bình ngành
Các chỉ tiêu tài chính trung bình ngành là tiêu chuẩn rất quan trọng trong đánh giá XHTD doanh nghiệp của các NHTM. Ngân hàng sẽ so sánh các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp với chỉ tiêu trung bình ngành để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh hay yếu kém. Tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có nhưng nghiên cứu thống kê đầy đủ và có độ tin cậy cao về các chỉ số tài chính trung bình ngành để có thể làm tiêu chuẩn trong phân tích và đánh giá tình hình tài chính c ủa doanh nghiệp. Do đó trong thời gian tới Tổng cục thống kê cần thực hiện các nghiên cứu và đưa ra hệ thống chỉ số trung bình ngành có độ tin cậy cao, đồng thời phải liên tục cập nhật các chỉ tiêu theo tình hình kinh tế chung. Điều này không nhưng tạo thuận lợi cho các ngân hàng trong việc XHTD mà còn tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong phân tích tài chính để cải thiện hiệu quả quản lý của doanh nghiệp mình.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
Từ những định hướng hoạt động tín dụng của mình, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm có những giải pháp hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp để công tác quản trị điều hành của ngân hàng tiến dần đến chuẩn mực quốc tế, đảm bảo hạn chế tốt nhất rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng
KẾT LUẬN
Đề tài nghiên cứu “Hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm ” đã giải quyết được các vấn đề sau:
1. Hệ thống hóa và hoàn thiện các lý luận về quản trị rủi ro tín dụng thông qua nghiên cứu về xếp hạng tín dụng và công tác xếp hạng doanh nghiệp tại NHTM.
2. Đề tài đã phân tích và đánh giá được thực trạng công tác xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm, qua đó cho thấy những thành tựa đạt được cũng như những hạn chế còn tồn tại cần sửa đổi bổ sung nhằm phù hợp với những thực tiễn hoạt động kinh doanh ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Đề tài nghiên cứu đề ra những sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm
3. Nghiên cứu này cũng đã đưa ra những kiến nghị về các biện pháp để công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn phát huy hiệu quả.
Nhìn chung, các biện pháp hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Từ Liêm do đề tài nghiên cứu, đề xuất nhằm đáp ứng được yêu cầu quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel II cùng hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam (Điều 7 của Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng). Hướng nghiên cứu của đề tài cũng đã nhận được được sự quan tâm của các nhà quản trị tín dụng tại Agribank.
Tuy nhiên, do giới hạn về thời gian nghiên cứu và khả năng tiếp cận dữ liệu của ngân hàng nên đề tài này cần được tiếp tục nghiên cứu trên diện rộng để có thể đưa vào vận dụng trong thực tiễn.
Vấn đề hoàn thiện công tác xếp hạng tín dụng doanh nghiệp ngày càng được các NHTM quan tâm nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh, nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng mình. Đây chính là thuận lợi giúp đề tài này có thể tiếp tục phát triển nghiên cứu trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Tấn Bình (2004), Phân tích hoạt động doanh nghiệp, NXB Thống Kê, Hà Nội.
2. Phan Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng Thương mại- Quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống Kê, Hà Nội.
3. Lưu Thị I Iuong (2002), Tài chính doanh nghiệp, XNB Giáo dục, Hà Nội. 4. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Việt Nam (2004), Sổ tay tín dụng, Hà
Nội.
5. Ngân hàng Nhà nước Việt nam, Quyết định số 493/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các tổ chức tín dụng, Hà Nội.
6. Nguyễn Công Nghiệp (1998), “Xếp hạng tín dụng và sự cần thiết phải hình thành ở Việt Nam”, Tạp chí Tài chính, (số 12/1998), trang 36-38.
7. Nguyễn Công Nghiệp, Lê Tiến Phúc (1998), Xếp hạng tín dụng- Nguyên lý và thực tiễn, NXB Tài Chính, Hà Nội.
8. Lê Thị Khoa Nguyên (2005), Xây dựng phương pháp xếp hạng tín dụng các tổ chức kinh tế trong quan hệ tín dụng tại Việt Nam, Luận văn Tiến Sỹ, TP HCM.
9. Lê Thị Phụng (1998), “Hiểu rõ hon về xếp hạng tín dụng”, Tạp chí Tài chính, (Số 12/1998), trang 39 - 40.
10. Nguyễn Hải Sản (1999), Đánh giá doanh nghiệp, Xưởng in Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia TP HCM, TP HCM.
11. Nguyễn Đức Sinh (2002), Định mức tín dụng tại Việt Nam, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, TP HCM.
12. Nguyễn Văn Tiến (2003), Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, Nhà xuất bản Thống Kê, Hà Nội.
13. Miskin (2002), Tiền tệ ngân hàng và thị trường tài chính,NXB Thống kê, Hà Nội.