Trong kinh doanh, không có ngành nghề nào vững bền mãi mãi. Bất cứ doanh nghiệp nào rồi cũng sẻ phải đối mặt với sự thay đổi của thị trường và có khả năng vĩnh viễn chìm vào lịch sử. Đó là một cuộc sàng lọc khắc nghiệt. Không có ngoại lệ nếu doanh nghiệp không biết cách chuẩn bị cho những thay đổi của thị trường. Hành động phổ biến nhất để đối mặt với sự thay đổi, đó là đa dạng hóa sản phẩm thông qua công việc R&D (nghiên cứu và phát triển). Đa dạng hóa sản phẩm là một trong những cách thức để doanh nghiệp có thể đón đầu những trào lưu mới, tạo nên những sản phẩm mới để doanh nghiệp không bị bỏ lại với tốc độ thay đổi chóng mặt hiện nay. Nhưng nhiều doanh nghiệp đa dạng hóa sản phẩm không đúng cách, điều này có thể làm thương hiệu lún sâu hơn vào khủng hoảng.
Hiện nay các ngành nghề Công ty đăng ký kinh doanh gồm các lĩnh vực sau:
-Xây dựng công trình dân dụng - công nghiệp, công trình giao thông, thuỷ lợi
-San lấp mặt bằng
-Mua bán các loại vật liệu xây dựng
-Xây dựng công trình đường sắt và đường bộ
-Lắp dựng đường dây và trạm biến áp đến 110KV
-Kinh doanh bất động sản,
-Trồng rừng và chăm sóc rừng
-Buôn bán kim loại và quặng kim loại
-Kho bãi và lưu giữ hàng hóa
-Bán buôn vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng
-Khai thác quặng sắt,
-Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác (cho thuê máy móc, thiết bị xây dựng).
Tuy nhiên lĩnh vực hoạt động chủ yếu của Công ty vẫn là xây dựng: thi công xây lắp các công trình hạ tầng kỹ thuật, giao thông, thủy lợi; kinh doanh các vật liệu xây dựng, máy móc thiết bị phục vụ trong xây dựng.
Việt Nam là nước có nền kinh tế mới nổi, doanh nghiệp là bộ phận quan trọng nhất, đóng góp quyết định đến tăng trưởng và phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay, Việt Nam đã thiết lập quan hệ thương mại với hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới. Trong giai đoạn hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang phát triển mạnh, hội nhập kinh tế quốc tế dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong nước cũng như ngoài nước ngày càng khốc liệt đòi hỏi mỗi doanh nghiệp cần phải chuyển mình, có chiến lược kinh doanh đúng đắn để không ngừng thích ứng bắt nhịp được với nền kinh tế chung.
Hiện nay công ty nên mở rộng thị trường kinh doanh bất động sản vì hiện nay lĩnh vực này công ty đã có thực hiện nhưng quy mô vẫn còn nhỏ. Trong thời gian tới Công ty
có thể nghiên cứu mở rộng ngành nghề này với quy mô lớn hơn để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời tạo nên sự lớn mạnh cho doanh nghiệp, khẳng định vị thế trên thị trường kinh tế hội nhập hiện nay.