Tích cực tham gia đấu thầu các gói thầu xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Cần phải có chiến lược trong đấu thầu, đội ngũ cán bộ tham gia công tác đấu thầu giàu kinh nghiệm, nghiên cứu các gói thầu một cách kỹ lưỡng sẽ giúp cho tăng cơ hội thắng thầu hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong nền kinh tế hội nhập và phát triển như hiện nay thì vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt mọi doanh nghiệp đều gặp phải những khó khăn thuận lợi nhất định, vào ngành muộn thì áp lực cạnh tranh lại càng lớn. Muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi mỗi doanh nghiệp phải có khả năng nhận biết và phát huy tốt nguồn lực sẵn có của mình để hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được hiệu quả cao và doanh nghiệp nào cũng đều phải xây dựng cho mình mục tiêu hoạt động kinh doanh. Để có thể đạt được mục tiêu này họ phải vận dụng triệt để các cách thức, phương pháp sản xuất kinh doanh, hạ chi phí sản xuất tăng chất lượng công trình.

Chương 3 đã đưa ra các định hướng chung để phát triển Công ty, đồng thời đưa ra các giải pháp cơ bản để Công ty có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời gian tới, đó là: Hoàn thiện tổ chức bộ máy của Công ty; Tăng cường quản trị chiến lược kinh doanh; Giảm chi phí tăng chất lượng công trình; Lựa chọn hoạt động kinh doanh có hiệu quả; Mở rộng thị trường kinh doanh sang các lĩnh vực khác. Đây là giải pháp mang tính chất xương sống để cải thiện tình hình về hiệu quả kinh doanh trong giai đoạn tới.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt hiện nay của cơ chế thị trường thì mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức sản xuất kinh doanh đều đang đứng trước những khó khăn và thử thách lớn trong việc tìm hướng đi để tồn tại và phát triển. Những khó khăn và thử thách này chỉ có thể giải quyết được khi doanh nghiệp chú trọng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh luôn là một hướng đi không thể thiếu không những riêng với Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng và Thương mại Minh Dũng mà còn đối với nhiều doanh nghiệp khác hoạt động kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Trong cơ chế thị trường ngày nay, một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có lãi hay thua lỗ đều phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn lực tổng hợp của doanh nghiệp ấy. Việc nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực cho sản xuất kinh doanh đã trở nên không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp trên con đường tồn tại và phát triển của mình. Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh được khẳng định như một xu thế khách quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong sự phát triển doanh nghiệp. Đối với các Công ty nói chung thì tồn tại và phát triển cũng gặp không ít khó khăn thử thách. Tuy Công ty đã quan tâm, chú trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh song do còn gặp rất nhiều khó khăn (khách quan và chủ quan) nên nhìn chung hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty chưa đạt được như mong muốn. Căn cứ vào những vấn đề đã tìm hiểu, tác giả có đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty.

2. Kiến nghị

Tuy nhiên với lượng thông tin tìm hiểu được nên các biện pháp này có ý nghĩa ở một mức độ nhất định. Do trình độ và thời gian nghiên cứu có hạn nên luận văn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự giúp đỡ và thông cảm của các thầy cô. Vì vậy tác giả rất mong sẽ nhận được nhiều ý kiến đóng

góp của thầy, cô để luận văn được hoàn thiện hơn, góp phần giúp cho Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Minh Dũng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời buổi nền kinh tế thị trường và cạnh tranh gay gắt. Trong thời gian thực hiện đề tài, tác giả đã nhận được sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt tình của giáo viên hướng dẫn trực tiếp PGS. TS. Ngô Thị Thanh Vân cùng các thầy cô giáo trong Khoa Kinh tế và Quản lý. Bên cạnh đó tác giả cũng nhận được sự giúp đỡ của Công ty Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Minh Dũng. Tác giả xin chân thành cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tác giả hoàn thành luận văn này.

Qua luận văn này, tác giả cũng hy vọng những kiến nghị, đề xuất của mình sẽ được áp dụng góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong thời buổi kinh tế thị trường và cạnh tranh gay gắt của Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Minh Dũng nói riêng và các doanh nghiệp tư vấn xây dựng nói chung trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong quá trình triển khai thực hiện góp phần xây dựng tỉnh Thái Nguyên ngày một giàu mạnh, phát triển.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Vũ Văn Ảnh (2014) với nghiên cứu “Hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn JOC Việt Nam”.

[2] Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Minh Dũng (2015), Báo cáo tài chính năm 2015.

[3] Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Minh Dũng (2016), Báo cáo tài chính năm 2016.

[4] Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại Minh Dũng (2017), Báo cáo tài chính năm 2017.

[5] Nguyễn Văn Công (2013), “Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

[6] Phạm Quốc Đạt (2011) với nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Tổng Công ty cổ phần Khoan và dịch vụ khoan dầu khí”, luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

[7] Ignatio Madanhirea, Charles Mbohwab (2016), “Enterprise resource planning (ERP) in improving operational efficiency: Case study” (Lập kế hoạch nguồn lực doanh nghiệp (ERP) trong việc cải thiện hiệu quả hoạt động: Nghiên cứu điển hình).

[8] Nguyễn Hải Sản (2001), “Quản trị tài chính doanh nghiệp”, NXB Thống kê, Hà Nội. [9] Nhâm Văn Toán (2000), “Kinh tế quản trị doanh nghiệp công nghiệp”, NXB Giao

thông vận tải, Hà Nội.

[10] Phạm Quang Trung (2011), Giáo trình quản trị tài chính, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội;

[11] Nguyễn Bá Uân (2010), Tập bài giảng Quản lý dự án II, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội; Nguyễn Bá Uân (2016), Tập bài giảng dùng cho cao học Khóa học quản lý nâng cao, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội;

[12] Nguyễn Bá Uân (2016), “Tập bài giảng dùng cho cao học Khoa học quản lý nâng cao”, Trường Đại học Thủy lợi Hà Nội;

[13] Ngô Thị Thanh Vân, Nguyễn Bá Uân, (2006), Kinh tế thủy lợi, NXB Xây dựng, Hà Nội;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng và thương mại minh dũng (Trang 101 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)