Thông thường những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong các ngành kinh tế (hay lĩnh vực) khác nhau thì có đặc điểm hoạt động kinh doanh khác nhau. Vì vậy, việc phân chia các ngành kinh tế trong việc xếp hạng doanh nghiệp là hết sức quan trọng, để từ đó làm cơ sở xây dựng các giá trị chuẩn của từng chỉ tiêu nhằm phản ánh tốt nhất đặc thù kinh doanh của từng ngành, từng lĩnh vực.
Việc phân chia các doanh nghiệp theo các ngành và các lĩnh vực ảnh hưởng lớn tới tính chính xác của việc xếp hạng tín dụng doanh nghiệp nhưng đối với mỗi hệ thống xếp hạng của một ngân hàng khác nhau thì việc phân ngành và lĩnh vực cũng có điểm khác nhau.
Do các ngân hàng có danh mục tín dụng riêng, có các chiến lược và chính sách tín dụng riêng đối với từng ngành, từng lĩnh vực nên mức độ rủi ro mà các ngành, lĩnh vực đem lại cho mỗi ngân hàng là khác nhau. Một ngân hàng cho vay nhiều trong lĩnh vực xây lắp tất yếu sẽ chịu rủi ro từ lĩnh vực này. Như vậy, một đặc điểm quan trọng cần lưu ý khi tiến hành phân chia ngành, lĩnh vực kinh tế cho một hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp của ngân hàng là mức độ rủi ro mà ngân hàng có thể phải gánh chịu từ các ngành và lĩnh vực kinh tế. Cơ sở để xác định sự rủi ro nhiều hay ít có thể dựa vào tổng số tín dụng hoặc số khách hàng mà doanh nghiệp đã đầu tư cho các doanh nghiệp hoạt động trong ngành, lĩnh vực đó.
Mức
điểm hạng tín dụng cần phải đáp ứng được các yêu cầu sau:Nội dung
- Hệ thống ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh trong hệ thống xếp hạng tín dụng phải phù hợp với hệ thống ngành nghề kinh doanh của nền kinh tế.
- Hệ thống ngành nghề kinh doanh không quá chi tiết nhưng phải phản ánh được những đặc điểm chung của ngành đó.
- Hệ thống ngành nghề cần phải được chi tiết hơn ở những ngành, các lĩnh vực mà ngân hàng tài trợ tín dụng lớn.
Hiện nay, các lĩnh vực hoạt động như chế biến nông sản, chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất bao bì chưa được quy định trong danh mục ngành của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank.Với nhiều khách hàng lớn quan hệ tín dụng, Agribank cần bổ sung, thêm mới các ngành nghề trên. Khi đó, danh mục ngành nghề trên hệ thống xếp hạng của Agribank được thể hiện thành 7 nhóm ngành với 38 ngành kinh tế. Cụ thể:
- Nhóm ngành nông lâm thuỷ sản gồm 5 ngành: Kinh doanh cây công nghiệp, chăn nuôi, chế biến nông sản, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến thủy hải sản,
- Nhóm ngành công nghiệp khai thác mỏ, gồm 2 ngành: công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp khai thác dầu khí.
- Nhóm ngành sản xuất công nghiệp nặng, gồm 8 ngành: sản xuất thép, công nghiệp cơ khí, công nghiệp đóng tàu, sản xuất xi măng, thủy điện, nhiệt điện, sản xuất vật liệu xây dựng, hóa dầu
- Nhóm ngành sản xuất công nghiệp nhẹ gồm 9 ngành: sản xuất gia công hàng da giày, dệt may, sản xuất chế biến gỗ, lâm sản, sản xuất, chế biến thực phẩm, đồ uống, sản xuất thiết bị văn phòng, đồ gia dụng, trang thiết bị y tế, phần mềm, sản xuất thiết bị thông tin, viễn thông và điện gia dụng, sản xuất hóa chất, phân bón, sản xuất dược phẩm, sản xuất bao bì, ni lông.
- Nhóm ngành xây dựng gồm 5 ngành nhỏ: xây dựng, kinh doanh Bất động
sản giai đoạn đầu tư, kinh doanh bất động sản giai đoạn thu hồi, BOT, kinh doanh hạ tầng cơ sở.
- Nhóm ngành thương mại gồm 2 ngành: thương mại công nghiệp nhẹ, hàng tiêu dùng, thương mại công nghiệp nặng
- Nhóm ngành dịch vụ gồm 7 ngành: dịch vụ bưu chính viễn thông, dịch vụ vui chơi, giải trí, kinh doanh vận tải (thủy, bộ) và kho bãi, kinh doanh khách sạn, vận tải hàng không, dịch vụ tư vấn, thiết kế, dịch vụ y tế, giáo dục, công ích.